Ông Tô Lâm trình diễn nghệ thuật cân bằng "đu dây" của Việt Nam khi ra mắt thế giới

10 Tháng Mười 20246:53 CH(Xem: 1172)

Ông Tô Lâm trình diễn nghệ thuật cân bằng "đu dây" của Việt Nam
khi ra mắt thế giới

Lãnh đạo tối cao mới của Hà Nội thận trọng quản lý các mối quan hệ
với Mỹ, Nga và Trung Quốc
Ông Tô Lâm trình diễn nghệ thuật cân bằng "đu dây" của Việt Nam khi ra mắt thế giới                                       Minh họa của Amanda Weisbrod/RFA - AP, Adobe Stock





Đọc bản tiếng Anh





Zachary Abuza*
     RFA





Khi ông Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào tháng 8 năm nay, có nhiều đồn đoán rằng ông cựu bộ trưởng công an có thể sẽ định hướng lại chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc.

Giống với người đồng nhiệm Trung Quốc  Tập Cận Bình, ông Lâm có nỗi sợ hãi về “các cuộc cách mạng màu” đang phổ biến và cũng đàn áp thẳng tay đối với những người bất đồng chính kiến trong những năm ông đứng đầu ngành công an. Nhưng hiện vẫn chưa có sự sắp xếp lại chính sách đối ngoại của Việt Nam và cũng sẽ không có điều đó.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam thường được Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đề ra và thêm nữa đã được đưa vào Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Văn bản này viết rằng “tùy diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp ....với các quốc gia khác.”

Quan trọng hơn, chính sách ngoại giao không liên minh, liên kết của Việt Nam đã tỏ ra rất hữu ích cho quốc gia này và các nhà lãnh đạo Việt Nam là các bậc thầy về nghệ thuật giữ thế cân bằng 'đu dây'. 

2TL.jpeg
Chủ tịch nước Tô Lâm tại một cuộc hội đàm tại Phủ Chủ tịch tại Hà Nội ngày 13/9/2024. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP  

Trong vòng ba ngày sau chuyến thăm lịch sử tới Mỹ và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã có mặt tại Diễn đàn Hương Sơn tại Bắc Kinh và gặp gỡ những người đồng nhiệm Trung Quốc của mình.

Người ta đã từng coi chuyến thăm đầu tiên của ông Tô Lâm với tư cách Tổng Bí thư tới Trung Quốc là bằng chứng cho thấy xu thế nghiêng về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ trước và tuân thủ theo một khuôn mẫu đã có từ lâu.

Sau khi được bầu làm Chủ tịch nước trong tháng 5, ông Lâm đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Lào và Campuchia – một thông lệ đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trung Quốc luôn là chuyến đi thứ 3 của một nhà lãnh đạo cấp cao nước này.

Chuyến đi tới Mỹ dự họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) của ông Tô Lâm một lần nữa thể hiện rõ chính sách ngoại giao không liên minh, liên kết của Việt Nam.

Bên lề các hoạt động tại LHQ, ông đã không thăm Washington D.C.  –  bỏ lỡ một cơ hội [tăng cường quan hệ với Mỹ]. Mặc dù vậy,  quyết định này là một tín hiệu quan trọng đối với Trung Quốc.

Ông Lâm chắc chắn đã bận rộn tại New York, với các phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Đại học Columbia và Viện nghiên cứu chính sách Asia Society.

Những bài phát biểu này của ông không có gì mới mà lặp lại các luận điểm ngoại giao và các ngôn từ/khẩu ngữ quen thuộc mà người ta có thể nghe được từ bất cứ nhà lãnh đạo nào của Việt Nam. Các bài phát biểu này không có gì mới xét ở khía cạnh đề xuất chính sách, cũng không báo hiệu về một làn sóng mới nào về tự do hóa hay đối mới kinh tế của Hà Nội.

Hà Nội & thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với Nga

Có lẽ điều gây ngạc nhiên nhất là việc ông Lâm dường như không tự tin trong các phần hỏi đáp. Ông cựu Bộ trưởng Công an Việt Nam là một người sắc sảo nhưng [khi được hỏi,] ông lại đọc các câu trả lời soạn sẵn cho các câu hỏi chung chung, từ một quyển sổ  của mình.

