Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

21 Tháng Ba 20176:53 SA(Xem: 2100)

Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

635698718179538001cong-hoa_cong-san



Nguyễn Quang Dy

“Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng” (It is during our darkest moments that we must focus to see the light - Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa.

Tại các nước đang chuyển đổi (nhưng “không chịu phát triển”), cực đoan và ngộ nhận cản trở cải cách thể chế và hòa giải dân tộc, bỏ qua những cơ hội sống còn để phát triển, làm đất nước ngày càng suy yếu, cạn kiệt, và phụ thuộc, dễ mất độc lập và chủ quyền. Vì vậy, muốn thoát khỏi vấn nạn đó, để “kiến tạo” và phục hưng đất nước, người Việt phải nâng cao dân trí và đổi mới tư duy, để cải cách thể chế và dân chủ hóa.

Nhưng trong bối cảnh phân hóa nội bộ hiện nay, ai ủng hộ và ai chống lại cải cách thể chế? Theo Lê Kiên Thành, “Nếu những người có chức có quyền giàu lên nữa thì đất nước này sẽ sụp đổ… Chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ thể chế hiện giờ... Đó là những nghịch lý mà chúng ta đang phải đối mặt”.

Cực đoan và hận thù hay “tù nhân của quá khứ”

Khi xem xét lại chiến tranh Việt Nam, người ta nhận ra “một cuộc chiến sai lầm, sai lầm về địa điểm, sai lầm về thời điểm, và sai lầm về địch thủ” (a wrong war, at the wrong place, at the wrong time, with the wrong enemy – John Kennedy, Oct 13, 1960). Đó là một bài học lịch sử cho cả hai bên, vì ngộ nhận dẫn đến nghịch lý chết người. Phải chăng lịch sử có thể rẽ ngả khác, nếu John Kennedy nghe lời khuyên của George Ball (thứ trưởng ngoại giao, đã khuyên tổng thống đừng đưa quân vào Việt Nam). Những người “thông minh tài giỏi nhất” (the best and the brightest) cũng có thể ngộ nhận và mắc sai lầm.

Tuy chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hơn bốn thập kỷ, nhưng bóng ma Việt Nam vẫn còn ám ảnh hai đất nước, và hai thế hệ người Mỹ cũng như người Việt. Tuy hai nước cựu thù đã bình thường hóa và trở thành đối tác toàn diện, nhưng hai cộng đồng người Việt đến nay vẫn chưa thể hòa giải được. Thậm chí trong cùng một cộng đồng, các phe phái cũng coi nhau như thù địch, dùng bạo lực để triệt hạ lẫn nhau. Vì vậy mới có bi kịch “Terror in Little Saigon” và “tiếng súng Yên Bái”, như một nghịch lý của người Việt.

Những người cộng sản cực đoan và những người chống cộng cực đoan thực ra rất giống nhau, vì họ đều độc tài, không chấp nhận ai nghĩ khác mình, nói khác mình. Chính họ đã tiếp tay cho nhau, ngăn cản hòa giải và đổi mới. Chừng nào những ân oán của hai bên chưa được hóa giải, cực đoan và hận thù (chứ không phải ôn hòa và nhân ái) còn ngự trị trong tâm thức họ như “tù nhân của quá khứ” thì bi kịch này còn tiếp diễn.

“Kinh tế thị trường định hướng XHCN” hay “Frankenstein”

Suốt bốn thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, tuy trải qua bao biến động trên thế giới và trong nước, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì định hướng XHCN, vẫn “đi tìm cái không có” (như lời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh). Chính là cực đoan và ngộ nhận đã xô đẩy Việt Nam vào bãi lầy ý thức hệ, nên vẫn loanh quanh tại ngã ba đường.

