Cuộc sống người Thượng: trốn chạy khỏi Việt Nam, vô tổ quốc ở Thái Lan

30 Tháng Ba 20178:00 SA(Xem: 4217)

TIẾNG CHÀY TRÊN SÓC BOM BO!
Cuộc sống người Thượng: trốn chạy khỏi Việt Nam, vô tổ quốc ở Thái Lan

72B6FCF9-8054-4193-8369-29C8CBE2BF31_w640_r1_s


Anthena chuyển ngữ



Cách rất xa trung tâm thủ đô Bangkok của Thái Lan là nơi cư trú của khoảng 150 gia đình người Thượng Việt Nam.

Cộng đồng người Thượng vốn là cư dân bản địa sinh sống tại vùng Tây Nguyên, nơi nổi tiếng bởi các sản phẩm cà phê. Những người này cho biết, do đa số đều cải đạo sang Tin Lành nên họ liên tục bị đàn áp và phân biệt đối xử kể từ khi chính quyền cộng sản Việt Nam lên nắm quyền vào năm 1975.

Số lượng người Thượng Việt Nam tại Thái Lan đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây do họ đã chạy khỏi Việt Nam để tránh nạn đàn áp tôn giáo bởi chính quyền cũng như việc thu hồi đất trái phép và bắt giữ người tùy tiện.

Không dễ để có thể tìm được những người này do họ toàn sống ở điền trang hay kênh rạch và bao quanh bởi những ngôi nhà bằng tre nổi trên mặt nước.

“Họ sống ở đây sẽ an toàn hơn vì ở trung tâm thành phố thì có nhiều cảnh sát lắm,” bà Grace Bui, giám đốc Dự án Hỗ trợ người Thượng tại Thái Lan, giải thích.

Cho đến hiện tại, Thái Lan vẫn chưa ký vào Công ước Liên Hợp Quốc năm 1951 về Vị thế của người tị nạn hay Nghị định thư 1967 về Vị thế của người tị nạn. Chính vì vậy, những người Thượng tị nạn này bị coi là dân nhập cư bất hợp pháp tại một số quốc gia. Họ không có quyền hay bất cứ vị thế nào dù đã đăng ký với Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.

Ông Ayun Tre kể lại bằng ngôn ngữ dân tộc Jarai rằng, “Công an Việt Nam dùng chai thủy tinh đánh tôi mạnh đến nỗi tôi bị gãy răng và rách cả mắt.” Ông Ayun Tre đã phải chịu án phạt 15 ngày lao động khố sai vào năm 2003 vì ông từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Trước đây ông Tre vốn là một nông dân ở tỉnh Gia Lai. Nhưng vào năm 2015 ông đã bỏ trốn bất chấp tính mạng của mình để bỏ trốn sang Thái Lan sau khi bị bắt và đánh đập vào năm 2014.

Ông chia sẻ, “Tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi chẳng có cuộc sống tốt đẹp gì cũng như chẳng được hưởng công lý dưới chế độ cộng sản Việt Nam… Tôi nhớ làn không khí trong lành và những hàng cây xanh. Nhưng giờ chính quyền đã hủy hoại mọi thứ nên chẳng còn gì nữa.”

Trước đây, cộng đồng người Thượng là cộng đồng có cuộc sống sung túc nhất tại Việt Nam. Nhưng sau vài thập kỷ bị chiếm đoạt đất đai, giờ họ lại là những người nghèo nhất. Kể từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, chính quyền đã chủ định nhắm vào cộng đồng người Thượng bằng các dự án tái định cư và hiện đại hóa khu vực Tây Nguyên.

