Sự thật về Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc

19 Tháng Giêng 20167:09 SA(Xem: 10476)

Sự thật về Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc

images (1)

Người Đưa Tin

  • Dân Luận: Chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết này qua email của tác giả Người Đưa Tin về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN. Vì có nhiều điểm Dân Luận không thể kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Độc giả có thể tham khảo thêm bài trước:

    Khi viết bài này, chúng tôi (Người Đưa Tin), những người cầm bút, vẫn còn cảm giác bàng hoàng và không thể tin được sự thật diễn ra tại HNTW14 lại trở thành một vở kịch không hoàn hảo với sự thất bại thảm hại của đạo diễn chính Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi cũng tin rằng, khi những thông tin bí mật về diễn biến của HNTW14 được đưa ra công khai thì rất nhiều đại biểu, là những UVTW có lương tâm sẽ vẫn còn giữ mãi cảm xúc thất vọng, ân hận, nuối tiếc và hổ thẹn vì “ mình đã không làm gì, hoặc không thể làm gì” để giúp cho Hội Nghị TW14 tránh khỏi một thảm kịch hỗn loạn, mất kiểm soát đến mức các đại biểu mạt sát, chỉ trích lẫn nhau như “một phường ô hợp” tại nghị trường.

    Trước tiên, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến nhận xét của một UVTW là người trực tiếp tham dự HNTW14 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Người Đưa Tin và yêu cầu chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật nguồn tin vì sự an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.

    Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa” .

    PHẦN 1. Giới thiệu bối cảnh buổi họp bầu Tứ trụ tại Hội nghị TW4

    Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào diễn biến của ngày cuối cùng của HNTW 14 (13/1/2016).

    Sau khi bàn bạc, thảo luận đánh giá thời cơ, thách thức của Hiệp định TPP và thông qua chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định TPP với sự đồng thuận, nhất trí cao; Hội nghị TW 14 tiếp tục quyết định những phần việc còn lại để tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII là nội dung trọng tâm với không khí thảo luận sôi nổi, đặc biệt nội dung bàn luận trở nên nóng bỏng, căng thẳng, quyết liệt khi bàn về nhân sự Tứ trụ. Đến phiên bỏ phiếu bầu chọn Tứ trụ vào chiều ngày 13/1, để đảm bảo an toàn và bí mật thông tin, tất cả UVTW, UVBCT trước khi bước vào hội trường tham dự Hội nghị đều được Ban tổ chức yêu cầu để lại giầy, điện thoại và khám người kiểm tra an ninh. Chỉ riêng việc này đã báo hiệu một không khí hết sức căng thẳng và nghẹt thở tại nghị trường.

    PHẦN II. Diễn biến tại hội nghị

    Ngay sau khi Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa đọc danh sách ứng viên cho 4 vị trí Tứ trụ do BCT đề cử, hàng loạt các UVTW đã có những phản ứng quyết liệt, Cụ thể:

    - Một UVTW có ý kiến phát biểu tố cáo hành vi vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng; cho rằng BCT và Tổng Bí thư đã vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng, Ban Chấp hành TW sẽ thực hiện đúng quy chế bầu cử trong Đảng và quyết định việc đề cử danh sách ứng cử các UVBCT vào vị trí Tứ trụ.

    - Một UVTW đã tố cáo thái độ độc đoán vi phạm dân chủ, sử dụng thủ đoạn lừa dối, gian lận của Nguyễn Phú Trọng trong việc lập danh sách ứng cử, đề cử vào vị trí Tứ trụ thông qua việc hứa hẹn, vận động để loại bỏ người này bầu cho người khác vv….

