Điểm Sách và Bình Luận (P2)

24 Tháng Tám 20244:00 CH(Xem: 185)

                                  Điểm Sách và Bình Luận (P2)

2108-recognizing-deception



Trần công Lân





4. Truyền thanh CĐVN

Khác với báo chí phải trải qua việc in phát hành để phổ biến tin tức tới người đọc. Đài phát thanh có thể thông tin đến thính giả nhanh hơn khi biến cố vừa xảy ra. Vì là tường thuật qua lời nói nên sự lỡ lời, dùng chữ không chính xác hay kết luận vội vàng có thể gây tai hại và làm giảm uy tín của đài. Cũng vì sử dụng âm thanh (kèm với âm nhạc) dễ gây kích động nơi thính giả. Đài phát thanh trở thành vũ khí tuyên truyền sách động gây biến động xã hội. Do đó các cơ quan truyền thanh phải có trách nhiệm cao hơn báo chí và thính giả cũng phải nắm vững yếu tố cần thiết để phân tích lợi (thật), hại (giả) khi nghe tin.

5. Truyền hình CĐVN

Truyền hình là hình ảnh sống động gây ảnh hưởng tức thì cho người xem. Xúc động là yếu tố tâm lý mà giới truyền thông, chính trị thường lợi dụng để gây áp lực, ảnh hưởng tới các chương trình, kế hoạch của họ. Chuyện hình ảnh thật hay giả (do AI tạo ra) sẽ là thách đố cho người xem cũng như ban tổ chức của đài phải kiểm soát. Sự phê bình, bình luận trên đài do người phụ trách ngoài trách nhiệm giống như báo chí, truyền thanh còn mang trách nhiệm thể hiện khuôn mặt của đài (qua nhân vật phụ trách xuất hiện trên đài). Tiểu sử và thành tích của nhân vật tham dự phê bình, bình luận không dễ thay thế khi đã có thành tích (hay thành kiến) quá khứ.

Vậy thì quần chúng sẽ phán xét mọi sự phê bình, bình luận như thế nào?

6. Phê bình, bình luận (tin tức)

6.1 Phê bình một ý kiến, bài viết có nghĩa là đặt lên bàn cân để cân nhắc giá trị của người viết. Sự kiện 1 xảy ra, nhân vật A có ý kiến. Vậy ý kiến của A là thuận (pro) hay chống (con). Ý kiến đó có hợp lý trên lãnh vực chuyên môn (luật, kinh tế, y khoa, kỹ thuật...) hay do cảm tính của A hay vì tín ngưỡng tôn giáo. Ý kiến của A có được xét qua phía đối lập để có có xuôi ngược, chỗ nào có lý ,chỗ nào cần sửa chữa hay chỉ một chiều. Phê bình phải có tính công bằng (ưu và khuyết điểm). Phê bình không phải chỉ là chỉ trích suông mà phải đưa ra bằng chứng như là trách nhiệm đóng góp.

6.2 Bình luận là trình bày một cách công bằng những gì người viết (hay đã nói) và từ đó lý luận đúng, sai ra sao với những dẫn chứng hợp lý. Sự lý luận của nhà bình luận cho phép hắn đóng vai ủng hộ hay chống đối trong vị trí (hay vai trò nào đó) với những lý do dựa theo luật và trật tự chứ không vì cảm xúc cá nhân. Đối chiếu với sự kiện xảy ra, xác định các bằng chứng khoa học, kỹ thuật, luật pháp để biết sự thật hay lẽ phải ở giới hạn nào. Trò chơi dân chủ là bạn phải tham dự mọi tiến trình sinh hoạt. Bạn không thể phó thác cho kẻ nói đúng ý bạn bất kể quá khứ lịch sử của nhân vật đó ra sao.

6.3 Khi nghe một bản tin (phê bình, bình luận) thì người quan sát phải ý thức khi nhà phê bình (bình luận) nhận định ý kiến A thì có cứu xét mặt Á (đối lập của A). Nếu đó là sự ủng hộ nhân vật A thì có sự so sánh với những gì nhân vật B cũng làm trong bối cảnh tương tự. Nhận định một chiều cho thấy sự phê bình hay bình luận vô giá trị và người quan sát (bạn đọc) sẽ phải quyết định không tán thành hay ủng hộ tác giả cũng như nhà bình luận (phê bình) và cơ quan truyền thông thực hiện chương trình. Tiếp tay phổ biến sự sai lạc, thành kiến thì chính bạn đã là kẻ thù của bản thân bạn.

