Bão Yagi: Tràn ngập lời kêu cứu trên mạng từ người dân mắc kẹt trong lũ

10 Tháng Chín 202410:13 CH(Xem: 161)
  • Tác giả :


Bão Yagi: Tràn ngập lời kêu cứu trên mạng từ người dân
mắc kẹt trong lũ

Bão Yagi: Tràn ngập lời kêu cứu trên mạng từ người dân mắc kẹt trong lũMột người đàn ông đi qua đoạn đường bị ngập lụt với các căn nhà ngập trong nước ở Hà Nội hôm 10/9/2024
icon-zoom AFP

Các tỉnh miền núi phía Bắc đang hứng chịu trận lũ lịch sử sau khi cơn bão Yagi (còn gọi là cơn bão số ba) tràn qua đây vào cuối tuần qua. Người dân bị kẹt trong lũ khẩn thiết kêu cứu trên mạng xã hội trong khi chính quyền địa phương không đủ năng lực và vật lực cứu nạn, theo ý kiến của một số người dân cho RFA biết.

“Em cần cứu hộ gia đình tám người, có bốn trẻ con và người không biết bơi. Gọi cứu hộ không được máy bận thuê bao mãi. Ở khu vực Tổ 5 Chùa Hang (Thái Nguyên) hiện tại nước đã dâng chạm nóc tầng 1 - Từ đêm qua cả nhà chưa ăn gì ngâm nước cả ngày hiện đang chờ cứu hộ. Mọi người giúp em với.”

“Nhà em ở tổ dân phố Đông, phường Đồng Bẩm, có mỗi ba mẹ con, một bé 3 tuổi, một bé mấy tháng tuổi. Điện thoại hết pin, không liên lạc được, có ai kết nối giúp em được không?”

“Em xin cứu trợ xóm Trại Bầu - Gia Sàng. Mọi người hết pin điện thoại, đèn pin cũng hết pin, nước ngập cao cũng không có nước uống, cần hỗ trợ phao, lương thực, có nhà ngập hết tầng một ạ.”

keucuu.jpg
Người dân bị kẹt trong lũ kêu cứu trên mãng xã hội. Ảnh: RFA edited

Những lời kêu cứu như thế này xuất hiện ngập tràn trên các trang mạng xã hội suốt từ đêm ngày 9/9 - rạng sáng ngày 10/9, từ người dân ở các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái… hiện đang bị kẹt trong nước lũ. 

Ông M (giấu tên vì lý do an toàn), nhà ở huyện Lục Yên, Yên Bái nói với RFA rằng ngày 9/9, mực nước lũ lên nhanh do mưa lớn, cộng với các đập thuỷ điện xả lũ khiến bà con trở tay không kịp. Nhiều xã ở tỉnh này đã hoàn toàn bị cô lập. Người dân không kịp sơ tán đã bị kẹt lại giữa biển nước:

“Lượng mưa rất là nhiều. Nó tạo nên lũ, kết hợp với một số thủy điện xả lũ. Tình hình căng lắm, chưa bao giờ tôi thấy lũ lớn như bây giờ. Nhiều xã ở trong huyện đã mất điện, mất internet, không kết nối được. Họ không kêu ra bên ngoài được.”

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, một số tỉnh Trung du và miền phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái… từ ngày 9/9, xuất hiện một đợt lũ mới. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các con sông nhỏ tại khu vực miền núi phía Bắc nước lên nhanh đến mức báo động 3, cộng với tình hình mưa to, có thể dẫn tới ngập sâu và sạt lở ở các tỉnh này.

Báo động 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao nhất, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

Truyền thông nhà nước cho biết, sáng 9/9, lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện tăng nhanh nên có tám hồ thủy điện đang mở tổng cộng 29 cửa xả lũ. Lũ tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái đã vượt mức lũ lịch sử năm 1968 và 2008.

