Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam

21 Tháng Tám 20249:12 CH(Xem: 1161)
  • Tác giả :

Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi
năng lượng của Việt Nam

Dự án 88: Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt NamBa nhà hoạt động khí hậu đang bị cầm tù (từ trái sang): Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng, và Ngô Thị Tố Nhiên - RFA edited

Tổ chức phi chính phủ Dự án 88 (Project 88) gần đây công bố báo cáo nói rằng Việt Nam đang thất bại trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch trong khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), một phần là do việc đàn áp các tổ chức xã hội dân sự.

Trong báo cáo mang tên “APOCALYPSE SOON?” (tạm dịch: Ngày tận thế sắp đến?) dài 56 trang bằng tiếng Anh công bố ngày 15/8, tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền ở Việt Nam cho rằng JETP- một tuyên bố chính trị được thiết lập bởi Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch đang bị thất bại.

JETP được thông qua và công bố ngày 14/12/2022, theo đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.

Cụ thể, chín quốc gia giàu có đã cam kết huy động 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng sạch. Đổi lại, Việt Nam hứa sẽ loại bỏ than và tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông khi đưa ra quyết định để đảm bảo quá trình chuyển đổi được thực hiện theo cách công bằng.

Trong báo cáo của mình, Dự án 88 kết luận rằng, cho đến nay, tất cả các bên đều không thực hiện đúng các cam kết của mình trong thỏa thuận.

Các nhà tài trợ không giữ cam kết

Theo tuyên bố, các đối tác JETP sẽ huy động số tiền ban đầu lên tới ít nhất là 15,5 tỷ đô la cho Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới. Trong đó, một nửa do IPG (bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức, Anh, Pháp, Na Uy, Đan Mạch…) cam kết huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại, nửa còn lại do Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) sẽ huy động và thúc đẩy từ nguồn tài chính tư nhân.

Tuy nhiên, trong báo cáo, Dự án 88 cho biết các nước giàu tài trợ cho JETP của Việt Nam chỉ cung cấp 2% trong tổng số tiền đã hứa hẹn ở trên dưới dạng tài trợ không hoàn lại, số còn lại là cho vay theo lãi suất thị trường, mà Việt Nam không muốn chấp nhận vì lãi suất cao.

Không chỉ với Việt Nam, tình trạng trên cũng xảy ra với các quốc gia khác như Indonesia và Nam Phi.

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 được dẫn lời trong báo cáo khẳng định:

JETP của Việt Nam cho thấy những vấn đề nghiêm trọng với mô hình mà các nước giàu đang quảng bá như một giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.”  

Ông Nguyễn Phạm Mười, một nhà quan sát thời cuộc ở Hà Nội chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA):

Việc các nước đề nghị cho Việt Nam vay để chuyển đổi sang năng lượng sạch là điều tốt, nhưng mấy năm gần đây do đồng đô la Mỹ lên giá mạnh kèm theo lãi suất đô la Mỹ cao, nên Việt Nam sẽ rất lo ngại vay nợ nước ngoài, và khi làm ra điện cũng có giá thành cao, thì nền kinh tế không thể chịu nổi giá điện xanh cao.

Đây là khó khăn trong thực tế, làm cho việc phải cân nhắc đi vay để chuyển đổi các nguồn cung năng lượng trở nên hầu như không thể có lãi.”

Trong phần khuyến cáo của báo cáo, Dự án 88 cho rằng các quốc gia giàu có hứa hẹn tài trợ cho Việt Nam thực hiện các dự án năng lượng xanh cần cung cấp các khoản tài trợ không hoàn lại và không đưa Việt Nam trở thành con nợ của mình.

Ưu tiên an ninh năng lượng, Việt Nam tăng cường sản xuất điện than

Theo kế hoạch, JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam để đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030, giảm tới 30% phát thải carbon dioxide (CO2) hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn, giới hạn công suất điện than của Việt Nam ở mức 30.2 GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37 GW.

JETP cũng được trông đợi giúp Việt Nam đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ mức kế hoạch 36% hiện tại. Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành.

Tuy nhiên, Dự án 88 nói Việt Nam ưu tiên an ninh năng lượng bằng cách tiếp tục tăng cường sử dụng than hơn là chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu xanh và sạch.