Chủ nghĩa tư bản hoang dã hay chủ nghĩa xã hội thân hữu, về bản chất đều như nhau, đã đi đêm và đẻ ra cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nay trở thành Frankenstein đang thao túng quyền lực, làm đất nước suy yếu và tụt hậu. Nói cách khác, các nhóm lợi ích đã trở thành “tư bản đỏ”, thao túng quyền lực và lũng đoạn chính sách, tạo ra bất ổn vĩ mô, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia, gây ra thảm họa môi trường, đẩy đất nước đến chỗ hỗn loạn, dễ mất chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.

Trước vấn nạn nợ công khổng lồ, như một đám mây đen lớn đang đe dọa làm vỡ nợ quốc gia, chính phủ kiến tạo không thể tiếp tục đầu tư tràn lan vào những dự án lợi bất cập hại, duy trì các tập đoàn nhà nước thua lỗ và tham nhũng. Làm sao có thể kiến tạo và chống tham nhũng nếu không đổi mới thể chế toàn diện để triệt tiêu nguyên nhân gốc rễ? Chính phủ không thể bảo lãnh mãi cho con tàu đắm Vinashin và các “quả đấm thép” (nợ đến 237 tỷ USD, bằng 120% GDP), trong khi ngân sách phải “chạy ăn từng bữa”.

Liệu có “ổn định chính trị” nếu bất ổn về kinh tế

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, nợ công của Việt Nam không phải chỉ sát ngưỡng báo động 65% GDP (khoảng 94,8 tỷ USD). Nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước (được chính phủ bảo lãnh) thì nợ công lên tới 210% GDP, và nợ xấu lên đến 11% GDP (khoảng 22 tỷ USD).

Trong khi đó dự trữ ngoại hối chỉ có 40 tỷ USD (theo Ngân hàng Nhà nước), nhưng 1/3 trong số đó là trái phiếu chính phủ Mỹ (không khả dụng).

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), nguồn kinh phí chi cho các tổ chức công chiếm 1,7% GDP (khoảng 71,000 tỷ VNĐ). Trong khi đó hàng năm Viêt Nam phải trả nợ đến hạn (20 tỷ USD năm 2015, và 12 tỷ USD năm 2016). Trong tháng 11/2016, Chính phủ phải vay tới 17 tỷ USD để chi thường xuyên cho 11 triệu người ăn lương ngân sách và trả lãi các khoản vay đến hạn, thâm hụt ngân sách hàng trăm ngàn tỷ VNĐ/tháng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo khả năng “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Dù Bộ Tài Chính có bán hết vốn các doanh nghiệp lớn mà nhà nước nắm cổ phần, cũng chỉ thu về được 7 đến 15 tỷ USD, chỉ đủ chi ngân sách từ một tháng rưỡi đến ba tháng. Trong khi đó kiều hối năm 2016 giảm 30% (khoảng 3 tỷ USD). World Bank tuyên bố chấm dứt ODA cho Việt nam vào tháng 7/2017 (tiếp theo sẽ là ADB).

Bức tranh kinh tế hiện nay làm người ta liên tưởng đến Venezuyela. Nếu Trung Quốc không thể cứu Venezuyela (lạm phát tới 700%), liệu họ có thể cứu Việt Nam? Theo Financial Times (4/2016) nợ công Trung quốc năm 2016 tăng vọt lên 237% GDP (khoảng 28 ngàn tỷ USD). Trong khi đó dự trữ ngoại hối (tính đến đẩu 2017) đã giảm xuống còn khoảng 3000 tỷ USD, nhưng chỉ một nửa số đó là khả dụng (theo Gordon Chang).

“Tập trung dân chủ” hay “tam quyền phân lập”

Làm sao để “kiểm soát quyền lực”, nếu không áp dụng “Tam quyền phân lập”? Cái gì đã tạo ra bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ, chồng chéo và bất cập? Làm thế nào để “nhất thể hóa” nếu Đảng vẫn độc quyền lãnh đạo, không dựa trên “pháp quyền” (rule of law)? Trên thế giới không có chính phủ nào có nhiều bộ trưởng và thứ trưởng như Viêt Nam (22 bộ trưởng và 130 thứ trưởng). Chính phủ Mỹ và Nhật cũng chỉ có 15-16 bộ trưởng và 16 thứ trưởng. Làm thế nào để giảm chi tiêu ngân sách, nếu Việt Nam vẫn duy trì hai bộ máy hành chính khổng lồ, với những “tổ chức quần chúng” phi sản xuất và ăn bám?