    Ngay sau hai ý kiến phát biểu này, hàng loạt UVTW giơ tay đòi được phát biểu và hàng loạt các ý kiến được phát biểu thẳng thắn công khai, không còn sự nể nang hoặc sợ hãi, các ý kiến này tập trung vào các nội dung tố cáo hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân của Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin được tóm lược dưới đây một số ý kiến tố cáo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của các đại biểu như sau:

    1. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản các phản ứng của Bộ Ngoại giao và Đài Truyền hình VN khi giàn khoan HD 981 TQ xâm phạm lãnh hải VN từ tháng 5-7/2014. Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo cho Chính phủ, các Bộ và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao, Đài Truyền hình VN không được có phản ứng gì để chờ Nguyễn Phú Trọng liên lạc trực tiếp với Tập Cập Bình. Tuy nhiên, hàng loạt các động thái như là gửi Công văn, Thư riêng hoặc các cuộc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo sứ quán TQ tại HN đề nghị cho Trọng được gặp Tập Cập Bình đã không đạt được gì. Kết quả là Tập Cập Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng mà cũng không cho phép Bộ Ngoại giao TQ được tiếp xúc với Bộ Ngoại giao VN.

    2. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình trì hoãn cuộc họp Bộ Chính trị trong lúc cần thiết để quyết định thái độ và phản ứng của VN đối với hành vi của TQ xâm phạm vùng lãnh hải của VN. Tại thời điểm đó, khi mà cả nước đang sục sôi không khí chống TQ và tình hình đã trở nên cấp thiết, Bộ Ngoại giao đã liên tục đề nghị Tổng Bí thư cho họp BCT để cho ý kiến chính thức về các phản ứng và thái độ cần thiết của VN trước việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN. Tuy nhiên, thay cho việc phải tổ chức họp BCT để quyết định các vấn đề cấp bách thì Nguyễn Phú Trọng lại cố tình trì hoãn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ cùng với một số UVBCT khác chính thức lên tiếng, yêu cầu phải họp gấp BCT thì Nguyễn Phú Trọng mới đồng ý tổ chức cuộc họp quan trọng này.

    3. Nguyễn Phú Trọng ngăn cản việc Chính phủ ra Công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi ngang ngược của TQ trên biển đông vì sợ làm mất lòng Tập Cập Bình. Tại cuộc họp BCT, đại diện Bộ Ngoại giao báo cáo tình hình Biển Đông và đề nghị Thủ tướng Chính Phủ cho phép Bộ Ngoại giao ra Công hàm tố cáo hành vi của TQ xâm phạm lãnh hải, chủ quyền và quyền chủ quyền của VN tại vùng biển của VN được quy định theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra ý kiến rằng nếu làm như vậy là mất lòng TQ và sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn mà không giải quyết được gì, đây là Vấn Đề Nội Bộ giữa VN và TQ. Phát biểu này của Nguyễn Phú Trọng đã bị rất nhiều UVBCT phản bác và yêu cầu bỏ phiếu về nội dung này. Kết quả là hầu hết số đông UVBCT đồng lòng với Chính phủ và Bộ Ngoại giao ban hành Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi của TQ xâm phạm vùng biển, vùng lãnh hải VN.

    4. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình ngăn cản Chính Phủ đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tổ quốc trước hành vi xâm lấn của TQ trên biển Đông bao gồm:

    + Ngăn cản việc khởi kiện TQ ra cơ quan tòa án quốc tế: Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi TQ ngang nhiên cắm giàn khoan HD-981 trong vùng biển VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.

    Trở lại thời gian khoảng gần 4 năm trước khi vụ dàn khoan HD 981 xảy ra, Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…. Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia VN, Quỹ Biển đông và các hiệp hội chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu để sẵn sàng phương án khởi kiện TQ ra Tòa án Quốc Tế. Căn cứ vào chỉ đạo này hàng loạt các nhóm nghiên cứu về Biển Đông của các bộ, ngành, các hiệp hội đặc biệt là Liên Đoàn Luật Sư VN và Hội Luật Gia VN đã được thành lập và xúc tiến nghiên cứu về phương án khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế đã được đệ trình và trình bày vào tháng 6/2014 với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại TƯ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội vv.