Năm 2010, Việt Nam chỉ sản xuất được 18% điện từ than. Kể từ đó, than đã trở thành nguồn điện lớn nhất, cung cấp gần 40% nhu cầu của cả nước. Trong khi cắt giảm công suất dự kiến ​​của các nhà máy điện than trong tương lai, Chính phủ Việt Nam lại tăng sản lượng thực tế của các nhà máy hiện có.

Ngoài ra, mặc dù việc xây dựng các nhà máy điện than mới đã chậm lại, Việt Nam hiện có 75 nhà máy và có kế hoạch xây dựng ít nhất tám nhà máy nữa.

Vào tháng 6/2023, sau khi miền Bắc thiếu điện do nhiệt độ cao và sản lượng điện từ các nhà máy thuỷ điện suy giảm vì thiếu nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã yêu cầu các cơ quan chính phủ tăng sản lượng than và khí đốt.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than, Việt Nam tăng cường khai thác và nhập khẩu than. Trong năm tháng đầu năm 2024, lượng than nhập khẩu tăng 71% so với cùng kỳ năm trước trong khi sản lượng khai thác than trong hai tháng đầu năm nay tăng 3,3%.

Dự án 88 cũng nhấn mạnh kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Việt Nam bao gồm việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), sinh khối và amoniac, tất cả đều thải ra khí carbonic.

Ông Nguyễn Phạm Mười cho rằng Việt Nam cần tăng sản lượng điện để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp và dân sinh. Vì không có nhiều vốn để phát triển năng lượng xanh nên Việt Nam vẫn phải chạy các nhà máy điện than.

Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

Nhiều năm nay Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động bị thua lỗ liên tục, nên yêu cầu EVN hạn chế chạy nhà máy điện than là không thể, vì điện than giá rẻ mà còn thua lỗ, thì điện khí giá cao càng không có lãi.

Đây là vấn đề hiệu quả kinh tế. Tất nhiên là hiệu quả bảo vệ môi trường cũng quan trọng cho tương lai, nhưng với EVN thì hiện tại vẫn quan trọng hơn. Ban lãnh đạo EVN chỉ có nhiệm kỳ làm việc vài năm tới, họ không ngồi đó mà nghĩ cho 20 năm sau, nên thúc giục họ phải cắt giảm than là không thực tế.”

Đàn áp xã hội dân sự làm suy yếu quá trình chuyển đổi năng lượng

Theo Dự án 88, tự do lập hội và tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng đối với chính sách khí hậu. Theo tuyên bố của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, các chính phủ phải “thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia hiệu quả vào việc định hình các chính sách khí hậu ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.”

Tuy nhiên, Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền này, đặc biệt là đối với các nhà hoạt động vì khí hậu, tổ chức nhân quyền nói với dẫn chứng là kể từ năm 2021, đã có sáu nhà lãnh đạo chủ chốt chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam bị cầm tù.

Các nhà hoạt dộng Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng bị kết tội “trốn thuế” trong khi Ngô Thị Tố Nhiên, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu chính sách năng lượng, đã bị kết tội “chiếm đoạt tài liệu” của EVN.

Trước khi bị bắt, họ vận động thành công Chính phủ cam kết phi carbon hóa nền kinh tế, đỉnh điểm là tuyên bố về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 vào tháng 11 năm 2021.

Hà Nội đã bỏ tù sáu nhà lãnh đạo của phong trào khí hậu và thực sự đã hình sự hóa hoạt động chính sách năng lượng, tạo ra bầu không khí sợ hãi xung quanh hoạt động chính sách khiến các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam không muốn tham gia vào hoạt động chính sách,” Dự án 88 nói trong báo cáo.

Tổ chức này cũng nhắc lại việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 24 vào tháng 7/2023 với mục tiêu bảo đảm không có ảnh hưởng từ nước ngoài trong quá trình hoạch định chính sách và dập tắt các nỗ lực của các nhà hoạt động nhằm định hình chính sách nhà nước và thúc đẩy cải cách pháp luật.

