Lạc quan tếu
Nguồn hình từ Facebook
Phạm Trần
Việt Báo
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024)
Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ. Thứ nhất, một đảng chính trị lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước thì việc “xây dựng CNXH” là chuyện tát nhiên. Hơn nữa, nhân dân không can dự vào việc đảng tự cho mình quyền cai trị đất nước như ghi trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
Điều này viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội….”
Nhưng khi bạo ngôn rằng “Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” là coi thường nhân dân. Nếu không có đảng CSVN “tự tiếm quyền lãnh đạo” thì dân ta sẽ có đảng khác cầm quyền thật sự là “của dân, do dân và vì dân, và được bầu lên bởi dân.
Do đó, câu tuyên truyền “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” không phản ảnh sự thật. Tính bao biện, độc quyền, ép nhân dân chấp nhận quyền cai trị phi dân chủ của mình là nguyên nhân của tình trạng tụt hậu, chậm tiến sau 40 năm gọi là “đổi mới”, từ năm 1986.
NHỮNG BƯỚC LÙI
Sau 40 năm “đổi mới” từ 1986 đến năm 2026, khi đảng CSVN bước vào khóa XIV, Việt Nam đã khá hơn về kinh tế. Lợi tức đồng niên đầu người đã dạt mức 3.500 Mỹ kim. Lạm phát được kiểm soát ở mức 4-6%. Công nghiệp phát triển “trung bình” nhờ ổn định chính trị. Mặt yếu của kinh tế Việt Nam là thiếu chuyên viên và thiếu linh kiện sản xuất trong nước. Phần lớn vật liệu và máy móc dùng cho sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài, đa số từ Trung Quốc.
Vì vậy, theo báo cáo chính thức: “Thâm hụt thương mại của Việt Nam với thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm 2023.”
Tuy nhiên Việt Nam cũng nhận được mỗi năm trên 10 tỷ Mỹ kim của người Việt ở nước ngoài gửi về, giúp ổn định đời sống cho nhiều gia đình.
Những tín hiệu khả quan này đã bị “quốc nạn” tham nhũng xóa mờ. Bài viết của Tuyên Giáo nhìn nhận: “Đây là những vấn đề rất nhức nhối đối với xã hội. Tệ quan liêu dẫn tới việc cán bộ, cơ quan nhà nước xa dân, không hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, và vì thế mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân rất dễ bị ảnh hưởng. Nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí xói mòn cả sức mạnh vật chất và tinh thần của quốc gia, làm giảm niềm tin của nhân dân với Nhà nước và với Đảng. Để tiến hành đổi mới đất nước một cách có hiệu quả, Đảng ta và nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và tệ quan liêu.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024)
Trong khi đó, Bách khoa Toàn thư mở viết: “Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lý, giáo dục và thực thi pháp luật.”
Sau tham nhũng, đảng CSVN còn phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa và suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên”.
Báo Hà Nội Mới viết: “Đây là bài học xương máu, cho chúng ta thấy sự nguy hại khôn lường khi những cơn sóng ngầm “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” bùng lên đỉnh điểm, tạo thành “cơn địa chấn chính trị”. Nó đã cắt ngang những số phận, cuốn phăng những cuộc đời, vùi sâu, chôn lấp cả một thể chế chính trị của một quốc gia, dân tộc có nền văn hiến lâu đời và tiêu biểu, một quốc gia hùng cường - Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.” (HNM, ngày đăng 17/04/2024)
Khối Liên bang Sô Viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu đã khủng hoảng từ thập niên 1980 dẫn đến sự sụp đổ của Nga ngày 26 tháng 12 năm 1991. Cơn địa chấn này kết liễu 70 năm cai trị hà khắc của Cộng sản Liên Sô.
Vì vậy đảng CSVN rất lo sợ khi xẩy ra tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng.