7. Đọc sách và điểm sách

Tại một quốc gia dân chủ thì bạn có thể viết sách, in ấn và phổ biến tại các thư viện. Vấn đề là cuốn sách có giá trị gì? Ra (in) sách là quyền của người viết nhưng có lợi gì cho người đọc hay chỉ là đầu độc tư tưởng người khác? Hay đó chỉ là sự gián tiếp phá hoại xã hội dân chủ đã cho bạn cơ hội phổ biến suy nghĩ riêng tư đến người khác, đặc biệt là lớp trẻ.

Đọc sách thì phải đọc qua tựa đề để biết tác giả muốn nói gì. Sau đó là mục lục để thấy tác giả trình bày những điều muốn nói theo góc cạnh như thế nào. Toàn thể mục lục cho thấy tác giả đã bố cục cuốn sách như thế nào để (thuyết phục) giới thiệu nội dung (điều muốn nói) đến độc giả. Đọc sách thì chữ nghĩa là chính. Tác giả dùng chữ có chính xác không. Qua từng yếu tố có được trình bày hợp lý để thuyết phục người đọc hay chỉ là phơi bày (hay trích dẫn) ý kiến, thành quả từ các tài liệu, tác giả khác mà chưa chắc độc giả đã đồng ý là thích hợp.

Bố cục câu văn, đoạn văn, từng chương một có đúc kết được ý kiến xây dựng những gì tác giả muốn nói như đề tài đã đặt ra. Từ chương đầu đến chương cuối có theo trình tự hợp lý hay chỉ là cảm xúc mà tác giả tự thành hình. Đọc sách, người đọc thường lướt qua phần mở đầu và kết luận. Thất bại trong hai phần này sẽ khiến độc giả bỏ rơi ý định đọc toàn bộ cuốn sách. Khi có người hỏi bạn đã đọc cuốn ABC chưa thì bạn vô tình đóng vai trò điểm sách (hay phê bình sách) bất đắc dĩ. Vì ai cũng có thể ra (viết và in) sách nên vai trò điểm (phê bình) sách rất quan trọng. Ngoài chuyện mất thì giờ, tiền bạc để đọc một cuốn sách dở (chưa nói là hại) mà còn là sự phí phạm tài nguyên (giấy mực, in ấn, phát hành, xả rác và đem đốt) và đầu độc tuổi trẻ.

Nếu "đọc sách" để tìm hiểu biết thì không phải sách nào cũng đọc, đó là mọt sách. Đọc sách phải chọn đề tài, lãnh vực. Kế đó là tác giả (hay có thể là tác giả nếu đã biết ông ta là ai, chuyên viết đề tài gì). Nếu là tác giả xa lạ thì tiểu sử, lý lịch ra sao...vì cớ gì ra sách với đề tài như vậy. Đó là mục đích của cuốn sách. Chuyện tác giả muốn nổi danh hay kiếm tiền là chuyện phụ. Việc chính là giá trị cuốn sách.

Vậy thì việc điểm sách (hay phê bình sách) không thể là trò "áo thụng vái nhau" vì văn hóa là tinh thần dân tộc và văn minh không thể là giả dối, trò hề hay thỏa mãn dục vọng của cá nhân cũng như tập thể. Sự kiện khen hay chê khi đọc sách cũng cho thấy khả năng, kiến thức, tư cách của người phê bình. Nếu là điểm sách thì người đọc và phê bình phải là quen thuộc với thế giới văn học thì sự khen, chê trở thành nặng ký hơn. Cũng như các nhà trí thức, bằng cấp, chuyên môn của người viết và người phê bình sách đôi khi phản tác dụng nếu hành xử không đúng như một ông tiến sĩ viết sách và ông tiến sĩ khác khen nhưng độc giả mua về đọc thấy không đúng thì giá trị của người viết và người khen sẽ ra sao.