Mô hình nhà nước do một Đảng độc quyền lãnh đạo toàn diện, theo thể chế “tập trung dân chủ” đã lỗi thời và bất cập trước yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội. Nếu muốn “kiến tạo” và chấn hưng đất nước, để đối phó với những nguy cơ và thách thức mới, Viêt Nam phải “cải cách vòng hai” bằng cách đổi mới thể chế toàn diện, bao gồm cải cách thể chế chính trị và hiến pháp, theo hướng “tam quyền phân lập”.

“Theo Tàu hay theo Mỹ” là tâm thức đầy ngộ nhận

Trước đây Việt Nam đã phải đối phó với nan đề “theo Liên Xô hay theo Trung Quốc”. Có lúc Viêt Nam đã “theo cả hai” bằng cách cân bằng để tranh thủ nguồn lực chống Mỹ (trước 1975). Có lúc Việt Nam đã theo Liên Xô để chống Trung Quốc (giai đoạn 1979-1989). Thậm chí Việt Nam đã từng ghi vào Hiến pháp rằng Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” (mà Nayan Chanda chơi chữ gọi là “Brother Enemy”).

Nhưng rồi sau đó Việt Nam lại “xoay trục” theo Trung Quốc tại Thành Đô (9/1990) với phương châm “16 chữ vàng”. Đó là quyết sách cực đoan do ngộ nhận về bạn thù và ý thức hệ, mà quên mất “chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Khi Washington bắt tay với Bắc Kinh (từ 1972) họ đã bỏ rơi Đài Loan và Nam Việt Nam, mặc cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (1974). Khi Moscow hòa hoãn với Bắc Kinh, họ cũng mặc cho Trung Quốc đánh chiếm Gac Ma và 4 đảo Trường Sa (1988), tuy họ là “đồng minh chiến lược” với ta. Đó là những bài học đau đớn để chúng ta đừng ngộ nhận và ngây thơ về quan hệ các nước lớn.

Muốn độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền quốc gia, phải dựa vào sức mạnh nội lực là chính. Muốn vậy phải hòa giải dân tộc và cải cách thể chế để “khai dân trí”, giải phóng năng lượng yêu nước và tinh thần dân tộc, “chấn dân khí” để phục hưng đất nước. Chính sách “cân bằng thụ động” (“đu dây” bằng nguyên tắc “ba không”) tuy cần thiết như một sách lược (nhất thời) để đối phó tình huống, nhưng “cân bằng tích cực” mới là chiến lược (lâu dài).

Người Việt phải học hỏi người Đức về hòa giải dân tộc và thống nhất đất nước. Phải cải cách thể chế và dân chủ hóa mới chấn hưng được đất nước, để đối phó với những biến động chính trị bất thường và bất định (như Brexitism và Trumpism). Muốn “cân bằng tích cực” với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường hợp tác chiến lược với các cường quốc khu vực (như Nhật, Ấn Độ, Úc) trong một khuôn khổ đối tác chiến lược mới.

“Còn Đảng còn mình” hay chuẩn bị tháo chạy

Theo IOM (International Organization for Migration) sau 25 năm tính từ 1990 đến 2015, đã có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài, tính trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 người Việt di cư. Việt Nam nằm trong “Top 10” các quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.

Trong tổng số trên 4,5 triệu người Việt đã di cư (tính đến 2015), số người định cư bằng đầu tư đang tăng lên đáng kể. Chỉ riêng loại visa EB-5 (dành riêng cho các đối tượng đầu tư vào Mỹ) đã tăng chóng mặt so với các loại visa khác (như EB-1, EB-2). Số lượng visa EB-5 từ 6.418 suất (năm 2014) đã tăng vọt lên 17.662 suất (năm 2015).