Ông Lâm đã có một cuộc hội đàm ngắn với Tổng thống Joe Biden bên lề cuộc họp Đại hội đồng LHQ – một trong các cuộc họp theo kiểu gặp gỡ ngoại giao nhanh. Hai bên tái khẳng định cam kết phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được thiết lập một năm trước đó khi ông Biden thăm Hà Nội.

Ông Lâm hối thúc Mỹ cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam – một sự công nhận mà Bộ Thương mại Mỹ đã từ chối hồi cuối tháng 7.

Mặc dù  Việt Nam coi việc có được quy chế kinh tế thị trường là một ưu tiên ngoại giao nhưng họ đã ngây thơ khi nghĩ rằng quy chế này có thể được trao trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử tổng thống - vốn là một cuộc đua tranh khốc liệt mà ở đó phiếu bầu tại các bang chiến trường quan trọng, nơi có khu vực sản xuất và chế tạo lớn, có thể quyết định kết quả của cuộc bầu cử.

Có lẽ cuộc gặp quan trọng nhất của ông Lâm ở New York là cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Mặc dù Việt Nam tuyên bố duy trì chính sách đối ngoại trung lập, nhưng chính sách của nước này đối với Ukraine lại vô cùng tồi. Việt Nam đã tiếp tục hợp tác với Nga ở cấp cao nhất, tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tháng 7/2022, Thủ tướng Dmitry Medvedev vào tháng 3/2023 và Tổng thống Vladimir Putin vào tháng 6 năm nay.

Việt Nam đã đẩy mình vào ngõ cụt vì ông Putin tiếp tục khẳng định rằng Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga và phủ nhận bất kỳ ý niệm nào coi Ukraine là một quốc gia. Điều này đặt ra một tiền lệ rất nguy hiểm cho Việt Nam vì họ đã từng là một tỉnh của Trung Quốc trong hơn một nghìn năm.

3TL.jpeg
Các viên chức cảnh sát ở New York đứng dọc theo Phố 42 ở Manhattan trong ngày 11/9/2024. Tuyến phố này là một trục đường chính mà giới chức ngoại giao đến đây làm việc thường qua lại để đến và đi từ trụ sở LHQ. Nguồn ảnh: Ted Shaffrey/AP

Đối với một quốc gia cam kết duy trì và ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, Việt Nam đã nhắm mắt làm ngơ trước việc Nga trắng trợn xâm lược Ukraine và quyết tâm thay đổi biên giới bằng việc sử dụng vũ lực.

Nhưng quân đội của Việt Nam vẫn có quan hệ rất gần gũi và phụ thuộc nhiều vào Nga. Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhưng Nga vẫn là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất của Hà Nội.

Với ngân sách hàng năm khoảng 9 tỷ USD, vũ khí Nga được xem là hiệu quả về mặt kinh tế đối với Hà Nội và nước này cũng đã được Nga cho phép sản xuất nhiều loại vũ khí trong số đó.

Hơn thế nữa, trong năm 2023, Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận cho phép chuyển lợi nhuận từ một liên doanh ở Siberia để tài trợ cho việc mua vũ khí thế hệ tiếp theo của Nga – một thỏa thuận nhằm né tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Mặc dù ông Lâm đã có một số gặp gỡ quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là với các lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ cao nhưng ông đã không đạt được thoả thuận đầu tư lớn nào.

Mặc dù có nhiều tham vọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất chip, Việt Nam thực sự có những hạn thế và trở ngại về cơ cấu cần phải giải quyết, trong đó có sự khan hiếm lao động công nghệ lành nghề, tình trạng thiếu điện, sự chậm chễ trong việc thực thi chính sách của chính phủ và nạn tham nhũng.

Hoài niệm và sự cân bằng về chủ nghĩa Cộng sản

Buổi làm việc quan trọng nhất của đoàn Việt Nam ở New York là cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang với Văn phòng phụ trách Hoạt động Gìn giữ Hòa bình của LHQ.

Việt Nam hiện triển khai ba đơn vị tại các phái bộ của LHQ ở châu Phi, trong đó có một đơn vị/tiểu đoàn công binh và một bệnh viện dã chiến. Gần đây, Việt Nam đã cử 240 quân nhân gìn giữ hòa bình tới Abyei, Nam Sudan để thay thế nhân sự cũ - một dấu hiệu cho thấy cam kết của nước này đối với hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cũng như sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương.

