Vụ ngộ độc tập thể xảy ra vào trưa 9.3, tại công ty TNHH Inter Samil Vina (chuyên sản xuất may mặc, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thị xã Tân Uyên, Bình Dương). Khiến hàng trăm công nhân phải nhập viện cấp cứu tại các bệnh viện.

Thông tin trên thật sự đã làm cho  cả xã hội nói chung và hầu hết công nhân nói riêng mất hẳn niềm tin vào những công ty, xí nghiệp…mỗi thời điểm bước vào buổi ăn trưa của mình, liệu điều đó sẽ xảy ra tiếp theo cho mình khi mà hiện tượng ngộ độc hàng loạt như vậy cứ khá thường xuyên diễn ra…bữa cơm trưa để có sức khỏe làm việc hay là bữa cơm để chuẩn bị nhập viện đây?

Nguyên nhân ngộ độc

Vụ ngộ độc nguyên nhân chính không phải nằm nơi thức ăn bẩn, nhưng chính ở chỗ lòng người bẩn thỉu vì đã hẹp hòi, ích kỷ và xấu xa khi đã chọn chính những công ty nấu và cung cấp thức ăn bẩn cho công nhân. Vậy cuối cùng, giá trị con người, giá trị sức khỏe không bằng giá trị kinh tế  với những công ty chuyên bóc lột, vắt chanh bỏ vỏ, sử dụng nhân công như công cụ. Điều trớ trêu, người công nhân làm ra những sản phẩm hoàn hảo, cũng chính những người công nhân đó ăn những thứ thức ăn tồi tệ và bữa cơm công nhân dường như nó không được dành cho những con người được ca ngợi : “lao động là vinh quang”

Việc để tình trạng này liên tục xảy ra, chắc chắn sẽ tạo nên một tác động rất tiêu cực đến tâm lý người lao động, và gián tiếp làm giảm đi chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa, điều mà chỉ đạt mức năng lực cao nhất khi họ hoàn toàn được ăn uống nghiêm chỉnh và đủ dưỡng chất cho cơ thể làm việc trong cả một thời ngắn và dài

Đó là chưa kể họ làm tăng ca, phần dinh dưỡng cho một ngày vốn đã không đủ, giờ đây họ phải làm lụng tiếp vì đồng tiền, và đó là cách đẩy họ đến tình trạng suy kiệt sức, vì phải dùng đến phần năng lượng dự trữ ít ỏi còn lại của cơ thể cho đến kiệt quệ, mà không có đủ dưỡng chất bù đắp vào khiến cho công nhân bây giờ hầu như ai cũng ốm yếu, và không đủ sức sống… Đời lao động là phải lao lực như vậy sao? Lao động để hạnh phúc là vinh quang chính là đây?  Những con người lao động bây giờ chỉ là công cụ phục vụ cho ông chủ chứ quyết không để ngược lại?

Đấy cũng là cái thói “sử dụng xong và quăng đi”, như vừa qua VTV đưa tin về việc thải loại lao động sau 35 tuổi, để hạn chế mức tối đa việc chi trả tiền lương thâm niên, tiền bảo hiểm các chế độ đãi ngộ… Ở độ tuổi này thường là những con người đã hy sinh công sức cho một thời gian dài để công ty phát triển, nhưng rốt cuộc những công ty như vậy lại hành xử nhẫn tâm khi loại bỏ hàng loạt công nhân lớn tuổi, thì làm sao không tránh được tình trạng ngộ độc đang diễn ra thường xuyến, những tập đoàn kinh tế tại Việt Nam cấu kết với chính quyền  đang giết dần giết mòn chính lao động của mình bằng nhiều cách thức

Tổng Liên Đoàn Lao Động làm ngơ ?

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không có trách nhiệm và tiếng nói gì vào những lúc này sao? vẫn là một thái độ im ắng khó hiểu lạ thường? một cơ quan chính thức đại diện cho tiếng nói của công nhân chỉ giữ im lặng rồi sau đó để nó xảy ra và lại xảy ra tiếp tục à? có lẽ nào ..tổng liên đoàn cũng chỉ là cánh tay nối dài của đảng và các ông “trùm” doanh nghiệp sao?  Thật chua xót, cay đắng lòng..

Có lẽ không ai khác hơn là người công nhân phải đòi hỏi bằng được quyền được ăn được uống xứng đáng . It nhất là tiền mình bỏ ra cho bữa cơm thì phải tương xứng với phần ăn của mình. Nếu công nhân vẫn im lặng khi thấy bữa cơm của mình ít ỏi, hoặc có vấn đề, thì khác nào đang tiếp tay và đồng ý cho những sai trái của công ty gây ra cho mình?  Và chính người công nhân phải nhận thấy và đòi hỏi cho bằng được quyền được thành lập nghiệp đoàn độc lập, chỉ có nghiệp đoàn độc lập hình thành, mới có thể cải thiện được bữa ăn và những quyền lợi khác cách tốt đẹp nhất khi có nơi thật sự đứng ra lên tiếng bảo vệ mình

Ăn cùng công nhân !

Một câu chuyện ấn tượng với một sếp của công ty A,  ông ta quyết định đi vào  nhà ăn của công nhân viên, để cùng ăn trưa với họ…chỉ để ông ta biết được một điều rằng, nếu ông ăn được những thức ăn này, thì nhân viên của ông cũng sẽ ăn được. Ông làm được vì ông nhận ra chính họ là người làm ra của cải cho xã hội, đồng thời đem lại lợi ích cho ông, ngoài ra ông còn biết công nhân đó là những con người có nhân phẩm, thì phải được ăn uống cho xứng đáng, đàng hoàng. Đó là một thái độ trân trọng hết mực phẩm giá người công nhân và thể hiện một nhân cách lớn lao của những vị sếp biết hạ mình vì nhân viên của chính mình. Đây cũng là một cách thức tốt nhất lúc này để cải thiện được bữa ăn trưa cho công nhân, mong lắm thay, những con người biết quý trọng nâng niu công nhân mình, biết cư xử với cấp dưới một cách nhân văn, họ sẽ có được mọi điều khi ban tặng chính giá trị của công ty mình cho người công nhân trước nhất.

Nhưng tiếc thay, thí dụ trên đây chỉ là câu chuyện hiếm hoi hoặc một màn trình diễn như các quan chức ra tắm biển, luộc tôm cua ở Vũng Án ăn để chứng tỏ thuỷ sản không bị nhiểm độc.

Khi cánh màn nhung khép lại thì chỉ còn những công nhân nghèo với nỗi ngờ vực trước mỗi bữa cơm của công ty.


Phóng viên Lao Động Việt