Đến nay, Viêt Nam có 21,000 du học sinh ở Mỹ, trong đó đa số là con em các gia đình quan chức cao cấp và trung cấp. Hồ sơ Panama tiết lộ Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức, với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế” (như Cayman và Virgin Islands). Sau khi ông Trump thay đổi chính sách nhập cư vào Mỹ, nhiều người Việt chuyển hướng di cư sang Canada và Australia. Người Việt Nam (cũng như người Mỹ) đang đối mặt với quá nhiều biến số và ẩn số.

Tại hội thảo “Kịch bản Kinh tế Viet Nam 2017” (tp HCM, 9/3/2017) tiến sỹ Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế) đã cảnh báo về tình trạng “tẩu tán tư bản”, với số triệu phú người Việt di cư ra nước ngoài ngày càng tăng. Ngoài dòng tiền đầu tư chính đáng ra nước ngoài, còn có dòng tiền chạy ra ngoài bất hợp pháp theo dòng người di cư, trong đó nhiều triệu phú là quan chức đã có sẵn kế hoạch bỏ chạy (một khi bị truy cứu trách nhiệm). Đến nay, tổng cộng đã có 92 tỷ USD được chuyển phi pháp ra khỏi Viêt Nam.


Lượng tiền bất hợp pháp chảy khỏi Việt Nam từ năm 2004 đến 2013. (Nguồn GFI).

“Hoàng hôn nhiệm kỳ” hay tranh thủ vơ vét

Các nhóm lợi ích tranh nhau vơ vét, chia chác mọi thứ, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Họ “ăn không từ một cái gì” (theo lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan). Hết nạc họ vạc đến xương. Sau khi đã bán rẻ Vũng Áng cho Formosa, họ định bán nốt Cà Ná. Sau khi đã ăn hết dầu khí, than, thủy điện, bauxite, vonphram, ruộng đất…làm rừng vàng biển bạc cạn kiệt, họ tìm cách ăn nốt cát nhiễm mặn. Phải chăng dự án thép Cà Ná và chủ trương khai thác cát để xuất khẩu là “làn ranh đỏ” (red line) của thực trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”?

Năm 2010, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn. Nhưng đến 2013, Bộ Xây dựng lại cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn qua hình thức “xã hội hóa” với lý do “nhằm tiết kiệm chi phí nạo vét thông luồng”. Đây là nhiệm vụ của Bộ Giao thông Vận tải dùng ngân sách để làm, tại sao phải “xã hội hóa” để các doanh nghiệp khác thác cát tràn lan, tiếp tay cho các nhóm lợi ích bán rẻ nốt tài nguyên quốc gia?

Theo phóng sự điều tra nhiều kỳ của báo Tuổi trẻ (1-3/3/2017), hầu hết các tàu chở cát từ Phú Quốc đều đến Singapore (đảo Tekong và Changi). Từ năm 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam đã xuất 43 triệu m3 cát. Theo các hợp đồng xuất khẩu, giá bán cát chỉ từ 0,8 đến 1,3 USD/khối, trong khi giá bán trên thực tế là hơn 4 USD/khối. Vậy chênh lệch giá đi đâu? Việt Nam không chỉ mất tài nguyên cát, thất thu ngân sách (vì giá bán cát trên giấy tờ là quá thấp), mà còn gây sụt lở ngiêm trọng, và nguy hại cho an ninh quốc gia.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và các địa phương (là “chủ đầu tư”) đã phê duyệt 40 dự án nạo vét, tận thu một khối lượng cát khoảng 250 triệu m3. Dẫn đầu hoạt động “xã hội hóa” này là Bộ Quốc Phòng và chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Cuộc chiến giành quyền nạo vét cát không chỉ dọc các tỉnh ven biển, mà còn trên các dòng sông. Tranh chấp tại Sông Cầu giữa Bắc Ninh và Bộ GTVT là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Ngoài Singapore, Trung Quốc cũng tích cực thu mua cát giá cao nhằm bồi đắp các đảo, đá mà họ chiếm của Việt Nam. Các hoạt động nạo vét, bồi đắp các đảo nhân tạo, nhằm mở rộng diện tích các đảo, đá mà họ chiếm đóng trái phép (như Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan) đã diễn ra với quy mô lớn. Từ năm 2014, diện tích các đảo, đá mà họ chiếm tại Biển Đông đã tăng lên 400 lần (tương đương 800ha). Vậy họ lấy cát ở đâu? Không loại trừ doanh nghiệp của ta đã lặng lẽ bán cát cho họ. Nếu đúng là có chuyện này, thì đó có phải là hành động phản quốc? Không thể vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia, vừa dung túng cho những kẻ làm tay sai cho ngoại bang (như Formosa & MCC, Huawei & OPPO).

