‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội ‘rỗng’

23 Tháng Hai 20166:34 SA(Xem: 1934)
  • Tác giả :

‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN:
Mối lo về một xã hội ‘rỗng’

B346F1F2-99A8-487C-B401-767DF671576A_w640_r1_s_cx0_cy15_cw0
               Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, Tp HCM.

Trong khi nhiều người đang vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đưa cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa sắp tới để bổ sung kiến thức lịch sử được xem là cơ bản cho học sinh, thì một sự cố nhầm lẫn nhân vật lịch sử trong chương trình đầu năm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) càng khiến cho dư luận thêm bức xúc và lo lắng về một nền giáo dục đang rỗng dần đi. Khánh An có bài tường trình.

Trong chương trình S-Vietnam với chủ đề “Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh” được phát sóng trên kênh VTV1 ngày 19/2, phần giới thiệu có đoạn đối đáp giữa 2 MC như sau:

"Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?"

"Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết", nữ MC trả lời.

Người xem ngay sau đó đã phản ánh nhầm lẫn của nữ MC người Việt giữa sự kiện nhà Trần 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, mà người chỉ huy trực tiếp là Trần Hưng Đạo và các minh quân, tướng lĩnh họ Trần; và Ngô Quyền là người lập công trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.

Nhầm lẫn lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội rỗng

Nhận xét về nhầm lẫn của VTV, chị Kim Tiến ở Hà Nội nói:

“Một sự kiện lịch sử lớn như vậy, được học trên ghế nhà trường từ những lớp nhỏ, mà chương trình đài truyền hình lớn lại có thể nhầm lẫn như vậy thì rất buồn cười và đáng phải lên án ban biên tập.”

Một sự kiện lịch sử lớn như vậy, được học trên ghế nhà trường từ những lớp nhỏ, mà chương trình đài truyền hình lớn lại có thể nhầm lẫn như vậy thì rất buồn cười và đáng phải lên án ban biên tập.

Một người bình luận trên trang mạng Vietnamnet cho rằng: “Những người làm đoạn phim này đều là những người lớn cả mà còn sai khủng về lịch sử thế này, làm cho tôi là thường dân (loại người cũ kỹ) còn thấy bức xúc. Chắc các nhà sử học còn bức xúc hơn nhiều! Và VTV chắc chẳng còn gì để trách trẻ em nước Việt mình “dốt lịch sử” nữa!”. Trong khi đó, một người khác cũng nhận xét qua trang mạng trên: “Đó không gọi là nhầm lẫn, đó là một sai phạm nghiêm trọng về lịch sử”.

Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn nói với VOA rằng ‘nhầm lẫn’ thường xuyên xảy ra trong các chương trình của VTV và nó cho thấy những người thực hiện chương trình đã làm việc một cách ‘vô hồn’ và ‘vô cảm’.

“Làm một việc là phải làm từ tâm hồn của mình. Còn họ làm như là một công chức, cho nên Nguyễn Trãi hay Ngô Quyền hay Trần Hưng Đạo đối với họ là vô nghĩa."

Ngày 21/2, Công ty TNHH truyền thông Chuyển động, đơn vị liên kết sản xuất chương trình S-Vietnam, đã lên tiếng nhận sai sót và cam kết ‘sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa về quy trình sản xuất, biên tập nội dung’ của chương trình S-Vietnam.

Một xã hội có nhà trường mà không có học, có thầy giáo mà không có dạy, có học sinh mà không có học, có trí tuệ mà không có kiến thức, có kiến thức mà không có tâm hồn. Một xã hội rỗng!

Nhưng sự kiện lần này, cùng với những vụ sai sót khác trước đây trên truyền thông, một lần nữa khiến một số nhà giáo dục lo ngại về hiện trạng giáo dục mà theo lời nhà giáo Phạm Toàn là ‘rỗng’.

Theo ông, những sự việc như trên tuy có khuấy động đôi chút trên mạng xã hội, nhưng trên thực tế, nó chỉ khiến một số người ‘có học’, ‘có tâm hồn’ cảm thấy khó chịu mà thôi. Số đông còn lại trong xã hội vẫn im lặng và không quan tâm.

“Một xã hội có nhà trường mà không có học, có thầy giáo mà không có dạy, có học sinh mà không có học, có trí tuệ mà không có kiến thức, có kiến thức mà không có tâm hồn. Một xã hội rỗng!”.