Nhưng thay vì hướng tới tương lai và thăm Thung lũng Silicon hay một trung tâm công nghệ cao nào khác để gặp gỡ với các nhà đầu tư, ông Lâm đã chọn đi thăm chính thức Cuba – một hoài niệm đối với quá khứ cộng sản.

Xét về kinh tế, chuyến thăm Havana là không hợp lý. Thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam đạt 111 tỷ USD vào năm 2023. Trong khi đó, với kim ngạch thương mại hai chiều chỉ ở mức 155 triệu USD, Việt Nam đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba và là nhà đầu tư châu Á lớn nhất ở Cuba.

Nhưng chuyến đi này quan trọng với Việt Nam.

Một phần đây là một sự trấn an về mặt ngoại giao của Hà Nội đối với Trung Quốc rằng: Chính sách ngoại giao của nước này không chỉ trung lập – với việc ông Lâm không dành thời gian nhiều hơn ở Mỹ hay Canada – mà còn mang định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là câu trả lời cho những nhắc nhở thường xuyên của Bắc Kinh.

Dù chuyến thăm Cuba không mang tính logic về kinh tế, nhưng lại có giá trị về mặt lịch sử và tình cảm, cho thấy Việt Nam biết ơn sự ủng hộ của Havana trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ. Chuyến đi này cũng diễn ra trước dịp kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cu Ba.

Và người Việt Nam đặc biệt nhớ đến ông Fidel Castro -  người không chỉ đến thăm Việt Nam vào năm 1973 mà còn đi tới “vùng giải phóng” miền Nam Việt Nam ở Quảng Trị  và là lãnh tụ nước ngoài duy nhất làm điều này.

4TL.jpeg
                Khóa họp thứ 79  Đại hội đồng LHQ ngày 10/9/2024. Nguồn ảnh: Yuki Iwamura/AP  

Các chuyến công du thế giới của ông Lâm vẫn chưa kết thúc.  

Ông đã thăm chính thức Mông Cổ và Ai-len trước khi bay sang Pháp thăm chính thức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 19 - chuyến thăm đầu tiên trong vòng 22 năm qua của một nguyên thủ Việt Nam tới Pháp, một đế quốc đã từng cai trị nước này.

Chuyến thăm tới Mông Cổ cũng ít có ý nghĩa về mặt kinh tế vì chỉ đạt được một ít thỏa thuận nhỏ, trong  đó có một quan hệ đối tác toàn diện.

Tuy thương mại song phương Việt Nam - Ai-len đã đạt kim ngạch khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2023 nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng. Ai-len có lĩnh vực công nghệ cao phát triển cùng môi trường đầu tư sôi động. Với khoảng 41 dự án nhỏ có tổng trị giá 61 triệu USD, Ai-len hiện còn là một đối tác đầu tư khiêm tốn ở Việt Nam.

Trở lại Hà Nội, hiện có nhiều đồn đoán về đấu đá nội bộ và những yêu cầu trong Đảng rằng ông Lâm phải từ bỏ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng này.

Có vẻ như ông Lâm đang tận dụng tối đa các chuyến công du nước ngoài nhưng ông cũng đang đưa ra tín hiệu rằng Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại không liên minh, liên kết ngay cả khi các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông xứng đáng nhận được những hồi đáp mạnh mẽ và thẳng thừng hơn thường từ Hà Nội.

  

*Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười 202412:11 CH(Xem: 533)
Xin thưa, cái gì người cộng sản chúng nó cũng ngu thế nhưng cái ma giáo, điếm đàng, của chúng lại xuất sắc hơn nhân loại. Chúng không bao giờ chia sẻ quyền lực cho bất kỳ thế lực nào vì điều đó không khác gì đá đổ nồi cơm mình đang ăn, cho nên lời nói của Tô Lâm cũng giống Nguyễn Tấn Dũng năm nào khi lên tiếng ủng hộ Luật Biểu Tình, của Nguyễn Minh Triết tại Cuba...; tất cả bọn chúng chỉ nói cho sướng cái mồm, cho ra vẻ, còn nền chính trị độc tài, độc đảng của VN thì sẽ không bao giờ thay đổi!.
31 Tháng Mười 202412:07 CH(Xem: 232)
Đó là sự lựa chọn về việc liệu chúng ta có một đất nước có nền tảng là tự do cho tất cả người Mỹ hay bị cai trị bởi sự hỗn loạn và chia rẽ.” Bà vẽ nhanh một bức tranh tổng thể về sự nguy hiểm của Donald Trump với nước Mỹ bằng cách nhắc lại chuyện gì đã xảy ra ngay tại nơi này, vào ngày 6 Tháng Giêng bốn năm trước. “Donald Trump đã dành cả thập kỷ để cố gắng giữ chặt người dân Mỹ trong chia rẽ và sợ hãi lẫn nhau. Đó là con người của ông ta. Nhưng nước Mỹ, tối nay, tôi đến đây để nói rằng đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta.”
31 Tháng Mười 202412:06 CH(Xem: 199)
Chứ nếu các mục tiêu đó đạt được thì cuộc nổi dậy Cướp Chính quyền để "Cứu lấy nước Mỹ" của Trump coi như thành công và số phận của ngôi đền Điện Capitol sẽ giống như Armetis cổ đại. Và Trump sẽ biến nước Mỹ thành Nhà nước chuyên chế độc tài gia đình trị.Cả thế giới rung chuyển và lên án cuộc nổi dậy "đốt đền" của Trump,mặc dù cuộc phóng hoả,cài bom vào ngôi đền Dân chủ Điện Capitol bất thành nhưng ko vì thế mà lịch sử nước Mỹ và thế giới không xếp Trump vào top những kẻ "đốt đền vĩ đại" nhất của nhân loại như Herostratus và Osama bin Laden...
30 Tháng Mười 202411:51 SA(Xem: 314)
Theo USCIRF: “Công an địa phương đã ngăn cản các cuộc tụ tập, đe dọa và trong một số trường hợp còn đánh đập người tổ chức buổi tụ tập và những người tham gia. Công an địa phương đã cấm tín đồ của Dương Văn Mình sử dụng các vật dụng mang tính biểu tượng của nhóm (bao gồm thánh giá) trong đám tang hoặc để trang trí bàn thờ tại nơi sinh sống của họ”. USCIRF nêu bằng chứng: “Ngày 5 tháng 4, chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã xông vào nhà riêng của 31 hộ gia đình là tín đồ của Dương Văn Mình, đập phá bàn thờ, tịch thu những đồ bị cấm, và dùng bạo lực ép buộc họ ký hoặc để lại dấu tay...
28 Tháng Mười 202411:13 SA(Xem: 503)
Trái ngược với George W Bush, phó tổng thống của ông, Dick Cheney đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho bà Kamala Harris. Ông có lời tuyên bố nổi tiếng về cuộc bầu cử 2024: “Trong lịch sử 248 năm của Hoa Kỳ, chưa từng có một cá nhân nào là mối đe dọa lớn hơn đối với nền Cộng Hòa của chúng ta hơn Donald Trump. Ông ta đã cố gắng tước đoạt kết quả cuộc bầu cử 2020 bằng cách dùng những lời nói dối và bạo lực để nắm giữ quyền lực, sau khi cử tri đã từ chối ông ta. Ông ta không bao giờ có thể được tin tưởng để giao phó quyền lực nữa.”
25 Tháng Mười 20247:33 CH(Xem: 571)
Tháng 3/2024, ông Võ Văn Thưởng bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Tháng 4/2024, tới lượt ông Vương Đình Huệ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Quốc hội. Sáu tuần sau (16/5/2024), bà Trương Thị Mai chia sẻ số phận của ông Thưởng, ông Huệ và thôi làm Thường trực Ban Bí thư. Đến thời điểm đó, nhân số Bộ Chính trị chỉ còn 12/18 vì trước đó đã có ba người khác bị loại khỏi Bộ Chính trị (Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc).
