NGÀY QUỐC HẬN30/4/1075
CÙNG NHẬN ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA ÔNG DƯƠNG VĂN MINH

Quyền Được Biết
Kính thưa bạn đọc,
Một lần nữa ngày Quốc Hận 30/4 lại về, ngày này 42 năm về trước Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh đã phát lệnh đầu hàng cộng sản, dẫn đưa miền Nam Việt Nam với tên gọi Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ thế giới.
Dương Văn Minh đã trở thành một nhân vật lịch sử với nhiều lời chê bai, phỉ báng, vì đã đem lại bất hạnh cho dân tộc, ngoài ra các cựu quân nhân VNCH không tiếc lời chê bai khinh miệt vì Quân Đội VNCH vẫn còn tinh thần chiến đấu cao, nhiều đơn vị vẫn còn ghìm chặt tay súng phòng thủ Sài Gòn...
Thế hệ Dương Văn Minh đã qua, ông ta cũng đã chết, nhưng lịch sử nước Việt thì vẫn còn, vì thế hôm nay chúng tôi mạn phép đưa đề tài này ra để cùng nhìn nhận lại thời khắc ô nhục của lịch sử Việt Nam, cùng xem lại công lao và tội trạng của một người đã góp phần trong việc bàn giao nhanh chóng đất nước cho cộng sản.
Tuy nhiên, lịch sử luôn cần sự trung thực, khách quan, chúng ta không nên vì ý kiến riêng của mình mà cường điệu hóa phần công hay phần tội của một con người.
Vài nét chính về nhân vật Dương Văn Minh:
Dương Văn Minh nguồn Wiki-(1916-2001), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân đội VNCH, cấp bậc Đại tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Võ bị do Chính quyền Pháp tại Liên bang Đông Dương mở ra ở miền Đông Nam phần Việt Nam với mục đích đào tạo người bản xứ trở thành sĩ quan phục vụ cho Quân đội Thuộc địa. Thời gian tại ngũ, ông luôn được đảm trách những chức vụ chuyên về lãnh vực Chỉ huy và Tham mưu. Ông là một trong số ít sĩ quan được phong cấp tướng thời Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng 1955) và cũng là một trong năm 5 quân nhân được thăng cấp Đại tướng trong QLVNCH. Ông cũng là một chính khách từng giữ vị trí Quốc trưởng trong giai đoạn 1963-1964 và là vị Tổng Thống cuối cùng của Chính thể VNCH.
Tương quan lực lượng hai bên thời điểm 04/1975:
Binh lực và phương án tác chiến của hai bên
Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực Bắc Việt và MTGPMNVN:
Quân đoàn I gồm các Sư đoàn bộ binh 312 (sư đoàn Chiến Thắng), 320B (F390); Trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng); Lữ đoàn tăng thiết giáp 202; Sư đoàn phòng không 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường Lữ đoàn pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau), Trung đoàn tên lửa phòng không 236 (Đoàn Sông Đà), ba trung đoàn công binh 239, 259, 279; một trung đoàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn pháo binh độc lập rút từ Bộ Tư lệnh pháo binh. Tổng quân số 31.227 người; 778 xe vận tải, 44 xe tăng; 36 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và 75 mm; 120 khẩu cao xạ 57 mm và 37 mm; 9 xuồng máy, 2 ca nô, 12 xe công binh chuyên dụng.
Nhiệm vụ của Quân đoàn I là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyền; ngăn chặn Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không. Quân đoàn bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.
Hướng Đông Nam
Quân đoàn 2 ban đầu gồm các Sư đoàn bộ binh 325 (Trị Thiên), 304 (đoàn Vinh Quang), 324 (đoàn Hải Vân); Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn phòng không 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Tổng số xe chở hàng, chở người của Quân đoàn 2 lên tới 2.267 chiếc, Trong đó có 54 xe tăng, 35 xe thiết giáp, 223 xe kéo pháo, 87 khẩu pháo 130 mm và 105 mm; 136 pháo cao xạ. Do được phối thuộc Sư đoàn 3 (Đoàn Sao Vàng) từ Quân khu 5 và một số đơn vị rút từ Quân khu 4, tổng quân số của Quân đoàn lên đến hơn 40.000 người (trước đó là 32.418 người).
Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km. Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lài, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn. Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quận 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Hướng Tây Bắc
Quân đoàn 3 gồm các Sư đoàn bộ binh 316 (sư đoàn Tây Bắc), 320A (sư đoàn Đồng Bằng), 10 (sư đoàn Đắktô); Trung đoàn đặc công 198 (đoàn đặc công hậu cứ); hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 575 (đoàn Anh Dũng); Trung đoàn xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm); Các Trung đoàn phòng không hỗn hợp 234 (đoàn Tam Đảo), 593 (mới bổ sung) và 232 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); hai Trung đoàn công binh 7 (Đoàn Hùng Vương); 575 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); trung đoàn thông tin 29; các trung đoàn Gia Định 1 và 2. Tổng quân số 47.400 người, 54 xe tăng, 64 xe bọc thép, gần 100 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và hỏa tiễn H12, trên 250 khẩu cối từ 61 mm đến 120 mm, 110 pháo phòng không 57 mm và 37 mm, hơn 250 khẩu súng máy phòng không các cỡ 12,4 mm và 14,5 mm.
Khác với Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km. Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều các đơn vị ở Tây Bắc Sài Gòn lui về Đồng Dù, Củ Chi. Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập.
Hướng Đông Bắc
Quân đoàn 4 đã sứt mẻ gồm các Sư đoàn 6, 7 được đưa sang hướng đông; tăng cường Sư đoàn 341 ("Sông Lam") của Quân khu 4 và lữ đoàn bộ binh 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp. Sau trận Xuân Lộc, quân số của quân đoàn còn khoảng 30.000 người.
Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa, Hố Nai(gồm cả Sở chỉ huy Không lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đài phát thanh Sài Gòn. Cũng như Quân đoàn 1, đến 17 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 4 mới chuẩn bị xong bàn đạp tiến công và bắt đầu nổ súng chậm hơn một ngày.
Hướng Tây Nam
Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 5, 9 chủ lực Miền, Sư đoàn Phước Long (tên ban đầu là đoàn C30B); sáu trung đoàn độc lập 16, 88, 24, trung đoàn 271, 172 và 27B; tiểu đoàn 26 xe tăng (17 xe T-54), một trung đoàn đặc công, tiểu đoàn xe tăng 24 (18 xe PT-85), tiểu đoàn 23 xe bọc thép (22 xe BTR-60 và 8 xe M-113); 5 đại đội pháo binh gồm 27 khẩu từ 85 mm đến 130 mm, bốn khẩu cối 160 mm và một giàn hỏa tiễn H12; trung đoàn phòng không hỗn hợp 595, một tiểu đoàn pháo phòng không 23 mm và một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm. Sau khi được tăng cường sư đoàn 8 (quân khu 8), tổng quân số của Đoàn 232 lên đến khoảng 42.000 người.
- Đoàn 232 do Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu làm tư lệnh, Đại Tá Trần văn Phác làm chính ủy.
- Tư lệnh cánh quân phía tây nam: Trung tướng Lê Đức Anh
- Chính ủy: Thiếu tướng Lê văn Tưởng
Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức-Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây nam bộ, thọc sâu đánh chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô, Cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11. Ngoài ra, đoàn 232 còn có nhiệm vụ đánh chiếm các tỉnh lỵ Long An, Kiến Tường; chốt chặn đường số 4 không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, rộng trên dưới 1000 km vuông, vào thời điểm tháng 4 năm 1975 có hơn 3,5 triệu dân nhưng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất: Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Đến thời điểm mở chiến dịch, Quân lực Việt Nam Cộng hòa chỉ còn trong tay hai quân đoàn (III và IV), trong đó Quân đoàn III đã bị tổn thất đáng kể trong Chiến dịch Phan Rang-Xuân Lộc và các trận đánh ở vùng ven đô.
Quân đoàn III và Biệt khu Thủ đô
Quân số 245.000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quần đoàn I và Quân đoàn II đã bị đánh tan nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu.
- Tư lệnh Quân đoàn III: Trung tướng Nguyễn văn Toàn.
- Tư lệnh Biệt khu Thủ đô: Thiếu tướng Lâm Văn Phát.
Các tuyến phòng thủ gồm có:
- Sư đoàn 22 bộ binh (mới tái lập) ở Long An, Bến Lức, ngã ba Trung Lương, sở chỉ huy đặt tại Long An;
- Sư đoàn 25 bộ binh giữ Đồng Dù, Trảng Bàng, Củ Chi, Hậu Nghĩa, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Đồng Dù;
- Sư đoàn 5 bộ binh giữ Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, sở chỉ huy đặt tại Lai Khê;
- Sư đoàn Thủy quân lục chiến (chỉ còn 2 lữ đoàn) giữ Long Bình;
- Sư đoàn 18 (chỉ còn 2 chiến đoàn) giữ Bàu Cá, Trảng Bom, Suối Đĩa;
- Sư đoàn 5 không quân đóng tại Tân Sơn Nhất;
- Lữ đoàn 3 thiết giáp giữ Biên Hoà;
- Lữ đoàn 1 dù giữ Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Ba liên đoàn biệt động quân được triển khai tại Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Triệu.