Chị Kim Tiến chia sẻ nỗi lo của hai vợ chồng chị khi con chị sắp bước vào tuổi đến trường:

“Nền giáo dục hiện nay không đưa con người tiến bộ lên mà nó đang làm suy thoái đạo đức, em cảm thấy nền giáo dục càng ngày càng đi xuống. Khi vợ chồng em có con, tụi em rất trăn trở về việc cho con đi học. Thậm chí có những lúc hai vợ chồng còn nghĩ là không cho bé đi học nữa và để ở nhà tự dạy, vì cảm thấy nếu cho con mình vào một nền giáo dục sai lầm thì nó sẽ phá hủy cả cuộc đời của nó.”

Nền giáo dục hiện nay không đưa con người tiến bộ lên mà nó đang làm suy thoái đạo đức, em cảm thấy nền giáo dục càng ngày càng đi xuống. Tụi em rất trăn trở về việc cho con đi học. Thậm chí có những lúc hai vợ chồng còn nghĩ là không cho bé đi học nữa và để ở nhà tự dạy, vì cảm thấy nếu cho con mình vào một nền giáo dục sai lầm thì nó sẽ phá hủy cả cuộc đời của nó.

Mối lo của vợ chồng chị Kim Tiến xuất phát từ kinh nghiệm của chính bản thân.

“Tại vì em nhìn vào nền giáo dục hiện nay sau khi đào tạo xong, ra trường, thì hầu hết, như thế hệ bọn em, là bị mất gốc, không còn nhớ về cội nguồn lịch sử, cội nguồn dân tộc, không biết về tình hình xã hội, đất nước ra sao, mà chỉ cần một tấm bằng để có thể ra trường kiếm được việc. Điều đó làm cho một thế hệ suy thoái.”

Trước đó vào tháng 11/2015, một dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra chủ trương tích hợp môn học Lịch sử với các môn học khác, khiến dư luận và nhiều đại biểu lên tiếng phản đối gay gắt vì cho rằng đó là một cách khai tử môn học Lịch sử.

Gần đây, một số sự kiện lịch sử như cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979, mà nhiều người cho là đã bị lãng quên trong một thời gian dài, cũng đã được đề nghị đem vào sách giáo khoa sắp biên soạn.