21 Tháng Mười 20247:25 CH(Xem: 637)
Với lịch sử nước Mỹ đã dính dáng đến VN trong đó cả hai nền Cộng Hòa và chính phủ Lon Nol của CPC bên cạnh cũng cùng chung số phận khi Mỹ cắt viện trợ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn khi khối cs Bắc Việt và quân Khmer Đỏ lại được sự tài trợ dồi dào của TQ và khối csQT. Do đó hành động đu giây của giới lãnh đạo csVN gần đây chỉ là tìm kiếm thuận lợi về để nuôi sống băng đảng của mình. Còn việc ngả theo trục phương Tây là chuyện không bao giờ xảy ra, bởi vì người cộng sản VN thừa biết chính sách của Mỹ tùy theo từng đời tổng thống, mà mỗi đời tổng thống chỉ có một nhiệm kỳ 4 năm, nhiều lắm là 2 nhiệm kỳ...
18 Tháng Mười 20247:59 CH(Xem: 623)
Châu Á phải biết rằng mối đe dọa cơ bản của Trump đối với nền dân chủ Hoa Kỳ là có thật. Điều này quan trọng đối với châu Á, nơi mà đối với nhiều chính phủ, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia không thể thiếu. Nhìn từ góc nhìn cách xa 10.000 km, nơi chính quyền Biden đã phải mất 4 năm để xây dựng lại cấu trúc ngoại giao phức tạp mà Trump và hai bộ trưởng ngoại giao kém năng lực của ông đã hủy hoại khi ông còn ở Nhà Trắng. Ý tưởng rằng Trump có thể trở lại làm tổng thống dường như không thể hiểu nổi khi ông đang quậy phá uy tín của các cơ quan dân chủ.
16 Tháng Mười 20245:09 CH(Xem: 983)
Chủ nghĩa cộng sản ngày nay đã phai tàn trên toàn thế giới, khối csQT hùng mạng trong thế kỷ 20 đã sụp đổ hoàn toàn, từ Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức…; tất cả đã chuyển màu đi theo chủ nghĩa tư bản, xây dựng đất nước thành những quốc gia dân chủ (và ngụy dân chủ), chỉ còn vài nước ‘kiên cường’ bám trụ trong đó của TQ, Cuba, Bắc Hàn và VN, riêng Venezuela từ một quốc gia dầu mỏ giàu có đã mau chóng lụn bại khi Tổng Thống Hugo Chavez hoang tưởng về con đường XHCN dẫn đến đất nước rối loạn, đói nghèo. Bắc Hàn cũng không khá gì hơn, người dân của họ cũng không khác gì miền Bắc Việt Nam thời tiền cộng sản...
09 Tháng Mười 20246:09 CH(Xem: 1714)
Nhưng điếm yếu nhất của chế độ độc tài đảng trị độc đảng chính là do chỉ có một đảng phái cai trị dẫn đến lạm quyền, kèm theo đó là không có tự do ngôn luận – hệ thống báo chí tư nhân – và quan trọng hơn hết là người dân bị cấm cái quyền dân chủ của mình, họ không được nói, được chỉ trích những di hại, bằng chứng về những sai lầm của bộ máy đảng trị và có thể bị bắt bất cứ lúc nào bằng các điều luật phản nhân quyền, phi dân chủ như 72, 258, 331… mà bộ máy cai trị đặt ra để kềm tỏa người dân!. Đó chính là một đảng phái độc tài, cực đoan và ngụy dân chủ!
09 Tháng Mười 20246:08 CH(Xem: 1408)
Nhưng đài báo nhà nước thì cho dân “ăn” bơ sữa thường xuyên, nhất là khi lên tiếng tố cáo chính quyền “ngụy” Sài Gòn. Họ gọi đó là bọn tay sai của đế quốc Mỹ, cam phận ăn “bơ thừa sữa cặn” để áp bức bóc lột đồng bào miền Nam, gây chiến tranh chia cắt đất nước. Theo cán bộ hồi đó giải thích, cũng như đọc trên báo Nhân Dân, ăn “bơ thừa sữa cặn” là ăn thứ người ta đổ đi, ăn hèn ăn nhục, bám đít đứa khác, chả khác gì con chó ăn sít. Thà đói khổ mà làm người cách mạng, còn hơn sống kiếp “bơ thừa sữa cặn”. Nghe giải thích vậy, tự dưng thấy không thèm bơ sữa nữa. Đói cũng vinh quang. Thèm cũng tự hào.
08 Tháng Mười 20248:44 CH(Xem: 879)
Họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ ông Trump cho kỳ bầu cử này. Họ không đủ can đảm để vượt lên đảng tính. Họ dùng cảm tính để đánh giá sự thật thay vì dùng tri thức để đánh giá sự thật. Đó chính là lý do tại sao, đến giờ phút này, họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ “thần tượng Trump” của họ. Họ hoàn toàn không hề nghĩ rằng họ đã bị lợi dụng như chính cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước của Việt tộc từ năm 1930 đến năm 1975.