- Bốn Khu chiến được thành lập sau ngày 14 tháng 4 gồm:
- - Liên đoàn đoàn 9 biệt động quân, 2 liên đoàn công binh và số quân đang huấn luyện tại trại Quang Trung giữ Khu chiến Bắc từ Hóc Môn qua Cầu Bông đến sân bay Tân Sơn Nhất.
- - Các liên đoàn biệt động quân 7, 8 giữ Khu chiến Tây từ Vĩnh Lộc qua Tân Hiệp, Bà Hom đến Bình Chánh.
- - Liên đoàn bảo an 239 và một liên đoàn phòng vệ dân sự được vũ trang giữ Khu chiến Nam từ Nhà Bè đến Nhơn Trạch.
- - Lữ đoàn dù 4, Liên đoàn bảo an 391 và học viên Quân trường Thủ Đức giữ Khu chiến Đông từ Gò Vấp, Quận 9 đến Thủ Đức.
- Năm liên khu phòng thủ nội đô gồm: Liên khu 1 (các quận 1, 3), Liên khu 2 (các quận 5, 6), Liên khu 3 (các quận 2, 4), Liên khu 4 (các quận 7, 8), Liên khu 5 (các quận 10 và 11). Các ổ đề kháng cũng được tổ chức tại Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Bộ Tổng tham mưu (do Liên đoàn biệt kích dù 81 phòng thủ), Tổng nha Cảnh sát, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Bản thân Dinh Độc Lập cũng được bố trí làm một trung tâm đề kháng với một lữ đoàn cảnh vệ quốc gia có xe tăng và xe bọc thép tăng cường.
Quân đoàn IV
Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV - Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn nguyên vẹn, có 175.000 quân được biên chế thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một lữ đoàn bộ binh độc lập, sư đoàn 4 không quân, ba trung đoàn thiết kỵ, hai hải đoàn tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại. Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4.
Như vậy chúng ta đã thấy tương quan lực lượng áp đảo của quân Bắc Việt, với nhiều hướng bao vây và tiến công vào Thủ Đô Sài Gòn, còn tại miền Nam Việt Nam ngoài các sư đoàn, chiến đoàn đã đụng độ thiệt hại nặng chỉ còn Quân Đoàn IV tại miền Tây là còn nguyên vẹn và quyết định đầu hàng của Tổng Thống ngắn ngủi Dương Văn Minh là một quyết định đúng hay sai?
Giả thuyết: Nếu quyết chiến chúng ta có thể kéo dài thời gian mất nước trong vô vọng vì nguồn tài trợ chính cho chiến tranh của miền Nam Việt Nam từ Hoa Kỳ đã bị cắt viện trợ thảm hại, điều đó cũng có nghĩa là quân đội Nam Việt Nam sẽ chiến đấu thiếu vũ khí, thuốc men, lương thực cùng với sự ngoảnh mặt làm ngơ của cộng đồng quốc tế, tất nhiên với bản tính sắt máu của người cs họ sẽ nhanh chóng san bằng Sài Gòn và các tỉnh miền Tây Nam Bộ với những thứ vũ khí được khối cs quốc tế tài trợ dồi dào cũng như về kinh tế, bởi vì thời điểm những năm 70 của thế kỷ 20 phong trào liên kết của cộng sản quốc tế vẫn còn mạnh mẽ, nếu Dương Văn Minh không đầu hàng Bắc quân chắn chắn sẽ bắt đầu nã pháo bừa bãi vào Sài Gòn cũng như họ đã từng làm tại Bình Long-Xuân Lộc kéo đến cái chết của nhiều dân thường vô tội mà phi trường Tân Sơn Nhất đã từng là chứng nhân.
Thực tế: Sự đầu hàng của Dương Văn Minh tuy có làm ngưng được cuộc chiến nhưng đó là một sự Đầu Hàng Vô Điều Kiện trong nhục nhã của một chế độ dân chủ, văn minh, dẫn đưa đến kết cuộc trở thành một quốc gia nghèo hèn lệ thuộc Bắc Kinh hôm nay, kéo theo đó là hàng trăm ngàn binh sỹ đã từng phục vụ chế độ bị cầm tù trong các trại tù mang danh Học Tập Cải Tạo, liên quan đến hàng triệu người vượt biển ra đi tìm tự do trong số đó có nhiều người đã vùi thây nơi biển cả, đến sự nghèo nàn về nhân cách, đạo đức cũng như sự xuống cấp về mọi mặt của xã hội.
Vì thế để kết luận về nhân vật Dương Văn Minh là điều hoàn toàn không dễ dàng cho nên QĐB hy vọng rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến nhận định của bạn đọc, vì lịch sử đã qua, chúng ta không viết lại thì ai sẽ thay thế chúng ta?
Chúng tôi mong nhận được những phản hồi của bạn đọc với chủ đề:
Dương Văn Minh, có công hay có tội với đất nước Việt Nam?
nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Minh