    Tuy nhiên tại cuộc họp BCT vào tháng 6/2014 để quyết định vấn đề khởi kiện TQ, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đưa ra ý kiến rằng việc khởi kiện TQ sẽ mang lại hậu quả khôn lường cho VN vì TQ ở sát cạnh VN nên sẽ dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc chúng ta phải rút đơn khởi kiện. Theo đó, Nguyễn Phú Trọng công khai vận động các UVBCT không biểu quyết việc khởi kiện. Cuối cùng, ngoài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chỉ có 5 UVBCT đồng ý khởi kiện còn số đông các UVBCT không đồng ý khởi kiện TQ. Kế hoạch khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế của Chính Phủ bị phá sản hoàn toàn.

    5. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống TQ. Tại thời điểm từ tháng 5 – 7/2014, hàng loạt các cuộc biểu tình tại các tỉnh thành trong cả nước tố cáo TQ có hành vi xâm phạm lãnh hải, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Chính Phủ, Bộ Công An và Công an các tỉnh thành trong toàn quốc phải có hành động kịp thời và kiên quyết dẹp bỏ các cuộc biểu tình đồng thời tổ chức bắt bớ, giam cầm và kết án những người tham gia biểu tình chống TQ để làm gương đồng thời yêu cầu Chính Phủ phải có văn bản kịp thời chấn chỉnh các hoạt động biểu tình vì sợ rằng những thế lực thù địch lợi dụng các cuộc biểu tình này để gây bạo loạn hoặc đảo chính vv…

    6. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, các hoạt động biểu tình tự phát chống TQ, các hoạt động kỷ niệm, vinh danh các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống TQ xâm lược năm 1979 liên tục được một số người dân yêu nước tổ chức. Vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp ra lệnh bằng lời nói và văn bản cho Bộ Công an bắt bớ những người yêu nước tham gia các hoạt động biểu tình vinh danh những liệt sỹ đã hi sinh trong cuộc chiến chống TQ xâm lược nhân kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2/1979;

    Theo yêu cầu của Sứ quán TQ, Nguyễn Phú Trọng cũng đã ra lệnh cho các cơ quan an ninh bắt một số nhà hoạt động dân chủ nhằm mục đích phá hoại niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với những cam kết của Thủ Tướng Chính phủ VN về việc thực thi tự do nhân quyền.

    7. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh khi tham dự Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng tại Singapore phải có những phát biểu mềm mại về quan hệ hữu nghị VN-TQ nhằm xoa dịu TQ về vấn đề biển Đông. Trước khi tham dự Hội Nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng tại Singapore, Ông Phùng Quang Thanh được lệnh phải gặp Nguyễn Phú Trọng để nghe lời căn dặn (huấn dụ) về việc không được làm cho TQ phật ý mà phải phát biểu sao cho mềm mại nâng cao tình hữu nghị VN-TQ để không làm TQ mất lòng gây hậu quả khó lường. Kết quả là, tại hội nghị này khi mà đại diện các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Philipine vv… đều có những phát biểu mạnh mẽ, gay gắt trước hành động của TQ tại biển đông thì Phùng Quang Thanh đại diện cho VN (với tư cách là bên bị hại trực tiếp) đã phát biểu những ý kiến làm ngỡ ngàng cả thế giới…

    8. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Quốc Hội VN ra Nghị Quyết về biển Đông: Tại thời điểm đó, Quốc hội đang họp và hầu hết đại biểu Quốc hội và UBTV Quốc hội đều có ý kiến đề nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải để cho Quốc hội ra một Nghị quyết riêng biệt về Biển Đông. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho Quốc hội đã xin ý kiến TBT Nguyễn Phú Trọng và được trả lời là VN đã có Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc rồi thì QH cần gì phải ra Nghị Quyết về Biển Đông để làm rối thêm tình hình và làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và thế là Quốc Hội VN đã không thể ra được một bản Nghị Quyết riêng về Biển Đông.