Do vậy, hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại trong những năm gần đây. Tính đến tháng 5 năm 2024, không có khoản tiền nào của JETP được giải ngân, Dự án 88 nói trong báo cáo.

Bà Thục Quyên, một nhà hoạt động về nhân quyền và môi trường người Đức gốc Việt, nói với RFA về tình trạng viện trợ nước ngoài bị đóng băng:

Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã bị chỉ trích mạnh mẽ, các nhà đầu tư nước ngoài lại thất vọng về những rào cản pháp lý và thủ tục phê duyệt kéo dài đã gây ra bế tắc cũng như tạo cơ hội tham nhũng trong khi luật pháp không nghiêm minh gây bất ổn trong xã hội, khiến cho hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài, bao gồm cả tài trợ khí hậu, đã bị giữ lại trong những năm gần đây."

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Dự án 88 nhưng không nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời email của RFA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 20248:06 CH(Xem: 222)
Ngày 5 tháng 9 vừa qua công an đến nhà lúc 6 giờ sáng áp giải Thầy truyền đạo Y Thinh Nie và vợ lên đồn công an để tra vấn. Tối mịt thì người vợ được thả về. Trước đó, bà đã bị công an tách ly khỏi chồng và đưa vào phòng riêng để 4 công an viên cùng khảo tra. Họ buộc bà phải tham gia Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, cấm báo cáo vi phạm với quốc tế và tịch thu điện thoại của bà để không thể liên lạc ra ngoài. Họ đe doạ là nếu không tuân thủ, họ sẽ vu cho cả 2 vợ chồng là tham gia vụ nổ súng ngày 11 tháng 6, 2023 để bỏ tù. Ông Y Thinh Nie tiếp tục bị giam cho đến hiện nay. Ngày 16 tháng 9, người vợ đem thực phẩm tiếp tế nhưng...
18 Tháng Chín 20246:42 CH(Xem: 267)
“Trên đường về, ông Y Khiu Niê bị bắt giữ, đưa về thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, và tạm giam, không có lệnh bắt giữ. Ông bị “tra vấn dữ dội” từ 4 giờ chiều đến nửa đêm ngày 6/11, và từ 7 giờ trầm sáng đến 8 giờ 45 phút tối ngày 7/11, mà không thể liên lạc được với bất kỳ ai kể cả luật sư. “Trong lúc thẩm vấn, công an máy bắt tù và ép ông ký cam kết thúc liên lạc với các tổ chức nhân quyền, đặc biệt với mục tiêu gửi báo cáo cho LHQ và các chính phủ phương Tây. Ông cũng bị ép quay video nói về một số tổ chức XHDS đang chống phá nhà nước Việt Nam.
16 Tháng Chín 20248:16 CH(Xem: 297)
Như vậy là tình trạng “suy thoái tư tưởng” và “tham nhũng, rút tỉa tiền dân” của cán bộ đảng viên là di căn và liên tục không chữa được. Bằng chứng đã do báo VNEXPRESS công bố ngày 20/5/2024, theo đó đã có hơn 3.000 tội phạm tham nhũng bị điều tra trong năm 2023 liên quan đến hơn 1,100 vụ án. Trong khi đó, theo lời ông Tô Lâm, khi còn làm Bộ trưởng Công an thì: “Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%.
14 Tháng Chín 20246:27 CH(Xem: 507)
Các quan (vô) lại bên dưới nghe xong chỉ dụ đều nhất nhất tung hô vạn tuế nhà vua anh minh và chia nhau đi làm, đứa thì kêu đám mỏ làng đăng báo kêu gọi, đứa thì lên truyền hình mô tả thiên tai để hốt tiền trong dân chúng, đứa dàn cảnh chụp hình quay phim ‘các chiến sĩ V+’ quên mình cứu dân, nhưng sau mấy vụ scandal quyên góp ồn ào vừa qua chắc có lẽ bọn thảo dân xứ Tận cũng ngán ngẩm và ê chề cho nên kêu thì cứ kêu, xin thì cứ xin, còn cho hay không… thì… cũng … còn … chưa biết!.
14 Tháng Chín 20246:26 CH(Xem: 331)