Phạm Trần
Việt Báo
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024)
Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ. Thứ nhất, một đảng chính trị lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước thì việc “xây dựng CNXH” là chuyện tát nhiên. Hơn nữa, nhân dân không can dự vào việc đảng tự cho mình quyền cai trị đất nước như ghi trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
Điều này viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội….”
Nhưng khi bạo ngôn rằng “Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” là coi thường nhân dân. Nếu không có đảng CSVN “tự tiếm quyền lãnh đạo” thì dân ta sẽ có đảng khác cầm quyền thật sự là “của dân, do dân và vì dân, và được bầu lên bởi dân.
Do đó, câu tuyên truyền “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” không phản ảnh sự thật. Tính bao biện, độc quyền, ép nhân dân chấp nhận quyền cai trị phi dân chủ của mình là nguyên nhân của tình trạng tụt hậu, chậm tiến sau 40 năm gọi là “đổi mới”, từ năm 1986.
NHỮNG BƯỚC LÙI
Sau 40 năm “đổi mới” từ 1986 đến năm 2026, khi đảng CSVN bước vào khóa XIV, Việt Nam đã khá hơn về kinh tế. Lợi tức đồng niên đầu người đã dạt mức 3.500 Mỹ kim. Lạm phát được kiểm soát ở mức 4-6%. Công nghiệp phát triển “trung bình” nhờ ổn định chính trị. Mặt yếu của kinh tế Việt Nam là thiếu chuyên viên và thiếu linh kiện sản xuất trong nước. Phần lớn vật liệu và máy móc dùng cho sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài, đa số từ Trung Quốc.
Vì vậy, theo báo cáo chính thức: “Thâm hụt thương mại của Việt Nam với thị trường Trung Quốc trong 8 tháng năm 2024 đã lên đến 54,2 tỷ USD, vượt gần 5 tỷ USD so với mức nhập siêu từ thị trường này trong cả năm 2023.”
Tuy nhiên Việt Nam cũng nhận được mỗi năm trên 10 tỷ Mỹ kim của người Việt ở nước ngoài gửi về, giúp ổn định đời sống cho nhiều gia đình.
Những tín hiệu khả quan này đã bị “quốc nạn” tham nhũng xóa mờ. Bài viết của Tuyên Giáo nhìn nhận: “Đây là những vấn đề rất nhức nhối đối với xã hội. Tệ quan liêu dẫn tới việc cán bộ, cơ quan nhà nước xa dân, không hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, và vì thế mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân rất dễ bị ảnh hưởng. Nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí xói mòn cả sức mạnh vật chất và tinh thần của quốc gia, làm giảm niềm tin của nhân dân với Nhà nước và với Đảng. Để tiến hành đổi mới đất nước một cách có hiệu quả, Đảng ta và nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và tệ quan liêu.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024)
Trong khi đó, Bách khoa Toàn thư mở viết: “Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lý, giáo dục và thực thi pháp luật.”
Sau tham nhũng, đảng CSVN còn phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa và suy thoái đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên”.
Báo Hà Nội Mới viết: “Đây là bài học xương máu, cho chúng ta thấy sự nguy hại khôn lường khi những cơn sóng ngầm “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” bùng lên đỉnh điểm, tạo thành “cơn địa chấn chính trị”. Nó đã cắt ngang những số phận, cuốn phăng những cuộc đời, vùi sâu, chôn lấp cả một thể chế chính trị của một quốc gia, dân tộc có nền văn hiến lâu đời và tiêu biểu, một quốc gia hùng cường - Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.” (HNM, ngày đăng 17/04/2024)
Khối Liên bang Sô Viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu đã khủng hoảng từ thập niên 1980 dẫn đến sự sụp đổ của Nga ngày 26 tháng 12 năm 1991. Cơn địa chấn này kết liễu 70 năm cai trị hà khắc của Cộng sản Liên Sô.
Vì vậy đảng CSVN rất lo sợ khi xẩy ra tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng.