    9. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Chính Phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. Chính phủ đã nhiều lần đệ trình Bản Dự Thảo Nghị định hướng dẫn thi hành lên BCT và Ban Bí Thư để xin ý kiến. Tuy nhiên đã gần 4 năm qua mà Bản dự thảo này vẫn chưa được Nguyễn Phú Trọng, BCT và Ban Bí Thư xem xét và hiện nay vẫn đang bị bỏ rơi vào quên lãng. Như vậy, một văn bản pháp lý vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam là Luật Biển Việt Nam đã bị Nguyễn Phú Trọng vô hiệu hóa hoàn toàn vì không có hướng dẫn thực thi.

    10. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Dự Thảo Luật Biểu Tình đã được soạn thảo một cách công phu và đã qua rất nhiều bước lấy ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức và dân chúng để cuối cùng Chính Phủ đã hai lần chính thức đệ trình lên QH thông qua. Nhưng bằng quyền lực của mình và với lý do là nếu cho phép biểu tình sẽ dễ dàng dẫn đến bạo loạn và nguy cơ mất chế độ nên Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần ra lệnh cho QH và UBTVQH không được phép thông qua Luật Biểu Tình.

    11. Nguyễn Phú Trọng đã cầu viện TQ, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân ngay trước thềm Đại hội Đảng XII. Trong chuyến thăm TQ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cuối năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho Nguyễn Sinh Hùng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này tiếp tục được Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên đề nghị chính thức với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1. Nội dung này nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân Nguyễn Phú Trọng tự ý quyết định mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ trong BCT. (Phần nội dung chi tiết đã được trình bày tại bài viết Nguyễn Phú Trọng – Ai là Trần Ích Tắc? )

    12. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Bộ Ngoại giao, truyền thông báo chí và quân đội đấu tranh với hành vi TQ xâm lấn vùng an toàn bay VN. Trong những ngày đầu tháng 1/2016, đã có 46 vụ máy bay TQ bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà Nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Trước diễn biến đó, vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã:

    a. Ngăn cản không cho Bộ Ngoại giao có công hàm phản đối TQ, buộc Chính phủ phải phản ứng linh hoạt, chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo TQ.

    b. Chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng các bài đăng sẵn của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông.

    c. Ngăn cản hoạt động bảo vệ bầu trời của quân đội nhân dân VN, yêu cầu Quân chủng Phòng không Không quân chỉ được theo dõi mà không được sử dụng máy bay quân sự của VN để áp sát và truy đuổi máy bay quân sự TQ xâm phạm không phận VN

    13. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh ngăn cản Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển VN có các hoạt động bảo vệ vùng biển VN vào những ngày đầu năm 2016 (khi TQ cho tầu quân sự giả danh tàu đánh cá áp sát bờ biển VN 24 hải lý) vì lý do sợ ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa hai nước. Thực chất là ngay khi phát hiện các tầu quân sự TQ trá hình tầu đánh cá đang áp sát cách bờ biển VN chỉ còn có 24 hải lý các cán bộ lãnh đạo Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển đã đưa ra kiến nghị BCT cho phép VN đưa tầu hải cảnh và tầu quân sự ra xua đuổi tàu TQ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin tuyệt mật cho biết, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không được thực hiện kế hoạch này nhằm mục đích nếu có biến động trong Đại Hội Đảng thì đây chính là một lực lượng của TQ áp sát bờ biển VN nhằm mục đích hỗ trợ và giúp ĐCSVN tổ chức thành công ĐHĐ 12 và sẵn sàng đối phó nếu có đảo chính.

    14. Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ: Ngay sau khi nhận chức Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện hàng loạt các cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ tại VN. Để thực hiện lời cam kết này, trong các hội nghị BCT Trọng đã đưa ra yêu cầu buộc Chính phủ và tất cả các ngành phải ưu tiên các nhà thầu TQ vì thế mạnh của họ là giá rẻ, đầu tư nhanh chóng đồng thời giữ được quan hệ ngoại giao với TQ. Kết quả là 54 dự án trọng điểm quốc gia trong các ngành kinh tế chính như điện dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đều rơi vào tay các nhà thầu TQ với các hệ thống công nghệ lạc hậu lỗi thời, máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng vv… Từ đó các gói thầu này đều phải tăng giá từ 50% đến 250%. thậm trí các nhà thầu TQ liên tục vi phạm các hợp đồng thầu mà phía VN không thể nào chấm dứt các hợp đồng mà công luận đã từng đưa ra như các dự án đường sắt trên cao tại HN, các dự án xây dựng đường bộ trong ngành giao thông, xây dựng dân dụng, dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện, dự án xi măng vvv….