Sau khi bán hết tất cả tài sản, bao gồm một con bò sữa duy nhất và ít gỗ, ông Tre đã cố gắng đưa vợ con sang Thái Lan trốn vào cuối năm 2016 bằng cách trả tiền cho bọn buôn lậu, khoảng 1000USD/người lớn và 400USD/trẻ con. Từ đó đến nay cả gia đình vẫn đang đợi được Cao Ủy LHQ về người tị nạn phỏng vấn để được công nhận là dân tị nạn và được đến cư trú ở một nước thứ ba. Ông Tre chia sẻ, “Ở Thái Lan được tự do gặp gỡ và hội họp, chứ không như ở Việt Nam.”

Nhưng nếu không có giấy tờ hợp lệ, ông Tre sợ rằng sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt rồi bị tống vào Trung tâm Giam giữ người Tị nạn Thái Lan (IDC), và cuối cùng sẽ bị đưa trở về Việt Nam.

Mục sư Thái Lan Pornchai Kamonsin thuộc nhà thờ Glory to God của Bangkok cho biết, “Ở IDC bẩn kinh khủng và có rất ít thức ăn.” Mục sư Kamonsin là người chuyên giúp đỡ cộng đồng người Thượng trả tiền nhà và viện phí, nhưng một khi những người tị nạn bị tống vào IDC thì ông cũng chẳng giúp được gì. Ông kể rằng, “Mỗi khi họ ốm, tôi là người mà họ gọi đến lúc nửa đêm.” Mục sư Kamonsin cũng đảm bảo cho những trẻ em người Thượng không có giấy tờ hợp pháp được đến trường học ở Thái Lan.

Nhà thờ của mục sư Kamonsin được thành lập cách đây 7 năm và trong khi chỉ có rất ít người Thái theo tôn giáo này lúc mới đầu, thì mục sư đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể của người Thượng trong vài năm gần đây.

Đối với ông, vấn đề nằm ở chỗ có quá ít nhân viên của Liên Hợp Quốc ở Thái Lan để giúp đỡ những người này, cũng như quá trình xem xét từng trường hợp diễn ra quá chậm chạp.

Đồng quan điểm với mục sư Kamonsin, bà Grace Bui cũng cho rằng, “không chỉ có quá ít nhân viên Liên Hợp Quốc ở đây mà những người có thể phiên dịch tiếng Jarai sang tiếng Anh hay tiếng Việt cũng chẳng có ai, trong khi phần lớn người Thượng không nói tiếng Việt.”

Ông Nay Hoch, 45 tuổi, một nông dân đến từ Gia Lai, đang đợi buổi phỏng vấn lần thứ năm với Cao Ủy LHQ về Người tị nạn được ấn định vào tháng Bảy năm 2017, sau khi buổi phỏng vấn bị hủy và hoãn đến 4 lần.

“Trong khi nhiều nước có hệ thống quốc gia và nhân lực để giải quyết vấn đề này, thì ở Thái Lan, Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn phải làm việc trong tình trạng cực kì thiếu nguồn lực. Chúng tôi gần như không nhận được nguồn tài trợ nào và chỉ có đúng 8 nhân viên được đào tạo để giải quyết hơn 4000 trường hợp tại Bangkok.” bà Jennifer Bose, báo cáo viên của Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Bangkok, cho biết.

Từ lâu Thái Lan đã trở thành nơi trú ngụ của những người tị nạn trên khắp thế giới. Theo tổ chức Asylum Access, hiện đang có hơn 8000 người tị nạn sinh sống tại thủ đô Bangkok đến từ các nước Pakistan, Syria, Việt Nam and Sri Lanka.

Sau khi bị bắt vì làm việc trái phép tại một công trường, ông Hoch đã bị giam 2 đêm trong một nhà tù của Thái Lan trước khi được thả ra nhờ sự can thiệp của mục sư Kamonsin.

Ông Hoch chia sẻ, “sống ở Thái Lan chật vật kinh khủng vì tôi là đàn ông mà lại không thể làm gì để nuôi gia đình.” Hơn ai hết, ông Hoch hiểu rõ bị tống vào tù là như thế nào. Hồi còn ở Việt Nam, ông đã bị bắt khi đang thực hành tôn giáo của mình và bị xử phạt 5 tháng tù giam và lao động khổ sai vào năm 1987. “Họ đánh đập tất cả mọi người trong làng tôi, bắt tôi phải đào cống và rãnh thoát nước thay cho hình phạt vì đức tin của tôi.”

