Còn đảng thì còn tham nhũng
Lũ tham quan giòi bọ chuyên "sống, học tập, làm theo tấm gương đạo đức hcm" - nguồn hình TTV+.
Phạm Trần
Việt Báo
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn.
Trường hợp Tổng Bí thư Tô Lâm cũng thế thôi. Sau ngày ông nhận chức 03/08/2024, thay ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ông Tô Lâm đã xắn tay áo lên hô hào cả nước tham gia “chống tham nhũng tiêu cực và lãng phí”. Nhưng “ba bề bốn bên” vẫn “im lặng như tờ”. Chỉ thấy Đảng và Chính phủ hô hào. Báo chí của đảng cũng “im hơi lặng tiếng chờ lệnh Ban Tuyên giáo” cho phép đánh ai và đánh kiểu nào.
THAM NHŨNG VẪN TRƠ RA
Vì vậy, Chính phủ đã báo cáo: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số những hạn chế về công tác giám định, định giá tài sản; vẫn còn tình trạng né tránh kết luận trực tiếp nội dung trưng cầu. Công tác tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ các đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn khó khăn. Thu hồi tài sản mặc dù đã được tăng cao hơn so với năm trước nhưng giá trị tài sản thu hồi cũng còn tồn đọng lớn. Tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn diễn biến phức tạp... (báo Chính phủ, ngày 30/10/024)
Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi: “Phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí; xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”
Ông còn đề nghị: “Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.”
Muốn như thế thì Đảng phải: “Thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng", cơ chế phát hiện, xử lý hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý để “không cần, không muốn tham nhũng". (Báo điện tử ĐCSVN, ngày 28/01/2021)
Tuy nhiên, bốn năm sau ý kiến này của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vẫn chưa thực hiện được trong khi tham nhũng vẫn “diễn biến phức tạp và tinh vi”, theo Báo cáo chính thức.
Do đó, tân Tổng Bí thư Tô Lâm mới đề xướng: “Phải làm cho việc thực hành liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trở thành việc làm 'tự giác', 'tự nguyện' như 'cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày'. Phải khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, tạo thói quen quý trọng thời gian làm việc, tiền bạc, tài sản của nhà nước, công sức của nhân dân”. (báo Chính phủ, ngày 30/10/2024)
Công tác “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lãng phí” bắt đầu từ năm 2005, nhưng theo báo Thanh tra của Đảng thì “Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất trong bộ máy Nhà nước với các doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi. Tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài.”
Hai chữ “nước ngoài” được hiểu là kẻ tham nhũng đã trốn ra nước ngoài và mang theo tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, báo cáo không cho biết số kẻ tham nhũng đã trốn ra nước ngoài và trị giá tài sản mang theo.
Thanh Tra nhìn nhận: “Việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kết quả tương trợ tư pháp.”
Về các vụ bắt được, Thanh Tra khoe: “Trong kỳ báo cáo năm 2024, các cơ quan điều tra trong lực lượng công an đã thụ lý điều tra 1.347 vụ án và 3.565 bị can phạm tội về tham nhũng.
Tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra tạm tính khoảng 4.586 tỷ đồng và 59.899m2 đất.
Trong đó, các cơ quan đã thu hồi, kê biên, tạm giữ khoảng 1.535 tỷ đồng và 45.303m2 đất, hơn 2,6 triệu USD, 97 miếng kim loại màu vàng, 534 cây vàng SJC, 9 bất động sản, 1.444 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại, 1 xe Mercedes Ben…”
TƯƠNG LAI
TƯƠNG LAI
Đưa ra dự báo, Chính phủ Việt Nam nhận định: “Năm 2025, tham nhũng vẫn là vấn nạn chung của thế giới và khu vực. Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.”
Như thế là “tham nhũng cứ trơ mặt cười vào mũi đảng”. Nhưng chuyện này cũng xưa như trái đất, vì càng chống càng có nhiều vụ tham nhũng mới do cán bộ, đảng viên gây ra.
Cán bộ, đảng viên là những kẻ có chức, có quyền nên chừng nào Đảng còn thì Tham nhũng vẫn còn.
Gửi ý kiến của bạn