07 Tháng Mười 20247:54 CH(Xem: 929)
Đối với một số cán bộ lãnh đạo các cấp, đi làm việc nước cũng có nghĩa là xách cặp đi họp, chu toàn bổn phận…. Việc làm thường xuyên này đã tạo ra cho họ hai trạng thái tâm lý rất tế nhị, đó là an tâm và ngụy tín (mal foi/ tin giả, đức tin xấu). An tâm là thái độ nhân danh để hành động, do đã có tập thể bảo kê mà mình tin là sáng suốt lãnh đạo chịu trách nhiệm hết cả; còn ngụy tín là thái độ tự lừa dối chính họ mà họ không hay biết. Nghĩa là khởi đầu họ tin là thật một điều gì đó biết là không thật, nhưng cứ đóng kịch mãi rồi quên mất mình giả vờ, đóng kịch, cuối cùng tin thật vào những điều mình giả vờ, đóng kịch, cho đến khi tỉnh ngộ mới nhận ra được.
04 Tháng Mười 20248:50 CH(Xem: 1781)
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 20246:42 CH(Xem: 1158)
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
31 Tháng Mười 2024
Xin thưa, cái gì người cộng sản chúng nó cũng ngu thế nhưng cái ma giáo, điếm đàng, của chúng lại xuất sắc hơn nhân loại. Chúng không bao giờ chia sẻ quyền lực cho bất kỳ thế lực nào vì điều đó không khác gì đá đổ nồi cơm mình đang ăn, cho nên lời nói của Tô Lâm cũng giống Nguyễn Tấn Dũng năm nào khi lên tiếng ủng hộ Luật Biểu Tình, của Nguyễn Minh Triết tại Cuba...; tất cả bọn chúng chỉ nói cho sướng cái mồm, cho ra vẻ, còn nền chính trị độc tài, độc đảng của VN thì sẽ không bao giờ thay đổi!.
31 Tháng Mười 2024
Đó là sự lựa chọn về việc liệu chúng ta có một đất nước có nền tảng là tự do cho tất cả người Mỹ hay bị cai trị bởi sự hỗn loạn và chia rẽ.” Bà vẽ nhanh một bức tranh tổng thể về sự nguy hiểm của Donald Trump với nước Mỹ bằng cách nhắc lại chuyện gì đã xảy ra ngay tại nơi này, vào ngày 6 Tháng Giêng bốn năm trước. “Donald Trump đã dành cả thập kỷ để cố gắng giữ chặt người dân Mỹ trong chia rẽ và sợ hãi lẫn nhau. Đó là con người của ông ta. Nhưng nước Mỹ, tối nay, tôi đến đây để nói rằng đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta. Đó không phải là con người của chúng ta.”
31 Tháng Mười 2024
Chứ nếu các mục tiêu đó đạt được thì cuộc nổi dậy Cướp Chính quyền để "Cứu lấy nước Mỹ" của Trump coi như thành công và số phận của ngôi đền Điện Capitol sẽ giống như Armetis cổ đại. Và Trump sẽ biến nước Mỹ thành Nhà nước chuyên chế độc tài gia đình trị.Cả thế giới rung chuyển và lên án cuộc nổi dậy "đốt đền" của Trump,mặc dù cuộc phóng hoả,cài bom vào ngôi đền Dân chủ Điện Capitol bất thành nhưng ko vì thế mà lịch sử nước Mỹ và thế giới không xếp Trump vào top những kẻ "đốt đền vĩ đại" nhất của nhân loại như Herostratus và Osama bin Laden...
30 Tháng Mười 2024
Theo USCIRF: “Công an địa phương đã ngăn cản các cuộc tụ tập, đe dọa và trong một số trường hợp còn đánh đập người tổ chức buổi tụ tập và những người tham gia. Công an địa phương đã cấm tín đồ của Dương Văn Mình sử dụng các vật dụng mang tính biểu tượng của nhóm (bao gồm thánh giá) trong đám tang hoặc để trang trí bàn thờ tại nơi sinh sống của họ”. USCIRF nêu bằng chứng: “Ngày 5 tháng 4, chính quyền xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã xông vào nhà riêng của 31 hộ gia đình là tín đồ của Dương Văn Mình, đập phá bàn thờ, tịch thu những đồ bị cấm, và dùng bạo lực ép buộc họ ký hoặc để lại dấu tay...
28 Tháng Mười 2024