Một báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền năm 2015 đã chỉ ra rằng khu vực Tây Nguyên đã phải chịu rất nhiều cuộc đàn áp từ chính quyền Việt Nam nhằm xóa bỏ cái gọi là tôn giáo “ma quỷ” của người Thượng.

Đáng lẽ bản báo cáo này đã được công bố tại Bangkok vào ngày 26/06/2015, nhưng chính quyền quân sự Thái Lan đã hủy hội nghị này vì lo sợ sẽ gây tổn hại đến quan hệ với Việt Nam.

Năm ngoái, Việt Nam và Thái Lan đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thứ tưởng bộ ngoại giao, Vũ Hồng Nam phát biểu rằng thương mại song phương giữa hai nước ước tính sẽ đạt 20 tỉ USD vào năm 2020.

Lịch sử thăng trầm chịu đựng đàn áp

Vào ngày 18/11/2016, Việt Nam đã thông qua luật đầu tiên về tôn giáo kể từ khi đảng cộng sản nên nắm quyền. Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng Một năm 2018.

Giới phê bình cho rằng luật này sẽ hạn chế quyền tự do tôn giáo bằng việc gia tăng sự kiểm soát của nhà nước cũng như bỏ tù những hội nhóm tôn giáo độc lập.

Đây là lần thứ hai anh Rmah Aloh cố gắng xin tị nạn tại Thái Lan. Chàng trai 27 tuổi đến từ Gia Lai đã trốn thoát khỏi sự đàn áp vào ngày 14/02/2014.

Mọi rắc rối của anh Aloh bắt đầu vào năm 2004 khi anh tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa do cộng đồng người Thượng tổ chức. “Đó là khi cuộc sống của tôi ở Việt Nam trở nên khó khăn. Công an địa phương không cho phép tôi thực hành tôn giáo của mình.” Sau khi cấm anh đến nhà thờ, cuối cùng lực lượng công an đã bắt giữ anh và đóng cửa nhà thờ luôn.

Theo báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền, các cuộc biểu tình vào năm 2001 và 2004 đã bị chính quyền Việt Nam đàn áp nặng nề, trong đó số người Jarai bị bắt giữ lên đến hàng trăm người. Ngoài ra chính quyền còn sử dụng hình thức tra tấn và bắt giữ tùy tiện để ép cung, đồng thời bịa đặt rằng những người tổ chức biểu tình đã ăn năn hối lỗi.

Sau khi băng rừng qua Campuchia để sang Thái Lan, cuộc sống của Aloh tại Bangkok còn tồi tệ hơn khi vào tháng Bảy năm 2015, công an Việt Nam đã tìm ra số điện thoại của Aloh khi anh gọi về nhà.

Aloh cho biết, “Họ yêu cầu tôi quay về và hứa rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra với tôi cả.” Sau khi đồng ý với điều kiện này, nhiều công an Việt Nam đã đến gặp anh lúc nửa đêm tại nhà riêng ở Bangkok và đưa anh lên tàu sang Lào.

“Ngay khi chúng tôi vượt qua biên giới Lào, thì ác mộng mới thực sự bắt đầu.” Khi tàu dừng lại, anh Aloh kể, họ lập tức xuống xe, đưa Aloh đến nơi ít người, nơi anh lập tức bị còng tay, bị đánh đập liên tục và bỏ đói trong vài ngày. Aloh bị ép phải ký vào một văn bản đã chuẩn bị sẵn, trên đó viết rằng anh đến Thái Lan để làm giàu chứ không phải vì bị đàn áp. Anh kể, “Cuối cùng tôi đành phải ký để họ không đánh tôi nữa.”