Cảnh báo lũ sơ sài

Vào ngày 8/9, báo Chính phủ cho biết  bão số 3 sau khi quét qua Hà Nội vào đêm 7 và rạng sáng ngày 8/9  đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Lúc này, Cổng thông tin điện tử Chính phủ chỉ cảnh báo rằng các tỉnh Tây Bắc bộ có mưa to trong ngày 8/9 và cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. 

Theo ông M, sở dĩ người dân lên mạng kêu cứu hàng loạt như hiện giờ chính là do công tác cảnh báo lũ sau bão và hướng dẫn ứng phó lũ của chính quyền địa phương chưa chi tiết và chưa đúng với mức độ nguy hiểm của đợt lũ này:

“Về công tác cảnh báo thì tôi thấy là nó cũng chung chung như những cái lần khác thôi. Tức là người ta cũng không dự báo được là mưa nghiêm trọng, thiệt hại, kinh khủng như vậy. 

Cái công tác cảnh báo như vậy thì đây là một sự thất bại. Nếu mà cảnh báo tốt thì không đến mức mà người dân người ta phải chạy bão, chạy lũ rồi kêu cứu như hiện nay.”

Anh T, đang sinh sống ở Hà Nội, nhưng có gia đình ở Thái Nguyên, cho biết gia đình anh cũng không lường trước được mức độ nguy hiểm của lũ khủng khiếp như vậy. 

“Gia đình bảo là không được cảnh báo chi tiết, chỉ biết là sẽ mưa do ảnh hưởng của bão. Cũng may nhà tôi ở trên cao nên không ngập nặng, điện và internet vẫn còn.”

Ngày 9/9, khi báo chí đăng tin cảnh báo sẽ xuất hiện một đợt lũ sau bão từ ngày 9 đến 11/9, cảnh báo về nguy cơ ngập sâu và  sạt lở tại các tỉnh miền núi phía Bắc,  nhưng lúc này bà con đã không còn kịp trở tay.

Số liệu của Cục Quản lý đề điều và Phòng, chống thiên tại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 11 giờ ngày 10/9, bão Yagi và hoàn lưu bão gây mưa, lũ, sạt lở đất ở miền Bắc đã khiến ít nhất 146 người chết và mất tích.

Cứu nạn lúng túng

Để đối phó với tình hình mưa bão, lũ và sạt lở đất ở nhiều tỉnh thành, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ vào ngày 9/9 đã có các phiên họp chỉ đạo việc cứu nạn. Báo Nhà nước đưa tin, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động công an và quân đội tham gia hỗ trợ. 

Ông M cho rằng việc cứu nạn cho người dân của chính quyền địa phương ở tỉnh Yên Bái vô cùng lúng túng:

“Rất nhiều người kêu cứu nhưng chính quyền địa phương không có phương tiện. Tôi không hiểu kiểu gì luôn. Năng lực kém cỏi, không có chuyên môn, dự báo yếu kém và tệ hại về mọi mặt mới dẫn tới tình trạng nguy cấp như bây giờ.”

Trên các trang Facebook page, một số người kêu cứu cho biết họ bị kẹt cả ngày trời trên mái nhà bởi chính quyền địa phương không đủ phương tiện đường thuỷ như thuyền, cano hay áo phao để đưa người dân đến nơi an toàn.

Theo ông M, chính quyền các tỉnh ngập lụt nên liên hệ với các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc để có thể vận chuyển thuyền bè ở các tỉnh này sang Yên Bái, Thái Nguyên để ứng cứu người gặp nạn. Ngoài ra:

“Mà cũng không thấy huy động trực thăng tìm kiếm và cứu nạn người dân luôn, trong khi sân bay quân sự Yên Bái nằm ngay đó. Thật không hiểu nổi luôn.”

Trưa ngày 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các lực lượng công an, quân đội tỉnh Yên Bái bằng mọi cách để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các địa bàn bị chia cắt, chủ động, sáng tạo tìm cách tiếp cận, trong đó có phương án sử dụng đường hàng không, đường thủy, đường bộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!