- 21.188 tỷ( hai mươi mốt ngàn, một trăm tám mươi tám tỷ)Tương đương 850 triệu Đô la. Tiền nhân dân đóng góp để khắc phục covid năm 2021. Chưa thấy thông tin chi tiêu số tiền khổng lồ đó. Nay đang ở đâu? Do ai giữ? - Quỹ phòng chống thiên tai thu đều đặn hàng năm, tổ trưởng khối trưởng đi thu không thiếu một ai.. giờ tiền đó ở mô? sao không thấy nhà cầm quyền nhắc đến mà cứ đi kêu gào đóng góp từ thiện? - Phải chăng nhà cầm quyền hết mần ăn từ đường cúng dường nên tập trung vào ăn mày lòng thương hại của người ta. ăn trên nỗi đau đồng loại mà mồm bô bô đồng bào. Khi thì lùa b.ò chửi bới um sùm ba que, ngụy quyền, phản động các kiểu; lúc gặp nạn lại khúc ruột ngàn dặm mà thở với than cho lòi tiền ra??
12 Tháng Chín 20248:30 CH(Xem: 339)
Những câu khẩu hiệu tuyên truyền của cs như: "Yêu nước phải yêu XHCN", "Thời đại hcm là thời kỳ rực rỡ nhất trong giòng lịch sử VN...", "chưa có bao giờ đất nước ta có được vị thế như ngày hôm nay...", "đảng ta là đạo đức (giả), là văn minh (rừng)...", "đảng csVN đại diện cho giai cấp lao động...", "VN không chọn... phe, mà chọn lẽ phải (của bọn xâm lăng)...", "Tại VN không có tù nhân lương tâm mà chỉ có người vi phạm pháp luật...", "hcm là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh (ghi nhận chứ không có vinh danh)... bla bla...
12 Tháng Chín 20248:25 CH(Xem: 539)
Ông Phương, một người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận không nêu tên thật vì lý do an toàn, cho biết trước năm 2017, trong Chứng minh Nhân dân và mọi giấy tờ thủ tục hành chính khác, ở mục tôn giáo, họ đều được ghi đúng theo ý nguyện của mình là đạo Bani. Tuy nhiên, sự việc bắt đầu từ khi Nhà nước thay đổi giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch, căn cước công dân gắn chip) và các giấy tờ hành chính khác. Các giấy tờ này hoặc là không có mục tôn giáo, hoặc là người theo đạo Bani phải khai theo Hồi giáo hoặc tôn giáo khác.
12 Tháng Chín 20248:24 CH(Xem: 571)
Vào ngày 10/9, Đại diện thường trú của Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Geneva - Đại sứ Lotte Knudsen - phát biểu tại diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, bày tỏ “quan ngại sâu sắc về không gian ngày càng thu hẹp của xã hội dân sự ở Việt Nam và việc tiếp tục bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền, các chuyên gia về quyền lao động và môi trường”. Đại diện EU kêu gọi Việt Nam đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và lập hội cơ bản được bảo vệ để xã hội dân sự có thể tự do tham gia vào mọi khía cạnh phát triển.
11 Tháng Chín 20247:18 CH(Xem: 328)
Một mặt nhà cầm quyền muốn khai thác vùng đất phù trú này, mặt khác lại muốn dân tộc bản địa bị pha loãng trong chính quê hương họ. Trên vùng đất phù trú chiếm 17% diện tích cả nước, người Thượng chỉ còn chiếm hơn 26%, người Kinh chiếm 65%, các dân tộc khác chiếm 8%. Trước năm 1975, dân số vùng này chưa đến 1 triệu người, hiện nay đã hơn 5 triệu. Vì vậy đã làm tăng suy thoái môi trường và xung đột văn hóa, dân tộc. Hơn thế nữa, bởi vì sự kỳ thị, nghi ngờ nên chính quyền đã can thiệp thô bạo vào đời sống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc bản địa. Người Thượng rốt cuộc bị gạt ra ngoài lề, trở thành công dân hạng hai và bị...
09 Tháng Chín 20248:26 CH(Xem: 485)