Mọi sai lầm có thể tha thứ trong các lãnh vực vì còn thời gian để sửa đổi. Chỉ có lãnh vực chính trị khi các chính trị gia viết sách để tạo uy thế cho mình trên chính trường (dẫn đến việc cầm quyền). Khi cuốn sách có ảnh hưởng trong quần chúng thì sự đúng hay sai rất nguy hiểm vì sự chọn người lãnh đạo sai lầm. Mà chọn lãnh đạo chính trị sai lầm thì ảnh hưởng toàn bộ xã hội.

Kết

Vậy khi bạn nghe một bản tin bình luận (hay điểm sách) về chính trị qua giới truyền thông thì phải nghe cho kỹ, tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, sự kiện chính, phụ cũng như xuôi (pro) ngược (con) chứ không thể chỉ vì thích ông phát ngôn viên (hay phê bình gia) nói trúng ý là chấp nhận toàn bộ câu chuyện. Nên nhớ dân chủ là chính bạn làm chủ chứ không nghe người khác nói mà tin theo. Cũng như bằng cấp và kiến thức không có nghĩa lúc nào cũng đúng với sự thật và lẽ phải.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2024
Tôi có viết một bài về hiện tượng này, từ góc nhìn chung với các nhóm đảng viên Cộng hòa không-chấp-nhận-Trump vốn bấy lâu đặt hy vọng vào việc TT Biden sẽ giúp, thêm một lần nữa, chấm dứt tham vọng trở lại vị trí tổng thống quyền lực nhất thế giới này của ông Trump. Sự việc ngã ngũ ra sao, ai cũng đã biết. Cũng như ai cũng đã biết ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump bị suy thoái tri thức và quên lãng, lẫn lộn các sự kiện, nhân vật thực với hư do bởi tuổi già cộng với cá tính tự kỷ tự cao tự đại ra sao, nhưng báo chí dòng chính vốn mệnh danh trung lập không hề khai thác thành tin hoặc mở một cuộc điều tra về đề tài tâm thần này.
17 Tháng Chín 2024
Năm 2016 nhiều người chưa biết hắn thì thấy là lạ, bảo, cứ thử thay đổi một chút, cũng thú vị cho cái không khí chính trị ở Washington bớt nhàm chán, dù nhiều người biết hắn không hay lắm nhưng chặc lưỡi bảo : thôi, cho hắn một cơ hội, biết đâu hắn làm tốt ! Nhưng không những hắn không làm được, trái lại, nước Mỹ đã trải qua 4 năm hỗn loạn và chia rẽ kinh hoàng ! Những tưởng thất cử, hắn sẽ lui về “ làm người tử tế”, nhưng ngược lại, hắn quậy còn khiếp hơn, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn bất thành ngày 6/1/2021 đã đi vào sử sách như một nỗi ô nhục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ! Mặc dù liên tục rêu rao là bầu cử gian lận ngay từ 2016 lúc...
16 Tháng Chín 2024
Để hiểu rõ hơn thế nào là cộng sản (cs) thì mọi người hãy nhìn vào Việt Nam, một quốc gia bị cai trị bằng đảng cộng sản, trong đó quyền lực thuộc về đảng csVN, thậm chí quyền của đảng còn cao hơn cả Hiến Pháp (theo lời Nguyễn Phú Trọng – cựu TBT đảng). Người dân trong quốc gia đó không có quyền phát biểu chính kiến đối lập với chủ trương của đảng, không được quyền tự ứng cử, bầu cử thì chỉ là hình thức khi các ứng viên đều của đảng đưa ra thông qua Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Thậm chí các công dân tự ứng cử theo như Hiến Pháp ghi cũng bị bắt cầm tù như công dân Lê Trọng Hùng tại Hà Nội. Bởi vì cộng sản là: Độc Tài và Toàn Trị.
16 Tháng Chín 2024
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào? Nhóm MAGA bản xứ có thể chưa hiểu và thật sự sống qua một thể chế cộng sản nên việc họ lặp lại lời Donald Trump không là điều đáng ngạc nhiên. Còn những MAGA Việt từng sống qua thể chế cộng sản, kể cả bị giam cầm dưới tay nhà cầm quyền, thì hơn ai hết họ phải hiểu cộng sản là gì.
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.