Trần Đại (Danlambao) - Láo lếu thô bỉ nhất, trơ trẻn nhất được dùng làm cục gạch xây nền cho căn nhà láo lếu bắt đầu từ chưởng môn phái láo lếu Hồ Chí Minh. Cục gạch ấy có tên gọi là Trần Dân Tiên. Năm tháng trôi qua, truyền thống Hồ Láo Lếu đã được con cháu của Hồ học tập, thực hành, ăn sâu vào máu, ngấm sâu vào tủy và trở thành đồ văn hóa láo toét.
Thể hiện mới nhất của đồ văn hóa láo toét Ba Đình được chứng kiến qua việc bổ nhiệm người nhà vào các ghế quyền lực của các quan chức cộng sản.
Trước những phản ứng của dư luận, những tên cộng sản thâu góp quyền lực vào tay người thân, tên nào cũng đóng bộ mặt buồn rầu, bất ngờ như vợ bỏ theo trai, đăng đàn đóng vai láo toét rất kịch tính chỉ thiếu các khăn mù soa lau nước mắt là ngang tầm với Hồ Láo Lếu.
Tại Hà Giang, sau khi bị dư luận tố cáo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, kẻ đã bổ nhiệm 8 vợ-anh-em vào các vị trí chủ chốt của tỉnh sụt sùi với báo chí rằng:
"Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo". (1)
Chỉ thiếu cái khăn mù xoa chấm nước mắt là giống Hồ Chí Minh sau vụ CCRĐ, tên bí thư UVTƯĐ này đã buồn rầu đem bàn thờ tổ tiên ra láo toét rằng:
"Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.
Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.
Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào..."
Trước sự việc có đến 8 người nhà nắm hết các vị trí chủ chốt của tỉnh, Triệu Tài Vinh còn láo lếu rằng:
"Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh ủy đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối."
"Năm 2006, vợ tôi được được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng tôi là người phản đối. Đến năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ tôi làm phó giám đốc sở nhưng tôi tiếp tục phản đối và hai vợ chồng xin không nhận chức vụ này vì lúc đó tôi đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên vợ tôi khó hoàn thành nhiệm vụ đó được."
Kết quả của sự phản đối: vợ của ông ta là Phạm Thị Hà đoạt chức Phó GĐ sở NN tỉnh Hà Giang.
"Trong những lần đầu em trai được đề xuất làm lãnh đạo huyện Quang Bình, em rể được đề xuất làm lãnh đạo Công an TP Hà Giang thì cũng chính tôi là người phản đối."
Kết quả của sự phản đối: em ruột Triệu Tài Phong nắm chức BT huyện ủy Quảng Bình; em ruột Triệu Sơn An là phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; em ruột Triệu Tài Tân trở thành Phó GĐ Viễn thông Hà Giang; em gái Triệu Thị Giang là Phó GĐ sở KH-ĐT Hà Giang; em rể Mặc Văn Cường nắm giữ chức vụ Phó GĐ Công an Hà Giang; anh họ Triệu Là Pham ngồi vào ghế Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; em họ Triệu Thị Tình là phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.
Một bí thư tỉnh ủy, quyền hạn cao nhất tỉnh, phản đối thì có ai dám cãi? Kết quả của "phản đối" này là 8 người nhà chiếm ghế chủ chốt tỉnh. (2)
Phụ họa cho sự láo toét của Triệu Tài Vinh, em trai của Vinh là Triệu Tài Phong tuyên bố: "Khi Bí thư được điều về tỉnh, có ý kiến đề nghị bầu tôi làm Bí thư nhưng chính anh Triệu Tài Vinh không đồng ý, gạt tôi ra và tìm người thay thế" (3)
Đương nhiên người được "thay thế" đó vẫn là Triệu Tài Phong Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Quang Bình (Hà Giang).
Từ Hà Giang chuyển sang Yên Bái thì có bà Phạm Thị Thanh Trà. Sau vụ án mạng Yên Bái - quan chức thanh toán nhau - Bà này được thăng chức trở thành Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND Yên Bái. Thành tích mới nhất của bà ta là bổ nhiệm em ruột Phạm Sỹ Quý vào chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường.
Cả Triệu Tài Vinh lẫn Phạm Thị Thanh Trà đều khẳng định việc bổ nhiệm là đúng quy trình.
Dĩ nhiên nó đúng quy trình hoạn lợn của Triệu Tài Vinh là con của Triệu Đức Thanh - nguyên CT UBND Hà Giang; như Nông Đức Tuấn con Nông Đức Mạnh, như Nông Đức Mạnh con rơi Hồ Chí Minh, như Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Truyết con Nguyễn Tấn Dũng, như Nguyễn Xuân Anh con Nguyễn Văn Chi, như Vũ Quang Hải con Vũ Huy Hoàng, Trần Anh Tuấn con Trần Đức Lương, như Lê Mạnh Hà, Lê Thị Hồng là con Lê Đức Anh, như Tô Linh Hương con Tô Huy Rức, như Lê Trương Hải Hiếu con Lê Thanh Hải, như Nguyễn Chí Vịnh con Nguyễn Chí Thanh, như Phạm Bình Minh con Nguyễn Cơ Thạch, như Nguyễn Bá Cảnh con Nguyễn Bá Thanh, như Lê Trung Kiên con Lê Duẫn, như Trần Bình Minh con Trần Lâm...
Tất cả đều đúng quy trình. Từ quy trình đảng cử đảng bầu cho đến quy trình chồng cử chồng bầu, cha cử cha bầu, chị cử em bầu... Tất cả đều là quy trình "dân chủ đến thế là cùng" của Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên, 1 đứa đẻ ra 8 đứa lãnh đạo thì phải nói là một "thành quả" vượt bực của thể chế "dân chủ đến thế là cùng" của cái đảng láo toét này. Trong "thành quả" vượt bực này, trình độ láo toét Trần Dân Tiên của đám học trò đã lên ngang tầm với Hồ sư phụ: "Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo."