Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

10 Tháng Năm 20245:14 CH(Xem: 6577)
  • Tác giả :

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ


Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQPhiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024
icon-zoom UNTV

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời trước khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hồi đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 9-10 năm 2024.

Đây là con số khuyết nghị cao nhất trong bốn chu kỳ UPR của Việt Nam. Tại cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát chu kỳ 3 năm 2019, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 291 khuyến nghị. Việt Nam chấp nhận 241 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 50 khuyến nghị, cụ thể trong việc cải cách Bộ Luật Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương tâm, chấp nhận nền báo chí độc lập v.v... Trong Báo cáo quốc gia năm nay, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã thi hành 99.2% các khuyến nghị của UPR năm 2019. Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, nhiều khuyến nghị Việt Nam chấp nhận đã không được thi hành.

133 nước thành viên LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát lần thứ 4 hôm 7 tháng 5 chỉ được nói trong vòng 50 giây. Thời gian còn lại đã dành cho Báo cáo của Việt Nam, và phản hồi từ các Bộ, ngành của phái đoàn Việt Nam về các khuyến nghị đã được đề ra.

Để tranh thủ thời gian, một số quốc gia đã đặt câu hỏi trước. Liên bang Cộng hòa Đức hỏi rằng: “Có bao nhiêu người đã bị truy tố về các tội danh “xâm phạm anh ninh quốc gia” theo điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự trong kỳ báo cáo ? Có bao nhiêu người trong số này đã kháng án, và có bao nhiêu người được thả ra như vô tội?” Thụy Điển muốn biết : “Việt Nam đang làm thế nào để đảm bảo rằng xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động đầy đủ và tự do mà không sợ bị trả thù?” ; Vương quốc Anh quan tâm : “Việt Nam sẽ thực hiện những bước nào để đảm bảo luật sư có thể hành nghề một cách tự do mà không sợ bị quấy rối, đe dọa hay bắt giữ?” Hoa Kỳ lo âu về quyền lao động : “Khi nào Việt Nam sẽ sửa đổi luật lao động để cho phép thành lập các công đoàn độc lập ?”

Vương quốc Na Uy và Hoa Kỳ thắc mắc về trường hợp các nhà bảo vệ môi trường bị bắt và xử án từ hai năm đến năm (05) năm tù trong UPR chu kỳ 4 : “Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng các lãnh đạo NGO như Đặng Đình Bách, Hoàng Thị Minh Hồng và những người khác không bị bắt vì họat động môi trường, mà vì trốn thuế, nên phải bị xử lý như những người vi phạm pháp luật. Việt Nam giải thích thế nào về cách đối xử và tuyên án khác nhau khi gần 99% số vụ trốn thuế không bị tạm giam và phạt tù nặng nề ?” Phái đoàn Việt Nam không có trả lời cụ thể nào cho những câu hỏi trên.

Tại cuộc Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát, theo thể thức “bốc thăm”, Nhật bản là nước phát biểu đầu tiên. Tiếp theo, một số nước Á Châu, đặc biệt là ASEAN, và một nhóm các nước hay bảo bọc nhau, như Nga, Syria, Lybia, Iran, Iraq, Bắc Hàn, Cuba tỏ ra "đoàn kết ” khen ngợi Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều thành viên LHQ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các vi phạm nhân quyền trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Đa số các khuyến nghị xoáy vào các vấn nạn tự do ngôn luận trực tuyến và ngọai tuyến, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, việc đàn áp, sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện các nhà báo, bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường.

Nhiều nước yêu sách sửa đổi Luật An ninh Mạng, Luật Báo Chí, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, v.v. để đảm bảo phù hợp với các Công ước LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết. Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh quốc, Hoa kỳ, Đức  Bỉ đặc biệt khuyến nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, như các điều 109, 117, 118 và 331.

Slovakia nêu lên quan ngại về những vi phạm tự do báo chí, điều kiện giam giữ khắc nghiệt của các nhà bảo vệ nhân quyền, và sự kiện thiếu tính độc lập của tư pháp.

Chúng tôi lo ngại về sự suy giảm các quyền tự do cơ bản, thu hẹp không gian của các tổ chức xã hội dân sự, và hình sự hóa các sinh họat của những ai phê phán chính quyền. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền, và cải thiện những điều kiện giam giữ cho phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Ireland “lấy làm tiếc việc tiếp tục giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền, nhà báo, nhà hoạt động tôn giáo và môi trường” và khuyến nghị Việt Nam “bãi bỏ các quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận và hội họp”. Nước Áo lo ngại “về những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận cũng như về số lượng các vụ bắt giữ và kết án ngày càng tăng đối với các nhà hoạt động, nhà báo và blogger”. Tiếp theo, Thụy sĩ cũng kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ hoặc bỏ tù vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận, lập hội hoặc hội họp”.

Lithuania và một số nước khác quan tâm về sự hạn chế và kiểm soát Internet. “Chúng tôi ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận Internet và mạng di động. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông độc lập và quyền tự do ngôn luận trong không gian kỹ thuật số đang gây lo ngại sâu sắc. Chúng tôi đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo và xã hội dân sự độc lập được tự do thực hiện các quyền tự do quan điểm, biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa mà không có sự can thiệp và hạn chế của nhà nước.”

Quan tâm về các vi phạm tự do tôn giáo, Hoa kỳ đòi hỏi “Việt Nam chấm dứt ngay việc ép buộc từ bỏ đức tin của các nhóm tôn giáo không được đăng ký và sửa đổi Luật Tôn giáo, Tín Ngưỡng năm 2016 để phù hợp với các các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam”. Đan Mạch yêu cầu sửa đổi Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng để cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do thực hành tôn giáo của mình phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính tri (ICCPR) của LHQ. Costa Rica kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các sắc tộc thiểu số “đặc biệt người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên, hay người Khmer Krom theo Phật giáo ở Miền Nam Việt Nam.”

Canada, Bỉ, Hoa Kỳ, Đức và Lebanon yêu cầu Việt Nam cải thiện quyền lao động, thông qua luật về quyền định công, và phê chuẩn Công ước 87 của ILO về quyền tự do hiệp hội và quyền tổ chức như đã hứa khi ký kết Hiệp định Mẫu dịch Tự do Liên Âu -Việt Nam (EVFTA), và đảm bảo việc thực hiện Công ước này.

Rất nhiều quốc gia thành viên LHQ quan ngại về sự kiện không gian xã hội dân sự tại Việt nam càng ngày bị thu hẹp. Hà Lan “lo ngại về không gian dân sự bị thu hẹp và sự xâm phạm các quyền tự do cơ bản” và khuyên nghị Việt Nam “ đảm bảo sự tham gia hiệu quả và toàn diện, không gây ra bất kỳ hậu quả nào, của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng trong quá trình hoạch định chính sách ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, địa phương, kể cả về các vấn đề môi trường.”

Cùng quan điểm, Vương quốc Na Uy “quan ngại về việc thu hẹp không gian dân sự và những hạn chế đối với các tổ chức xã hội, nhà báo và người bảo vệ nhân quyền” và khuyến nghị Việt Nam “chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện các nhà bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến ​​và nhà báo, và đảm bảo rằng các tổ chức xã hội được tham gia đầy đủ và không có nguy cơ gây ra hậu quả trong quá trình Chuyển đổi xanh.”

Đan Mạch yêu cầu Việt Nam “sửa đổi Nghị định 80 và Quyết định 06/2020/QĐ-TTg đang trực tiếp cản trở hoạt động của các tổ chức phi chính phủ để phù hợp với Điều 19 và 22 của Công ước ICCPR mà Việt Nam đã tham gia ký kết”. Vương quốc Anh còn yêu sách Việt Nam “làm rõ nghĩa vụ pháp lý và tài chính của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế khi nhận tài trợ dưới mọi hình thức”

Trước sự im lặng của phái đoàn Việt Nam về các khuyến nghị nói trên, thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cầm micro phản bác “cái gọi là thu hẹp không gian xã hội dân sự tại Việt Nam”.  Ông nói: “Chúng tôi không cùng quan điểm trên vấn đề này. Chúng tôi luôn hoan nghênh những lời chỉ trích mang tính xây dựng, nhưng chúng tôi không tha thứ cho việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc kích động có thể gây bất ổn hoặc xâm phạm an ninh quốc gia của chúng tôi.”

Screenshot 2024-05-07 at 06.13.25.png
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt tại phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ở LHQ hôm 7/5/2024. Hình: UNTV

Một vấn đề khác được các quốc gia quan tâm là việc thi hành án tử hình tại Việt Nam. Các nước như Lithuania, Lichtenstein, Thụy Sĩ, Tân Tây Lan, Na Uy, Portugal, Anh, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Australia v.v. yêu sách Việt Nam hủy bỏ án tử hình, và công bố công khai số liệu về các án tử hình, người bị hành quyết, và người tử tù đang chờ bị hành quyết.

Các nước Montenegro, Kazachstan, Mongolia, Niger, Slovenia, Thụy Điển Tunisia, Azerbaijan, Bỉ, Tiệp, v.v. khuyến nghị Việt Nam mời các Báo cáo viên LHQ về điều tra tại Việt Nam. Trong chu kỳ 4 của UPR, chỉ có một Báo cáo viên về Phát triển đã được mời về. Các Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, về tình trạng của Người Bảo vệ nhân quyền đã nộp đơn xin từ mấy năm qua, nhưng chưa được Việt Nam đáp ứng.

Sau các phát biểu và khuyến cáo của các quốc gia thành viên LHQ, một số quan chức trong phái đoàn Việt Nam đã trực tiếp trả lời một số câu chất vấn bằng tiếng Việt.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục thông tin đối ngọai của Bộ Thông tin và Truyền thông, trả lời 16 khuyến nghị của các thành viên LHQ về tự do báo chí :

“Đảm bảo Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin cho mọi người dân là một chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn so với chu kỳ 3. Trước thực tế đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do biểu đạt, và ngăn chặn đấu tranh với các hành vi lợi dụng từ do biểu đạt để xâm phạm tự do của người khác và môi trường thông tin mạng.”

Đại tá Nguyễn thị Thanh Hương, Trưởng phòng Chuyên đề nhân quyền, Cục đối ngoại, Bộ Công An bác bỏ bình luận của nhiều nước rằng quyền tự do biểu tình, tập họp ôn hòa không được pháp luật bảo vệ tại Việt Nam :

“Việt Nam ghi nhận và tôn trọng quyền tự do lập hội, hội hợp hòa bình của công dân. Việc thực hiện các quyền này phải tôn trọng quyền và lợi ích của cộng đồng, và có thể bị hạn chế trong một số trường hợp cần thiết. Mặc dù chưa ban hành luật biểu tình, Việt Nam đã tạo điều kiện cho người dân diễu hành mít ting đông người tuân thủ theo Nghị định 38/2005. ”

Điều mà Đại tá không nói, là chính Nghị Định 38/2005 hạn chế quyền biểu tình, hội họp, và cấm đoán mọi cuộc tụ tập trên năm người khi chưa được chính quyền cho phép.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 20246:32 SA(Xem: 266)
Thế nhưng những kẻ chỉ trích đó chúng nó cũng đâu có gì khác, chúng cũng núp sau những trang Blog rẻ tiền với những bút danh ma mị để tung hỏa mù phản động, một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, một cái đảng tự hào có hàng triệu quân nhân công an và quân đội bảo vệ như ‘thanh kiếm và lá chắn’ và lực lượng AK 47 hùng hậu mà hèn nhát không dám đưa cái gương mặt cuồng đảng ngây dại như người điên của mình ra cho bạn đọc chiêm ngưỡng thì ông tướng chuyên láo Việt cộng Nguyễn Trọng Nghĩa phải xem xét lại và cho ra quyết định dưới mỗi bài viết phải có hình ảnh tác giả để thiên hạ được biết chúng nó là con cái nhà ai mà lại ngu dại đến nổi phải đi bưng bô cho đảng cs nhé.
03 Tháng Mười Hai 20246:31 SA(Xem: 81)
“Đối với trường hợp người hồi hương từ các quốc gia tạm dung, nhiều quan sát viên quốc tế -- kể cả các tổ chức nhân quyền và các nhà báo đã thăm viếng Việt Nam để điều tra vi phạm nhân quyền có thể đã xảy ra cho người hồi hương – không tìm thấy chứng cứ đàn áp nào...” Đối nghịch với lập trường của BPSOS và DB Smith, Ông Lê Xuân Khoa chấp nhận kết quả thanh lọc CPA, khẳng định tuyệt đại đa số thuyền nhân có thể hồi hương an toàn, và chỉ cần “vớt vát” cho một ít hồ sơ bị bất công một cách tệ hại.
30 Tháng Mười Một 20245:57 CH(Xem: 700)
Ông Thích Nhật Từ trong các bài phỏng vấn hay trong những lần thuyết giảng, thường bổ ý dưỡng đi nhiều nước, viết nhiều sách và có những cấp “tiến sĩ”, “tiến sĩ danh dự”. Một trong bằng “tiến sĩ danh dự” của ông làm trường đại học Apollos cấp. Trường Đại học này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chất lượng giáo dục và tặng thủ công các tiêu chuẩn của DEAC (Ủy ban Kiểm định Giáo dục Từ xa). Thư của DEAC gửi Apollos. Kể cũng thú vị khi nhiều tu sĩ, tuổi lạp đã là Hòa Thượng chứng tuổi đời cao hơn nhiều, được nhận bằng Giáo sư, Tiến sĩ danh dự từ một trường chuyên ngành Quản trị Kinh doanh...
30 Tháng Mười Một 20245:56 CH(Xem: 228)
Ông Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1 triệu đô la Mỹ, gậy đánh golf tiền tỷ, xe Mercedes S450 và đồng hồ Patek Philippe từ bà Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, theo kết qua luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an được báo Tiền Phong dẫn lại. Ông Thọ được cho là đã nhận hối lộ từ bà Hạnh từ khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng Vietinbank để cấp giới hạn tín dụng và kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil. Khi trở thành bí thư Bến Tre, ông bị cáo buộc đã tác động đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre để cho Xuyên Việt Oil vay với điều kiện ưu đãi, cũng theo kết luận điều tra.
29 Tháng Mười Một 20246:03 SA(Xem: 322)
Cuối cùng, danh tiếng của Đóm Đại Vương vang xa đến mức cả trường biết. Cô giáo chủ nhiệm quyết định tổ chức một buổi họp lớp, với chủ đề: "Tìm lại các cuốn sách mất tích". Ai cũng hồi hộp chờ xem Đóm Đại Vương giải thích thế nào. Tới lượt Đóm Đại Vương, cậu đứng dậy, tuyên bố xanh rờn: "Em không mượn sách để đọc, em mượn sách để lưu giữ văn hóa trường mình mãi mãi!" Sau buổi họp, nhà trường quyết định... tặng luôn cho Đóm Đại Vương danh hiệu “Thằng ăn cắp SGK không hoàn lại”. Còn Đóm Đại Vương, từ đó sống hạnh phúc bên bộ sưu tập sách giáo khoa "100 cuốn mượn cả đời".
27 Tháng Mười Một 20245:25 SA(Xem: 309)
Nghĩa là điều khoản tu chính này bác bỏ toàn bộ kết quả thanh lọc của CPA -- “xoá bài” làm lại từ đầu. Bởi vậy nó được mệnh danh là “anti-CPA provision” -- "điều khoản chống CPA". Bước ngoặt lập pháp này đem lại hy vọng cho khoảng 40 nghìn đồng bào trong các trại cấm ở Hồng Kông và Đông Nam Á vào thời điểm đó, và thổi luồng sinh khí mới vào cuộc đấu tranh cho thuyền nhân khi mà cả thế giới quay lưng và tuyệt đại đa số các tổ chức Hoa Kỳ trước đây bảo vệ thuyền nhân cũng đã xoay chiều.
27 Tháng Mười Một 20245:24 SA(Xem: 446)
Ba nhà sư khác là Thạch Quí Lầy (38 tuổi), Kim Sa Rương (37 tuổi), Thạch Chóp (21 tuổi) cùng ba phật tử là Thạch Nha (27 tuổi), Kim Khu (65 tuổi), Thạch Ve Sanal (37 tuổi) nhận mức án từ hai năm tù đến hai năm sáu tháng tù với tội danh bắt, giữ người trái pháp luật. Phật tử Kim Khiêm (46 tuổi) bị tuyên án ba năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Liên đoàn Khmer Kampuchea - Krom vào cùng ngày 26/11 ra thông cáo báo chí lên án việc kết án tù những nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom, gọi đây là phiên tòa không công bằng.
25 Tháng Mười Một 202410:18 SA(Xem: 514)
Ông nói thế, nhưng chưa thấy ông ra tay. Theo Bách khoa Toàn thư Mở (BKTT) thì tình trạng tham nhũng vặt đã giảm ở Việt Nam, nhưng “quốc nạn tham nhũng quyền lực” lại gia tăng trong hàng ngũ những kẻ có chức có quyền. Tình trạng tẩu tán tài sản và tiến bạc tham nhũng ra nước ngoài đã hết kiểm soát nổi, trong khi ”lợi ích nhóm” không còn giữ kín trong nội bộ như trước đây. Tình trạng này sẽ kềm chân ông Tô Lâm khi quyết định chống tham nhũng theo kế hoạch của ông Nguyễn Phú Trọng để lại, trong đó có tệ nạn “phe anh, phe tôi”, “đổ lỗi cho nhau” và “đùn đẩy trách nhiệm”.
23 Tháng Mười Một 20245:18 CH(Xem: 653)
Ngày 27/9/2024 vừa qua, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, gọi tắt USCIRF) đã công bố tài liệu nghiên cứu cho thấy nhà nước Việt Nam cũng bóp nghẹt tự do tôn giáo, cũng đàn áp một cách hệ thống, nhưng tinh vi hơn: qua các tổ chức tôn giáo chính họ lập ra hoặc giật dây điều khiển. Đây là ủy hội đưa khuyến nghị cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Danh sách Theo dõi Đặc biệt (Special Watch List, tức SWL) và Các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt (Countries of Particular Concern, tức CPC) về vấn đề tôn giáo.
23 Tháng Mười Một 20245:17 CH(Xem: 399)
Ai chẳng biết: nhà nước Xưa nay không dọa ai Dân đen ai dám dọa Nhà nước, mà mang tai. Có điều ông không biết Chính câu nói của ông Là một lời đe dọa Với dân mình, hiểu không? Tiếc, lời đe dọa ấy Chẳng lọt tai người nào Nên người phát ngôn nó Lại thành ra tầm phào. Người nào càng khiêm tốn Càng được lòng nhân dân Kẻ hợm hĩnh, vênh váo Sẽ có ngày thiệt thân. Sao hồi xưa đi học Lại không dùng đèn dầu Đom đóm bỏ vỏ trứng Lập lòe nên mới sầu.
28 Tháng Mười Một 2024
Không điều gì có thể phủ nhận, Trung Quốc đã hành xử hết sức gian manh, đặc biệt là về sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã ăn cắp công nghệ của Mỹ và Mỹ cần phải có biện pháp cứng rắn hơn. Tuy nhiên, muốn cứng rắn để tạo ra hiệu quả thì phải có mục tiêu rõ ràng, phải tạo được sự đồng thuận của những quốc gia cũng bị thiệt hại vì kiểu hành xử sai trái của Trung Quốc. Đáng tiếc là người giữ vai trò như một nhạc trưởng lại không hiểu biết gì về những vấn đề vốn là căn bản trong chính sách thương mại, ông chỉ biểu lộ sự hung hăng, trẻ con, thô lỗ của mình với cả bạn lẫn thù. Chẳng lẽ áp thuế nhôm lên Canada thì sẽ “bảo vệ sự an toàn của Mỹ”?
26 Tháng Mười Một 2024
Bởi thế, không nói láo không phải là cộng sản cho nên ông M. Govbachev, một người cộng sản tại nước Nga, người đã góp phần giật sập cái chế độ chuyên chính Liên Bang Xô Viết đã từng nói: ”Tôi đã bỏ mất nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng: “đảng cs chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Nhưng đối với đảng csVN và lũ DLV thì không chỉ là dối trá không thôi mà còn thêm chữ láo lường, bởi vì cả lũ chúng nó suốt ngày học tập làm theo tấm gương đạo đức của tên lưu manh hcm trở mặt như trở bàn tay
26 Tháng Mười Một 2024
“Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công của tôn giáo vận. Cán-bộ tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ...
26 Tháng Mười Một 2024
