Quyền lực thuộc về nhân dân

28 Tháng Hai 20177:42 CH(Xem: 2519)

Quyền lực thuộc về nhân dân

kil


Nguyễn Thị Từ Huy



Trong bài này, chúng ta đề cập đến một sự hiểu nhầm khác, một sự hiểu nhầm đang rất phổ biến hiện nay : sự hiểu nhầm về chế độ chính trị hiện hành.

Khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằngdân chủvăn minh” được chăng đầy các đường phố, và ghi đầy trên trên báo Đảng nhằm khiến người dân hiểu nhầm rằng Việt Nam là một nước dân chủ.

Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ đều ghi : « Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân ». Điều này cũng tạo sự hiểu nhầm về bản chất của Nhà nước Việt Nam.

Văn kiện ĐCS ghi : « Chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp nhiều lần dân chủ tư sản »

Hồ Chí Minh trong nhiều bài viết cũng nói đến chuyện phải xây dựng và thực hành dân chủ, phải để cho nhân dân làm chủ…

Tất cả những điều trên đây đều khiến người dân Việt Nam tưởng nhầm rằng mình đang sống trong một chế độ chính trị dân chủ. Tôi nói « tưởng nhầm », bởi vì trong thực tế, chế độ chính trị ở Việt Nam không phải là một chế độ chính trị dân chủ. Nó là độc tài độc đảng, hay toàn trị, thì còn phải bàn bạc và phân định. Nhưng điều chắc chắn Việt Nam hiện nay không phải là một thể chế chính trị dân chủ. Đây là lý do khiến hiện nay nhiều người đặt vấn đề về việc dân chủ hoá Việt Nam, và nhiều người đang đấu tranh cho quá trình dân chủ hoá thể chế chính trị Việt Nam.

Theo định nghĩa phổ biến, một chế độ chính trị dân chủ là một chế độ mà trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là gì ? Làm sao mà toàn bộ nhân dân có thể nắm quyền ?

Dĩ nhiên, tất cả mọi người dân trong một xã hội đều không thể trực tiếp nắm quyền. Vậy thì sao có thể nói quyền lực thuộc về nhân dân ?

Nhân dân thể hiện quyền lực của mình theo cách nào. Theo một số hình thức sau đây :

  1. Người dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng của quốc gia, và trực tiếp chọn các đại diện hành pháp cho mình. Hình thức này gọi là dân chủ trực tiếp. Trong một nền dân chủ trực tiếp, công dân trực tiếp thực hiện quyền của mình, không qua các tổ chức đại diện.
  2. Người dân bầu ra các đại diện của mình, các đại diện này làm việc theo một nhiệm kỳ được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các đại diện này sẽ quyết định các luật và các công việc hành pháp. Hình thức này gọi là dân chủ đại diện.
  3. Người dân được mời tham gia quyết định một số luật, thông qua trưng cầu dân ý, hoặc để bác bỏ một dự án luật, hoặc để đề nghị một dự án luật. Hình thức này gọi là dân chủ bán trực tiếp.

Ngày nay, các nền dân chủ đều chọn hình thức dân chủ đại diện, bởi vì việc toàn bộ nhân dân trực tiếp thông qua các luật và các quyết định quan trọng không phải một việc dễ thực hiện.

Vì sao nói Việt Nam không phải là một thể chế dân chủ, dù rằng Hiến pháp có ghi quyền làm chủ thuộc về nhân dân ?

Người dân Việt Nam trên thực tế không có quyền quyết định các đại diện lãnh đạo của mình. Bởi vì điều 4 Hiến Pháp quy định quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng sản. Và trên thực tế, chỉ có đảng cộng sản có quyền lãnh đạo mà thôi. Trên thực tế, danh sách lãnh đạo là do ĐCS chọn, chứ không phải do dân chọn.

Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân sẽ tự chọn lãnh đạo cho mình, dù những người đó có thuộc ĐCS hay không. Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, thì nhân dân có quyền thành lập các tổ chức chính trị của mình, và các tổ chức đó không nhất thiết phải lấy chủ nghĩa cộng sản làm phương châm tư tưởng, mà có thể lấy bất kỳ khuynh hướng tư tưởng nào. Sự tồn tại các tổ chức chính trị khác nhau là một điều kiện căn bản cho một hệ thống chính trị dân chủ. Vì chính các tổ chức chính trị này đại diện cho người dân về các khuynh hướng chính trị.

Chúng ta vừa chứng kiến bầu cử tổng thống ở Mỹ, và đang chứng kiến bầu cử tổng thống ở Pháp. Chúng ta đã thấy người dân chọn đại diện của mình như thế nào. Chúng đã thấy thế nào là bầu cử dân chủ và thế nào là tranh cử dân chủ. Nhưng những người sống ở Việt Nam thì không được chứng kiến trực tiếp, nên tôi nêu ra đây vài điểm, để làm rõ hơn vấn đề.

Trong một chế độ dân chủ, khi muốn ra làm lãnh đạo phải tiến hành chiến dịch tranh cử. Tranh cử là gì ? Là tự giới thiệu chương trình chính trị của mình cho người dân được biết, là nói rõ nếu được dân bầu lên làm lãnh đạo thì sẽ làm gì, về kinh tế, về chính trị, về giáo dục, về môi trường, về quốc phòng… Chương trình chính trị phải nêu cụ thể những việc sẽ làm để giải quyết các vấn đề đang tồn đọng của quốc gia và để phát triển quốc gia.

Và đấy cũng là cách duy nhất để người dân đưa ra quyết định lựa chọn. Bởi vì nếu các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo không đưa ra chương trình hành động của mình, thì người dân sẽ không biết tại sao mình phải bầu người ấy làm đại diện cho mình trong việc quyết định các vấn đề chung của cộng đồng, cũng tức là các vấn đề của chính mình ?

Dừng lại ở đây để nói rằng ở Việt Nam không có tranh cử. Tất cả các kỳ thay đổi lãnh đạo, người dân chỉ được phát cho một cái danh sách do ĐCS chọn ra, với vài dòng tiểu sử. Người dân Việt Nam không hề biết người mà mình phải bầu sẽ làm gì cho đất nước, sẽ làm gì cho cộng đồng. Và chỉ có trong một chế độ độc đảng như ở Việt Nam mới xảy ra chuyện chưa bầu mà người dân đã biết ai giữ chức vụ nào. Tin đồn thổi lang thang nhiều tháng trước khi bầu vậy mà tới ngày bầu cử thì đúng y hệt.

Bầu cử trong một chế độ dân chủ không thể có chuyện biết trước ai sẽ được bầu. Bởi vì sự lựa chọn của người dân sẽ thay đổi tuỳ theo ứng xử, hành động và sự phát triển của chương trình của các ứng viên. Và các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo sẽ phải chịu mọi sự phân tích, mọi bình luận, mọi chỉ trích, từ tất cả các hướng. Phân tích, bình luận cũng là một thứ quyền lực của nhân dân. Quyền lực này tác động lên các ứng viên, buộc họ phải thể hiện một cách tốt nhất, từ bản lĩnh, đến chương trình chính trị, đến phát ngôn, đến việc tổ chức các buổi gặp gỡ với cử tri... Các ứng viên vào chức vụ lãnh đạo còn phải tranh luận trực tiếp với nhau để cho người dân có điều kiện so sánh trực tiếp họ với nhau, để dễ dàng hơn khi họ quyết định chọn ai.

Ở Việt Nam hoàn toàn không có những hoạt động này. Người dân không biết vì sao mình phải bầu cho một ai đó. Đấy là vì do ĐCS quyết định hết. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực là gì ? Là lãnh đạo muốn làm gì thì làm, bất chấp mọi hậu quả. Hậu quả của việc người dân đánh mất quyền lực của mình  là giờ đây Việt Nam đối diện với nguy cơ trở thành một phiên thuộc kiểu mới cho Trung Quốc, đối diện với hiểm hoạ huỷ diệt môi trường, hiểm hoạ ung thư, bệnh tật đủ các loại, đối diện với một nền giáo dục băng hoại, một nền văn hoá xuống cấp. Bởi vì những người được ĐCS chọn vào vị trí lãnh đạo chỉ bị một áp lực duy nhất thôi, đó là áp lực của đảng. Họ không phải chịu áp lực của người dân, họ không phải chịu áp lực của báo chí, không phải chịu áp lực của luật pháp. Và khi ĐCS đánh mất tinh thần trách nhiệm, khi ĐCS đã tự đối lập mình với nhân dân, coi đất nước chỉ là phương tiện để thực hiện một mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lực của đảng, đặt đảng lên cao hơn Tổ quốc và nhân dân, thì những người lãnh đạo do đảng chọn cũng sẽ chỉ thực hiện một mục đích đó mà thôi (dĩ nhiên là cả quyền lợi cá nhân của họ).