Trả lời báo chí trong nước hôm 22/2, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Vinh Hiển, cho hay bộ này "sẽ xem xét để đưa nội dung về các cuộc chiến vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
29 Tháng Năm 2023
Trong ký ức nhạt nhòa, tôi vẫn còn nhớ những buổi chiều chủ nhật đón xem các bộ phim cao bồi và siêu nhân trên truyền hình ở Sài Gòn. Bọn trẻ con vẫn hò hét và tán chuyện với nhau về những tình tiết hấp dẫn trên TV. Truyền hình là phương tiện giải trí mắc tiền và riêng tư nhiều hơn cả điện thoại gia đình, nhưng theo một bài viết của nhà báo Phạm Công Luận, thì lúc đó, “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình, chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được ...
26 Tháng Năm 2023
Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này. Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.
25 Tháng Năm 2023
Như vậy Vượn Vin đang đối mặt với một bài toán khó, nếu không cập nhật được phần mềm cho những chiếc xe này thì không thể bán được, mà cập nhật thì phải đóng tiền cho bọn tư bản Mỹ trong khi con số nợ đã gấp đôi vốn của công ty, chắc chắn rằng để tiếp tục làm ăn tại Mỹ thì Vượn Vin phải dùng vốn của tập đoàn Vingroup để bơm vào cho những chiếc xe Vinfast được lăn bánh tại Mỹ. Còn nếu không thì phải tìm ngay một thị trường nào khác như Châu Phi hay rừng rậm Amazon mà bán cho mấy ông mọi bên đó chứ tiền đâu mà trả chi phí kho bãi cho hàng ngàn chiếc xe đang nằm thoi thóp.
24 Tháng Năm 2023
Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến u mê của những kẻ háo danh, mơ hồ về lý tưởng nhưng lại muốn có được hào quang lãnh tụ cho nên cả hai miền nam bắc đã bị các thế lực ngoại bang chi phối và dựng nên để một chém giết lẫn nhau. Một dân tộc hiếu thắng được chia là hai miền như hai con dế lửa đã bị các tay chủ ngoáy râu làm cho bốc đồng lên và lao vào cắn xé lẫn nhau với các nguồn tiền bạc và khí tài của quốc gia khác và trở thành một cuộc chiến xâm lăng với danh nghĩa “đánh cho Mỹ cút – đánh cho Ngụy nhào”, hay “giải phóng miền nam”.
24 Tháng Năm 2023
Ngược lại, tìm hiểu các khoản chi Ngân sách quốc gia tại Việt Nam là như mò kim đáy bể. Điều 15, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (Luật số 83/2015/QH13) quy định rất rõ và chi tiết về việc phải “công khai ngân sách Nhà nước” nhưng có quá nhiều cách “công khai”, ví dụ: thay vì đưa lên trang web, chính phủ thông báo ở cuộc họp riêng hoặc dán ở bảng tin, chụp ảnh làm bằng chứng đã công khai, rồi sau đó gỡ xuống ngay. Thay vì viết ra rõ ràng dễ đọc thì người ta tìm mọi cách để che giấu những điều cần giấu mà khi cần vẫn nói là đã “công bố”. Kỹ năng che dấu này ở bậc thượng thừa, cơ bản là vượt trên những hiểu biết thông thường...
21 Tháng Năm 2023
Thực tế chừng như ngược lại. Việt Nam chỉ thiếu điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sản xuất và phân phối nhưng còn thừa rất lớn nguồn điện mặt trời, điện gió do các cơ sở tư nhân sản xuất nhưng không được EVN tiếp nhận, thu mua. Năm 2022, báo chí lề phải từng kêu gào về tình trạng thửa điện, các đơn vị tư nhân bị cắt giảm điện: “thời gian qua, một số đại diện nhà máy điện gió, điện mặt trời đã phải kêu trời vì bị yêu cầu cắt giảm công suất phát, có nơi đến 70%. Cụ thể, vào ngày 2/1, đại diện 1 nhà máy điện gió cho biết, lúc 1h30 chiều tốc độ gió đạt 12,8m/s, nhưng công suất thực tế nhà máy điện gió ở khu vực miền Trung này...
19 Tháng Năm 2023
Ông Đặng Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Yên – hai Phó Ban Nội chính của BCH TƯ đảng khóa 13 chủ trì cuộc họp này. Từ những hình ảnh mà báo giới đính kèm khi tường thuật về cuộc họp báo, có người phát giác ông Nguyễn Văn Yên – một trong hai Phó Ban Nội chính chủ tọa cuộc họp báo – mang đồng hồ hiệu Patek Philippe model World Time Mecca. Giá bán chiếc đồng hồ mà ông Yên sử dụng dao động trong khoảng từ 260.000 Mỹ kim đến 270.000 Mỹ kim (3), nếu quy ra đồng Việt Nam thì chừng sáu… tỷ!
17 Tháng Năm 2023
Để có thể đưa TQ ra tòa án quốc tế về sự xăm lăng và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa mà VN cho rằng thuộc sự quản lý của Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thì nhà cầm quyền csVN phải phá bỏ tư duy phủ nhận chính quyền miền nam VN tức VNCH. Khi thừa nhận VNCH là một chính phủ đã từng tồn tại và quản lý miền nam VN thì vấn đề Hoàng Sa sẽ có điểm ra. Bởi vì khi đệ đơn đến toàn án quốc tế VN có thể dựa theo lịch sử VN và Công pháp quốc tế để kiện TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo này lợi dụng khi VN đang có chiến tranh.
17 Tháng Năm 2023
Chỉ riêng việc TBT ngồi xổm trên điều lệ đảng, bám ghế suốt ba nhiệm kỳ, Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Tay chân bộ hạ thân tín nhất của ông trực tiếp gom củi đốt lò như cố Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh là loại sâu gộc với biệt phủ, đất đai, lăng mộ nguy nga đồ sộ. Trùm Công an tay kiếm bạo tàn của Đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô. Mấy ngày trước đây, báo chí “lề phải” vô tình đưa hình ảnh Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng Ban Nội Chính, đeo đồng hồ Patek Philippe World Time Mecca, giá trị hàng trăm ngàn đô la, sau đó đã buộc phải xóa đi.
17 Tháng Năm 2023
Hiện nay, số tiền đấy đang nằm trong tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc nó là cổ phần của nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước. Giả sử như nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng thì rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam cũng chết theo, bất kể đó là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh. Nghĩa là nền kinh tế chết thì nguồn vốn đó cũng tan nát. Ở khía cạnh này rõ ràng Đảng Cộng Sản không biết phân tán rủi ro. Làm quản lý một quốc gia mà bao đời thủ tướng không biết phân tán rủi ro tạo nên hàng rào phòng thủ cho nền kinh tế.