Tuyên Giáo viết tiếp: “Ở Việt Nam, có cán bộ, đảng viên vốn là người trung kiên với cách mạng trong chiến tranh, trong gian khổ, từng hết lòng vì Đảng, vì dân, nhưng trước tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đã không cưỡng lại được và rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, chưa phục vụ, cống hiến được bao nhiêu, nhưng với mục đích, động cơ cá nhân chủ động thực hiện tham nhũng, tiêu cực… và trượt dài, rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cũng có những trường hợp cán bộ, đảng viên bị lôi kéo, thậm chí là bị khống chế, đe dọa khi đã vướng vào đường dây tham nhũng và cũng trượt vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Báo Hà Nội Mới cho biết: “Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí phấn đấu; lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng. Bên cạnh đó là những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế; việc giáo dục đạo đức cách mạng bị buông lỏng; tình trạng tham ô, tham nhũng trong bộ máy chính quyền các cấp chưa được ngăn chặn hiệu quả. Hơn nữa, sự chống phá quyết liệt, nhất là hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một tác nhân trực tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.”
Nhưng biết rõ nguyên nhân rồi mà “tham nhũng cứ trơ ra”, cán bộ, đảng viên tiếp tục “tự diễn biến, tự chuyển hóa” xa đảng, xa dân thì tất nhiên đảng cầm quyền “phải có vấn đề”.
KIÊN ĐỊNH VU VƠ
Nguyên nhân chính là do đảng vẫn ngoan cố tự ép dân phải chọn Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.Thứ đến là đảng giành hết mọi quyền hạn cho mình. Nhân dân không có quyền gì, mặc dù đảng vẫn ba hoa “nhân dân làm chủ”, nhưng lại thòng câu “Nhà Nước quản lý, Đảng lãnh đạo”.
Nhân dân cũng không có tiếng nói trong các cơ quan dân cử gồm Hội đồng Nhân dân và Quốc hội. Các cuộc bầu cử chỉ là “đảng cử dân bầu” tẻ nhạt.
Vì vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lạc quan tếu khi nói rằng rằng: “Sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.” ( Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười khóa XIII”, từ 18/9 đến ngày 20/9/2024)
Lời nói của ông Tô Lâm đã được phụ họa bởi đội ngũ cán bộ Tuyên giáo và báo chí đảng, nhưng toàn lý thuyết.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Báo Hà Nội Mới cho biết: “Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là do bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí phấn đấu; lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng. Bên cạnh đó là những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế; việc giáo dục đạo đức cách mạng bị buông lỏng; tình trạng tham ô, tham nhũng trong bộ máy chính quyền các cấp chưa được ngăn chặn hiệu quả. Hơn nữa, sự chống phá quyết liệt, nhất là hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một tác nhân trực tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.”
Nhưng biết rõ nguyên nhân rồi mà “tham nhũng cứ trơ ra”, cán bộ, đảng viên tiếp tục “tự diễn biến, tự chuyển hóa” xa đảng, xa dân thì tất nhiên đảng cầm quyền “phải có vấn đề”.
KIÊN ĐỊNH VU VƠ
Nguyên nhân chính là do đảng vẫn ngoan cố tự ép dân phải chọn Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.Thứ đến là đảng giành hết mọi quyền hạn cho mình. Nhân dân không có quyền gì, mặc dù đảng vẫn ba hoa “nhân dân làm chủ”, nhưng lại thòng câu “Nhà Nước quản lý, Đảng lãnh đạo”.
Nhân dân cũng không có tiếng nói trong các cơ quan dân cử gồm Hội đồng Nhân dân và Quốc hội. Các cuộc bầu cử chỉ là “đảng cử dân bầu” tẻ nhạt.
Vì vậy, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lạc quan tếu khi nói rằng rằng: “Sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.” ( Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười khóa XIII”, từ 18/9 đến ngày 20/9/2024)
Lời nói của ông Tô Lâm đã được phụ họa bởi đội ngũ cán bộ Tuyên giáo và báo chí đảng, nhưng toàn lý thuyết.
Gửi ý kiến của bạn