Như trước khi con tàu đắm

Theo Wikileaks (6/1/2017), có khoảng 65% quan chức cấp cao đã có kế hoạch chạy khỏi Việt Nam (một khi có biến). Như đã thành thông lệ, khi có quan chức tham nhũng nào bị “sờ gáy”, là lại nghỉ phép trốn ra nước ngoài “chữa bệnh” (không biết bệnh gì). Kèm theo dòng người di cư là dòng vốn đi theo. Chỉ tính riêng năm 2015, đã có 19 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Đó là hiện tượng tẩu tán vốn hay “bỏ phiếu bằng chân”, trước thực trạng của đất nước ngày càng bi đát như hình ảnh con tàu Vinashin đang chìm.

Bức tranh Viêt Nam là một bản sao bức tranh Trung Quốc. Theo phó chủ tịch nước TQ Lý Nguyên Triều (Đại Kỷ Nguyên, 30/12/2016), điều tra nội bộ trước đại hội Đảng 18 cho thấy trên 85% quan chức cấp cao đã cho vợ con định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị ra đi trước nguy cơ “vong Đảng”. Theo Reuters, dự trữ ngoại hối đã giảm 70 tỷ USD (trong tháng 11/2016) và 41 tỷ USD (trong tháng 12/2016), nay chỉ còn 3.010 tỷ USD.

Mỹ không còn là địa chỉ an toàn để rửa tiền tham nhũng. Liệu chính quyền Trump có triển khai “Luật Nhân Quyền Magnisky” (mà ông Obama đã ký) nhằm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của những người vi phạm nhân quyền? Liệu chính phủ Việt Nam có tiến hành một chiến dịch “Săn Cáo” như chính quyền Tập Cận Bình đang làm?

Theo giáo sư Minxin Pei, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cho thấy tình trạng tham nhũng đã ăn sâu vào mọi ngõ ngách của chế độ (nhất là từ thời Giang Trạch Dân). Tuy nhiên, hoạt động chống tham nhũng vẫn chưa chạm đến cái gốc rễ quan trọng nhất là “tham nhũng đất đai”. Có đến 90% quan chức có thể bị bắt bất cứ lúc nào, trong khi số “quan thanh liêm” chỉ chiếm có 0,000001% dân số. (VOA, 29/10/2016).

Chỉ cần quan sát dòng người và dòng vốn chạy đi đâu là biết tình trạng đất nước ra sao. Dòng người di cư ngày càng đông, gồm cả doanh nhân, trí thức, và quan chức, là dấu hiệu bất ổn về “chảy máu chất xám” (brain drain) và “tẩu tán vốn”, làm đất nước kiệt quệ. Đó là bi kịch của một quốc gia thiếu dân chủ, bị các nhóm lợi ích thao túng, trì hoãn đòi hỏi cấp bách phải đổi mới thể chế, để họ tranh thủ vơ vét nốt trước khi con tàu đắm.

NQD. 18/3/2017
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 18-3-17

nguồn truy cập: https://www.danluan.org/tin-tuc/20170320/nhung-nghich-ly-chet-nguoi-hay-bi-kich-cua-mot-quoc-gia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!