Theo cô Anna Nguyen, một luật sư nhân quyền và là điều phối viên chương trình ASEAN tại tổ chức VOICE, thì việc quan chức của nước này sang nước sang để bắt giữ công dân nước mình là đi ngược lại hoàn toàn với các điều luật quốc tế. “Tuy nhiên, không thể nói rằng chuyện này không xảy ra. Tôi đã được nghe nhiều người kể lại nhưng không biết rõ từng trường hợp cụ thể. Chuyện này chỉ thường xảy ra ở Campuchia và tôi có nghe phong thanh rằng chính phủ Campuchia đã bí mật làm việc với chính phủ Việt Nam để trao trả những người Việt nhập cư bất hợp pháp.”

Phía Al Jazeera đã liên lạc với đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok về việc này nhưng chưa nhận được bất cứ phản hồi nào tính đến thời điểm đăng tải bài viết này.

Trong một lần trở lại Gia Lai, Aloh cho biết vợ anh liên tục bị sách nhiễu, đe dọa và bắt giữ. Các bức ảnh từ điện thoại của anh đều là lúc anh bị thẩm vấn, xét hỏi và chụp bởi công an Việt Nam.

“Họ nói với người dân làng rằng tôi đi tuyên truyền chống nhà nước.” Khi nhận được giấy triệu tập đến tòa, Aloh đã lẻn đến nhà chị gái và mượn một ít tiền để trốn đi. Sau đó, qua cuộc nói chuyện điện thoại với gia đình, Aloh biết được rằng để trả thù cho việc anh bỏ trốn, công an đã hãm hiếp vợ anh.

Aloh chia sẻ, “đừng bao giờ tin chính quyền cộng sản. Họ đã lừa tôi được một lần thì sẽ còn tiếp tục lừa tôi.” Sau khi cố gắng đưa vợ trốn sang Thái vào tháng Mười Hai năm 2016, hiện anh đang chờ đợi phía Liên Hợp Quốc sẽ mở lại hồ sơ tị nạn của anh vì vụ việc đã khép lại do thời gian anh rời khỏi Bangkok đã quá lâu.

Yêu cầu của cộng đồng người Thượng trong các cuộc biểu tình năm 2001 và 2004 đều tập trung vào việc đòi trả lại đất đai của tổ tiên để lại mà chính quyền Việt Nam đã cướp.

Ông Nay Bro, 62 tuổi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình năm 2001, đã đến Bangkok vào tháng Mười Một năm 2016 với sự trợ giúp của một mục sư ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, vào tháng Hai năm 2005 ông đã bị xử phạt 7 năm tù giam vì việc này. Khi ông ở tù, vợ ông liên tục bị đánh đập, nhiều đến nỗi giờ bà đã bị chấn thương thần kinh.

Ông nói, “tôi sẽ không bao giờ trở về Việt Nam nữa. Con trai tôi hiện vẫn ở trong tù. Đã 12 năm rồi, giờ tôi không biết nó còn sống hay đã chết.” Hiện tại, ở Thái Lan, ông Bro và vợ phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của mục sư Kamonsin và Dự án Hỗ trợ người Thượng để trả khoản tiền thuê nhà khoảng 86.5USD.

Đối với người Thượng, quyền sở hữu đất đai thường được công nhận bằng miệng giữa các gia đình và làng bản với nhau. Nhưng theo những gì sử gia Oscar Salemink viết trong sách của ông, cuốn Nghiên cứu Dân tộc về người Tây Nguyên tại Việt Nam, thì chính quyền cộng sản cho rằng “đất đai là thuộc quyền sở hữu của toàn dân”.

Trong hoàn cảnh đó, Luật Đất Đai năm 1993 của Việt Nam, đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2003, quy định rằng người dân sẽ được hưởng đền bù và được giải thích lý do vì sao đất của họ bị nhà nước thu hồi.