Tất cả những vấn đề của Việt Nam hiện nay có nguyên do ở chỗ người dân đánh mất quyền lực của mình, đánh mất quyền quyết định. Và có lẽ đa số đang không ý thức được điều đó. Muốn giải quyết các vấn nạn hiện nay, người dân Việt Nam, không có cách nào khác, phải lấy lại quyền lực của mình, phải lấy lại quyền tự quyết, phải lấy lại quyền chọn lãnh đạo cho mình.


RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 2024
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 2024
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...
31 Tháng Tám 2024
Trong thời gian chạy đua nước rút này hắn nhận được nhiều tin nhắn, thư từ của Uỷ ban vận động tranh cử đảng Cộng Hoà, nhân danh Trump, gửi đến để mong lá phiếu của từng cử tri như hắn. Đồng thời cũng kêu gọi hắn đóng góp tiền cho quỹ vận động như bốn năm trước hắn đã từng. Thôi đi Trump ơi. Lịch sử bầu cử nước Mỹ từ ba trăm năm nay luôn nghiêm túc, thắm đẫm tinh thần dân chủ, tự do. Mọi cuộc chuyển giao quyền lực từ tổng thống này qua tổng thống khác đều suông sẻ, tuân thủ theo Hiến Pháp. Chỉ đến khi có ông nó mới loạn cào cào lên. Ông vu vạ điều xấu xa cho nước Mỹ, đến nỗi một bà bán vé số ở Việt Nam cũng ngơ ngác...
30 Tháng Tám 2024
Câu: ”ĐCSVN… chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm…” là nói sai sự thực khiến Điều 4 của Hiến pháp vô giá trị. Nhân dân nào dám giám sát Đảng? Giá Đảng là do dân bầu hoặc bổ nhiệm?! Đảng đề ra những chủ trương, chính sách mà Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm thi hành dưới sự giám sát của Đảng. Nếu có sai lầm thì Đảng nghiêm khắc khiển trách chính phủ. Vì Đảng lãnh đạo tối thượng, tự giám sát sửa sai nên Đảng tuyệt đối đứng ngoài Hiến pháp là hợp lý! Bài viết vô ích, lạc đề. Chuyện Đảng chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước dân… chỉ là những sản phẩm tưởng tượng. Bài viết dài 4750 chữ, gấp ba bình thường, ‘cà kê dê ngỗng’, viện dẫn lui tới văn kiện mọi Đại hội Đảng, Bộ Chính trị làm cơ sở lý luận.
27 Tháng Tám 2024
Còn những người đang làm đơm ‘sám hối’ cùng với đảng làm gì mà hèn nhát đến thế?. Nên nhớ rằng mình là ‘Con Người’ đúng nghĩa, mình đang sống trong thế giới tự do mà lại đi sợ hãi những lời đấu tố của bọn ma bùn cộng sản hay sao?!. Những cai sĩ, diễn viên bị bọn an ninh mạng đem ra đấu tối không có gì phải sợ cả, bởi mình chỉ là người làm thuê, người ta muốn mình đến hát trả tiền thì sân khấu là của họ, họ có treo cờ gì cũng là chuyện của họ, làm gì phải đính chính này nọ là mình không có ‘phản động, chống phá…’. Chỉ khi nào cầm cờ Vàng, phát ngôn chống đối đảng thì mối có thể ghép tội được, còn nếu chỉ có hình ảnh cờ Vàng mà chụp mũ có tội thì đó chỉ là tư duy ấu trĩ, tiện nhân.