Mà ai sẽ là người gánh chịu?: - Chính người tiêu thụ Việt Nam sẽ phải móc tiền túi ra để đóng tiền ngu cho chúng, để nuôi sống cái băng đảng vô loài, mất dạy và bố láo mang tên 'đảng cò sản Việt Nam' - Do đó chúng có ngụy biện nào là kinh tế vĩ mô, vy mô, gì cũng chỉ là nói phét, cái nền kinh tế thị trường định hướng xuống hố cả nút của đảng csVN chỉ là nền kinh tế của những thằng răng hô mã tấu, chuyên nói láo xeon xoét, nói như con vẹt và bắt chước những phát minh của thế giới mà không hề biết xấu hổ và ngượng mồm!
19 Tháng Chín 2024
Tôi có viết một bài về hiện tượng này, từ góc nhìn chung với các nhóm đảng viên Cộng hòa không-chấp-nhận-Trump vốn bấy lâu đặt hy vọng vào việc TT Biden sẽ giúp, thêm một lần nữa, chấm dứt tham vọng trở lại vị trí tổng thống quyền lực nhất thế giới này của ông Trump. Sự việc ngã ngũ ra sao, ai cũng đã biết. Cũng như ai cũng đã biết ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump bị suy thoái tri thức và quên lãng, lẫn lộn các sự kiện, nhân vật thực với hư do bởi tuổi già cộng với cá tính tự kỷ tự cao tự đại ra sao, nhưng báo chí dòng chính vốn mệnh danh trung lập không hề khai thác thành tin hoặc mở một cuộc điều tra về đề tài tâm thần này.
17 Tháng Chín 2024
Năm 2016 nhiều người chưa biết hắn thì thấy là lạ, bảo, cứ thử thay đổi một chút, cũng thú vị cho cái không khí chính trị ở Washington bớt nhàm chán, dù nhiều người biết hắn không hay lắm nhưng chặc lưỡi bảo : thôi, cho hắn một cơ hội, biết đâu hắn làm tốt ! Nhưng không những hắn không làm được, trái lại, nước Mỹ đã trải qua 4 năm hỗn loạn và chia rẽ kinh hoàng ! Những tưởng thất cử, hắn sẽ lui về “ làm người tử tế”, nhưng ngược lại, hắn quậy còn khiếp hơn, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn bất thành ngày 6/1/2021 đã đi vào sử sách như một nỗi ô nhục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ! Mặc dù liên tục rêu rao là bầu cử gian lận ngay từ 2016 lúc...
16 Tháng Chín 2024
Để hiểu rõ hơn thế nào là cộng sản (cs) thì mọi người hãy nhìn vào Việt Nam, một quốc gia bị cai trị bằng đảng cộng sản, trong đó quyền lực thuộc về đảng csVN, thậm chí quyền của đảng còn cao hơn cả Hiến Pháp (theo lời Nguyễn Phú Trọng – cựu TBT đảng). Người dân trong quốc gia đó không có quyền phát biểu chính kiến đối lập với chủ trương của đảng, không được quyền tự ứng cử, bầu cử thì chỉ là hình thức khi các ứng viên đều của đảng đưa ra thông qua Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ). Thậm chí các công dân tự ứng cử theo như Hiến Pháp ghi cũng bị bắt cầm tù như công dân Lê Trọng Hùng tại Hà Nội. Bởi vì cộng sản là: Độc Tài và Toàn Trị.
16 Tháng Chín 2024
Khi Donald Trump liên tục tấn công liên danh Kamala Harris và Tim Walz là "cộng sản", nhóm MAGA ủng hộ ông ta cũng đồng loạt lặp lại điều này. Kể cả Elon Musk cũng đăng lên mạng xã hội tấm ảnh AI chế hình chân dung bà Kamala mang áo hồng vệ binh, đội mũ búa liềm. Vậy bà Kamala hay nước Mỹ dưới thời đảng Dân Chủ đã và sẽ trở thành cộng sản như thế nào? Nhóm MAGA bản xứ có thể chưa hiểu và thật sự sống qua một thể chế cộng sản nên việc họ lặp lại lời Donald Trump không là điều đáng ngạc nhiên. Còn những MAGA Việt từng sống qua thể chế cộng sản, kể cả bị giam cầm dưới tay nhà cầm quyền, thì hơn ai hết họ phải hiểu cộng sản là gì.
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.