Những người Thượng được Al Jazeera phỏng vấn đều trả lời rằng đất đai do tổ tiên họ để lại đều đã bị tịch thu mà không có bất kỳ sự thông báo, giải thích hay đền bù nào.

Những đồng minh Hoa Kỳ bị lãng quên

Vào năm 2007, khi mới bị bắt lần đầu, ông Ro.o Y Brik, 72 tuổi đến từ Đắk Lắk, đã nghe người ta nói rằng tôn giáo của ông là tôn giáo của người Pháp, người Mỹ. Ông kể lại, “Họ khép tôi vào tội lật đổ chính quyền và hỏi liệu tôi có thuộc Mặt trận Thống nhất Giải phóng các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO) không.”

FULRO là một phong trào vũ trang với mục đích li khai cộng đồng người Thượng khỏi Việt Nam. Phong trào này được cho là đã giải thể vào năm 1992.

Ông Brik là một trong những người nhiều tuổi nhất trong số người Thượng sống tại Bangkok. Trong cuộc thời kỳ chiến tranh, ông đã gia nhập quân đội Pháp và Mỹ. Ông kể, “nhưng tôi chưa bao giờ được làm tướng, chỉ là lính quèn thôi.”

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến đất đai và tôn giáo, việc cộng đồng người Thượng từng là đồng minh của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh càng khiến chính quyền Việt Nam nghi ngờ rằng họ chính là mối nguy hại đến sự thống nhất đất nước. Giờ khi đã bị bắt vào nhà tù ở Bangkok, tương lai của ông cũng như những người Thượng khác đều không có gì là chắc chắn cả.

Theo bà Grace Bui, cách duy nhất để giúp những người này có cuộc sống tốt đẹp hơn là đưa họ đến một nước thứ ba. “Căn cứ theo tình hình hiện tại của chính quyền Mỹ thì chúng tôi đặt hy vọng ở Canada hơn. Gần đây, chính quyền Canada đã chấp nhận những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng, nhưng cộng đồng người Thượng dường như vẫn bị lãng quên.”

Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, thì Canada, cùng với Úc và Mỹ là các cuốc gia lý tưởng nhất để tái định cư. Ba quốc gia này chịu trách nhiệm đến 90 phần trăm các trường hợp tái định cư cho người tị nạn.

Mặc dù vậy, bà Jennifer Bose cho biết, “Cao Ủy LHQ về người tị nạn nhấn mạnh với những người tị nạn và đang xin tị nạn rằng, việc tái định cư không phải là quyền hay là điều đương nhiên vì không thể có đủ chỗ để tái định cư cho tất cả người tị nạn. Chỉ có ít hơn 1 phần trăm số người tị nạn trên toàn thế giới có cơ hội được chấp nhận tái định cư.”

Khi được hỏi rằng liệu họ có biết trước Thái Lan không tiếp nhận người tị nạn hay không, những người Thượng được phỏng vấn đều trả lời rằng họ có biết. Tuy nhiên, điều đó điều đó cũng chẳng ngăn nổi họ trốn khỏi Việt Nam, bởi thà có chút tia hy vọng le lói còn hơn là phải chịu cảnh áp bức, đàn áp ở quê nhà.

Dù không biết là sẽ tiếp tục sống ở Thái Lan hay bắt đầu cuộc sống mới ở quốc gia khác, thì ông Tre vẫn chỉ có duy nhất một mong ước là thế giới có thể hiểu được chính quyền cộng sản đối xử với người dân ở nước ông như thế nào. Ông kết luận, “[Tôi hy vọng rằng] chế độ này sẽ sớm thay đổi để chấp nhận nhân quyền, tự do và phẩm hạnh.”

Nguồn: http://www.aljazeera.com/indepth/features/2017/03/montagnards-escaping-vietnam-stateless-thailand-170320090502798.html
https://www.danluan.org/tin-tuc/20170330/cuoc-song-nguoi-thuong-tron-chay-khoi-viet-nam-vo-to-quoc-o-thai-lan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.