Trái ngược với George W Bush, phó tổng thống của ông, Dick Cheney đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho bà Kamala Harris. Ông có lời tuyên bố nổi tiếng về cuộc bầu cử 2024: “Trong lịch sử 248 năm của Hoa Kỳ, chưa từng có một cá nhân nào là mối đe dọa lớn hơn đối với nền Cộng Hòa của chúng ta hơn Donald Trump. Ông ta đã cố gắng tước đoạt kết quả cuộc bầu cử 2020 bằng cách dùng những lời nói dối và bạo lực để nắm giữ quyền lực, sau khi cử tri đã từ chối ông ta. Ông ta không bao giờ có thể được tin tưởng để giao phó quyền lực nữa.”
25 Tháng Mười 2024
Tháng 3/2024, ông Võ Văn Thưởng bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Nhà nước (CTNN). Tháng 4/2024, tới lượt ông Vương Đình Huệ bị loại ra khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Chủ tịch Quốc hội. Sáu tuần sau (16/5/2024), bà Trương Thị Mai chia sẻ số phận của ông Thưởng, ông Huệ và thôi làm Thường trực Ban Bí thư. Đến thời điểm đó, nhân số Bộ Chính trị chỉ còn 12/18 vì trước đó đã có ba người khác bị loại khỏi Bộ Chính trị (Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc).
21 Tháng Mười 2024
Với lịch sử nước Mỹ đã dính dáng đến VN trong đó cả hai nền Cộng Hòa và chính phủ Lon Nol của CPC bên cạnh cũng cùng chung số phận khi Mỹ cắt viện trợ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn khi khối cs Bắc Việt và quân Khmer Đỏ lại được sự tài trợ dồi dào của TQ và khối csQT. Do đó hành động đu giây của giới lãnh đạo csVN gần đây chỉ là tìm kiếm thuận lợi về để nuôi sống băng đảng của mình. Còn việc ngả theo trục phương Tây là chuyện không bao giờ xảy ra, bởi vì người cộng sản VN thừa biết chính sách của Mỹ tùy theo từng đời tổng thống, mà mỗi đời tổng thống chỉ có một nhiệm kỳ 4 năm, nhiều lắm là 2 nhiệm kỳ...
18 Tháng Mười 2024
Châu Á phải biết rằng mối đe dọa cơ bản của Trump đối với nền dân chủ Hoa Kỳ là có thật. Điều này quan trọng đối với châu Á, nơi mà đối với nhiều chính phủ, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia không thể thiếu. Nhìn từ góc nhìn cách xa 10.000 km, nơi chính quyền Biden đã phải mất 4 năm để xây dựng lại cấu trúc ngoại giao phức tạp mà Trump và hai bộ trưởng ngoại giao kém năng lực của ông đã hủy hoại khi ông còn ở Nhà Trắng. Ý tưởng rằng Trump có thể trở lại làm tổng thống dường như không thể hiểu nổi khi ông đang quậy phá uy tín của các cơ quan dân chủ.
16 Tháng Mười 2024
Chủ nghĩa cộng sản ngày nay đã phai tàn trên toàn thế giới, khối csQT hùng mạng trong thế kỷ 20 đã sụp đổ hoàn toàn, từ Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức…; tất cả đã chuyển màu đi theo chủ nghĩa tư bản, xây dựng đất nước thành những quốc gia dân chủ (và ngụy dân chủ), chỉ còn vài nước ‘kiên cường’ bám trụ trong đó của TQ, Cuba, Bắc Hàn và VN, riêng Venezuela từ một quốc gia dầu mỏ giàu có đã mau chóng lụn bại khi Tổng Thống Hugo Chavez hoang tưởng về con đường XHCN dẫn đến đất nước rối loạn, đói nghèo. Bắc Hàn cũng không khá gì hơn, người dân của họ cũng không khác gì miền Bắc Việt Nam thời tiền cộng sản...
10 Tháng Mười 2024
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thường được Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đề ra và thêm nữa đã được đưa vào Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Văn bản này viết rằng “tùy diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp ....với các quốc gia khác.” Quan trọng hơn, chính sách ngoại giao không liên minh, liên kết của Việt Nam đã tỏ ra rất hữu ích cho quốc gia này và các nhà lãnh đạo Việt Nam là các bậc thầy về nghệ thuật giữ thế cân bằng 'đu dây'.