Ông Elon Musk. Musk sinh năm 1971 là di dân từ Nam Phi qua Canada rồi đến Mỹ lập nghiệp, trở thành tỷ phú, chủ tịch điều hành (CEO) của Tesla, công ty xe điện lớn nhất thế giới. Musk cực kỳ thông minh, khôn ngoan nhưng cũng rất thủ đoạn, láo xạo. Musk chỉ bắt đầu ủng hộ ông Trump thành tổng thống khoảng hơn 2 tháng trước ngày bầu cử 05.11.2024 khi thấy cơ hội thắng cử của Trump trở nên rõ rệt. Elon Musk bỏ ra 44 tỷ $ để mua mạng xã hội Twitter rồi đổi tên thành X với mục đích thao túng, kiểm soát truyền thông theo ý mình, chống lại truyền thông dòng chính. Tuy nhiên, Musk bị chính Chat Bot Grok của mình trong X nhận định là...
21 Tháng Mười Một 2024
Trước hết, phần lớn hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ không còn đến từ Hoa Kỳ nữa. Các đồng minh Âu châu của Kyiv sẽ phải gánh vác phần lớn công việc nặng nhọc này trong tương lai. Điều này có nghĩa là cung cấp tài chính để mua vũ khí và đạn dược, và đầu tư dài hạn vào các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Âu châu và của Ukraine. Thứ hai, điều này có nghĩa là kịp thời cung cấp cho Ukraine những gì họ cần. Tuy nhiên, các yêu cầu của Ukraine sẽ phải phù hợp với một chiến lược quân sự thiết thực - chứ không phải là một giấc mơ chiến thắng nhằm khôi phục quyền kiểm soát đối với tất cả các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng....
20 Tháng Mười Một 2024
“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội….” Nhưng khi bạo ngôn rằng “Đảng CSVN là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” là coi thường nhân dân. Nếu không có đảng CSVN “tự tiếm quyền lãnh đạo” thì dân ta sẽ có đảng khác cầm quyền thật sự là “của dân, do dân và vì dân...
16 Tháng Mười Một 2024
Những lần nhậm chức, ông nào cũng bắt chước các Tổng thống Mỹ, đặt tay lên “Kinh Thánh”… À xin lỗi, cộng sản vô đạo, nên “Kinh thánh” của các vị ấy hình như chỉ là bản Hiến Pháp mấy năm lại “tu chính án”, và giờ này thì chẳng ai tìm thấy “cái hồn cốt” của Hiến Pháp đa nguyên, đa đảng năm 1946 ở đâu nữa cả. “Cân bằng Tứ trụ” hay là “Lãnh đạo Tập thể” chỉ là bùa chú cho dân thường, đảng viên yên tâm, chứ thực chất, từ ông Hồ đến ông Duẩn, từ Trường Chinh đến Lê Đức Anh, các vị ấy đều dẹp “nhất thể hóa” sang một bên. Dân gian hát đồng giao: “Bộ tứ là tự Bố” (một cách nói lái tiếng Việt) đúng phắp cho các trường hợp ấy.
16 Tháng Mười Một 2024
Tôi tin trong nhóm cử tri đó không có ai vì chê bà Harris là đàn bà da đen mà đành để mặc ông Trump đắc cử. Chắc chỉ vì ỷ y thôi, như nhiều người, tưởng rằng với nhân cách đặc biệt của ông ta, ông Trump còn khuya mới đắc cử, đi bầu mất công. Nghĩa là họ cũng không ngờ như ta, và chắc cũng đang té ngửa và vô cùng ân hận. Như thế con số nhiệm mầu của ông Biden, 81 triệu, vẫn còn đó. Và bốn năm nữa, nó sẽ tái hiện, cứu nước Mỹ, như đã từng cứu một lần. Ta sẽ chờ. Vừa chờ vừa bận rộn chống độc tài đảng trị, thời gian sẽ trôi nhanh lắm. Thoi đưa thấm thoắt, sẽ chỉ như một sát na.
15 Tháng Mười Một 2024
Còn nhiều tự hào làm, lũ dư luận viên ba củ nên tiếp tục tự hào như người mẫu Ngọc Trinh mặc đồ như ở truồng tại LHP quốc tế, tự hào có thằng thượng tá côn an đi nước ngoài bị ở tù vì đòi chơi gái, tự hào về con PTV VTV đi nước ngoài ăn cắp vặt, tự hào xe Vin Phét, tự hào mọi nơi mọi lúc… Một dân tộc chỉ biết nói phét, khoác lác tự hào rỡm cũng không khác gì một thằng ăn mày, nghèo nàn, rách rưới nhưng cũng cố làm ra vẻ sang chảnh cho bằng bọn nhà giàu.
15 Tháng Mười Một 2024
“MAGA quân” có MAGA hay Trump mugshot T-shirt. Mao tung ra những “mê thoại” về bọn “phản cách mạng” và những Hồng vệ binh hung hăng xông lên, tấn công cả những nhân vật đầu não của chính quyền, đẩy đất nước vào tình trạng vô chính phủ. Trump bắn ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, dẫu mình đang nắm trọn quyền hành pháp, lớp lớp “MAGA quân” hung hãn xông lên tấn công vào Quốc Hội Mỹ, như một bọn vô chính phủ.