    PHẦN 3. Nguyễn Phú Trọng đã bị lột mặt nạ bán nước như thế nào tại HNTW14.

    Vào cuối ngày họp thứ ba (13/1/2016) của Hội nghị TW14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện TQ của Nguyễn Phú Trọng cũng đã được đưa ra một cách thẳng thắn công khai giữa Hội nghị như chúng tôi đã tóm lược ở phần trên.

    Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị đã mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa ra vào hội trường đã nhanh chóng được khóa chốt bên trong; Bộ phận điều khiển loa đài được yêu cầu tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội Nghị được yêu cầu đi ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”. Một trong số các đại biểu đã đứng lên bàn và chỉ tay vào Nguyễn Phú Trọng nói rằng “Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội tổ quốc là tội phải chịu án tử hình”. Tình hình lúc đó rất căng thẳng và hỗn loạn, Hội nghị đã hoàn toàn mất kiểm soát, các đại biểu ngồi phía dưới đã không thể giữ được bình tĩnh nữa mà thi nhau mắng nhiếc Nguyễn Phú Trọng là đồ tham quyền cố vị, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Một số UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội tổ quốc.

    Kể đến đây, người cung cấp tin là một UVTW trực tiếp tham dự Hội Nghị TW14 đã lắc đầu ngao ngán, thất vọng và đưa ra nhận xét mà chúng tôi (Người Đưa Tin) một lần nữa, xin được trích dẫn lại nguyên văn như sau:

    Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt tạm giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị”. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa

    Nói về Nguyễn Phú Trọng, thì chỉ với một nhận xét như trên đã hoàn toàn vạch rõ bộ mặt Trần Ích Tắc của Nguyễn Phú Trọng mà không cần thêm bất cứ điều gì nữa mà trở thành thừa thãi. Hầu hết những ý kiến của những đảng viên chân chính, có lương tâm đều cho rằng, nếu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư, dù chỉ thêm một năm thôi thì Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong sự kiềm tỏa của TQ kể cả phạm vi trên biển và trên không.

    PHẦN 4. DIỄN BIẾN BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ

    Sau cuộc cãi lộn, mạt sát trì triết lẫn nhau diễn ra và cuối cùng một số đại biểu đã đứng dậy và dàn hòa các bên để vãn hồi trật tự tại nghị trường. Hội nghị quyết định rằng ngoài 4 ứng viên do BCT giới thiêu mỗi vị trí tứ trụ cần có thêm một ứng viên do HNTW đề cử. Hội nghị tiếp tục lần bỏ phiếu kín về việc giới thiệu thêm 4 ứng viên trong đó có trường hợp “đặt biệt” tái cử của ủy viên Bộ Chính trị. Mỗi vị trí bỏ phiếu hai lần, lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Tuy nhiên, Bộ Chính trị không có thẩm quyền quyết định việc cho rút khỏi danh sách ứng viên mà do Trung ương quyết định bằng việc bỏ phiếu kín, bỏ phiếu vòng một là “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút, rồi đến vòng hai là bỏ phiếu chính thức để chọn nhân sự cụ thể giới thiệu cho Trung ương khóa 12.

    Kết quả là HNTW đã bỏ phiếu cho ứng viên Nguyễn Tấn Dũng đối với vị trí TBT với số phiếu 160/173 (chỉ đứng sau số phiếu bầu của ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân 161/173 cho vị trí Chủ tịch Quốc Hội). Như vậy, nếu so sánh với số phiếu bầu tại Nghị trường thì số phiếu bầu cho ứng viên chức TBT của Nguyễn Phú Trọng 46/173 là quá thấp theo yêu cầu. Tuy nhiên đến lúc đó TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện theo QĐ 244 mà theo đó, ứng viên không được BCT đề cử thì buộc phải xin rút. Thêm một lần nữa Trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 số đại biểu bỏ phiếu không đồng ý việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí Tổng Bí Thư khóa 12.

    Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã liên tục thực hiện quyền hạn TBT để độc diễn tại nghị trường làm cho toàn thể các UVTW đều hết sức bất bình và lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Cuối cùng Hội nghị đã quyết định việc phê chuẩn danh sách ứng viên cuối cùng và bầu sẽ do Đại hội quyết định. Và như vậy, khác với các Đại hội trước đây, như người ta thường nói phải đến hết phút thứ 90 mới biết được kết quả trận đấu.

    Hội Nghị đã kết thúc trong không khí nặng nề, u ám với nỗi thất vọng, chán chường, tủi hận và hổ thẹn của 237 đại biểu là UVTW bao gồm cả chính thức và dự khuyết. Chúng ta có thể xem lại clip Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc HNTW14 đó là kịch bản đã được dàn dựng tại chỗ để chính thức đưa ra công luận. Sau khi các đại biểu ra về, có thông tin rằng Bộ Chính Trị tiếp tục ở lại họp tiếp nhưng người cung cấp tin không có được thông tin này.

    PHẦN KẾT

    Để kiểm chứng nguồn tin, trước khi gửi bài viết này, chúng tôi cũng đã tham khảo thêm ý kiến của 4 vị UVTW khác là những đại biểu trực tiếp tham dự HNTW14 vào ngày cuối cùng của Hội nghị (13/1/2016). Họ đều khẳng định với một thái độ cực kỳ thất vọng và chán nản rằng nguồn tin mà chúng tôi được cung cấp là hoàn toàn chính xác, thậm trí còn hỗn loạn và ô hợp hơn nhiều so với những nội dung mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng, ít nhất một trong số bạn đọc có thể tự kiểm chứng độ chân thực của thông tin bài viết này bằng cách hỏi lại người thân của mình là UVTW đã tham dự Hội Nghị.

    Cầu mong Phật, Trời, Tổ tiên phù hộ, độ trì cho non sông, đất nước Việt Nam không phải trải qua những năm tháng thương đau, sống trong vòng loạn lạc do những tên phản quốc như Trần Ích Tác, Lê Chiêu Thống gây ra mà lịch sử Việt Nam đã từng nguyền rủa.

- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160117/su-that-ve-hoi-nghi-tw-14-nguyen-phu-trong-bi-vach-mat-la-tran-ich-tac#sthash.eN5WIagz.dpuf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 20249:09 CH(Xem: 353)
Phóng viên RFA tra thông tin về vụ kiện này trên trang web Justia Dockets & Filings - chuyên cung cấp hồ sơ kiện tụng công khai từ tòa phúc thẩm liên bang và tòa án quận, cho biết bị đơn của vụ kiện này là công ty xe điện VinFast ở Mỹ cùng với hàng loạt các lãnh đạo như Phạm Nhật Vượng, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Vân Trinh... và tòa cũng đã ban hành lệnh triệu tập. Trong khi đó, nguyên đơn là Jeremie Comeau và thẩm phán chủ tọa là Robert M Levy. Hãng luật Robbins Geller cho biết, cáo buộc của vụ kiện này là VinFast tự mô tả mình là “một nền tảng di chuyển toàn diện, sáng tạo, tập trung...
23 Tháng Ba 20245:59 CH(Xem: 1818)
“Trong Chu kỳ Kiểm định Phổ quát (UPR) lần thứ 3 của Việt Nam tại Geneva, Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam, đồng thời bảo vệ tôn giáo và các dân tộc thiểu số cũng như không áp đặt các hạn chế pháp lý đối với họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, kể từ năm 2019, thành tích nhân quyền của Việt Nam trở nên xấu đi đáng kể. Trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng mô hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) về chính sách tôn giáo, yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải ghi danh tổ chức và nơi thờ cúng của họ với chính phủ như một điều kiện tiên quyết cho hoạt động tôn giáo.
23 Tháng Ba 20245:08 CH(Xem: 1440)
Nói về việc suy tôn này, Hoà thượng Thích Nguyên Lý - thành viên trong Hội đồng Giáo phẩm Trung ương kiêm Trưởng phòng Hành sự Văn phòng Chánh Thư ký Viện Tăng thống nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 21/3: “Theo đúng Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đúng 100 ngày sau khi Chánh Thư ký Viện Tăng thống viên tịch thì Hội đồng Giáo phẩm Trung ương mới tấn phong ngài Tuệ Sỹ lên Đại lục Tăng thống.” Cũng trong dịp này, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước An đăng lâm Pháp tịch Tăng trưởng còn Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thắng đăng lâm Pháp tịch Chánh Thư ký Xử lý...
14 Tháng Ba 20247:34 CH(Xem: 2345)
Bước sang phần giới thiệu tác phẩm tâm huyết bằng Anh Ngữ “I must live”, linh mục chia xẻ tâm tình với đồng hương về thân phận bi thương thống khổ cùng cực của mình và bạn bè trong suốt nhiều năm dài trong ngục tù CS. Những kinh nghiệm cùng khổ của bản thân trong những giờ phút thập tử nhất sinh, những ước muốn đấu tranh cho chính nghĩa, cho quê hương dân tộc đã hun đúc nghị lực sức mạnh để LM vùng dậy dành lây cuộc sống để tiếp tục kiên trì thực hiện hoài bảo ước vọng của minh, và kết quả là sự ra đời của của tác phẩm tâm huyết của LM “Tôi phải sống” bằng Việt Ngữ. “Tôi phải sống” được người Việt trên thê giới yêu thương...
16 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2641)
Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn. Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
14 Tháng Hai 20244:59 CH(Xem: 3089)
“Power Machines chấm dứt hợp đồng trước vì cho rằng PVN vi phạm nghĩa vụ, như vậy Power Machines cho rằng PVN có lỗi. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng tin cậy, Power Machines khởi đầu vụ kiện với vị thế yếu, nhưng dường như PVN không tận dụng lợi thế để đưa ra những lập luận mạnh chống lại, nên không thành công. Trong thời gian xét xử, PVN bổ sung một luật sư rất giỏi, nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế.” Về nghĩa vụ đền bù cho công ty của Nga, theo luật sư này, nếu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam không tự nguyện thi hành án và thanh toán tiền, thì "khả năng bị kê biên tài sản ở nước ngoài sẽ rất cao."
08 Tháng Hai 20249:31 CH(Xem: 2802)
Là một trang tin tranh đấu bất vụ lợi, ngoài việc được một số đông bạn đọc hưởng ứng, đón xem, chúng tôi còn có một số tác giả nhiệt tình gửi bài đến để lan tỏa thông tin cùng bạn đọc, trong đó có một số tác giả trong nước đã không nề hà hiểm nguy gửi bài khi nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ có thể bị bắt giữ nếu chúng tìm ra!. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến các tác giả, các trang mạng liên thông trên Website, Facebook, Youtube và bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã quan tâm, cổ vũ và chia sẻ bài viết trên trang nhà.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 3557)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 3489)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
11 Tháng Giêng 20247:00 CH(Xem: 3606)
Cảnh sát quốc gia Ireland, tức Gardaí, bắt đầu tiến hành điều tra về buôn người sau khi 14 di dân không giấy tờ bị phát hiện ra trong một xe container đông lạnh trên chiếc phà vừa cập cảng Rosslare vào sáng ngày 8/1, theo Irish Times. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Anh cho biết họ được cảnh sát sở tại thông báo có 3 người nghi là công dân Việt trong số những người này và đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh danh tính, theo ghi nhận của Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam hôm 11/1. Đại sứ quán đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ireland cũng như Cảnh sát Dublin đề nghị cung cấp thông tin cũng như để đảm bảo các di dân lậu này được đối xử nhân đạo và đúng pháp luật, vẫn theo Vietnam Plus.
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.