Bắc Kinh cố chiếm Bãi Cỏ Mây từ Philippines, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng

26 Tháng Mười 20237:44 CH(Xem: 278)
  • Tác giả :

Bắc Kinh cố chiếm Bãi Cỏ Mây từ Philippines,
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng

sharethis sharing button
Bắc Kinh cố chiếm Bãi Cỏ Mây từ Philippines, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởngVa chạm giữa tàu hải cảnh của Trung Quốc và tàu tiếp tế (trái) của Philippines gần Bãi Cỏ Mây, Biển Đông hôm 22/10/2023 - AFP PHOTO / CHINESE COAST GUARD






Phạm Văn Nam
      RFA




Căng thẳng tiếp tục trên Bãi Cỏ mây

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí còn diễn biến căng thẳng hơn trước.

Va chạm mới đây nhất xảy ra giữa hai bên vào ngày 22/10 khi lực lượng Philippines "tiếp tế" cho binh sĩ đồn trú trên một tàu hải quân của nước này mắc cạn ở phía Nam Biển Đông. Các quan chức Philippines cáo buộc một tàu hải cảnh và một tàu dân quân biển của Trung Quốc đã "di chuyển nguy hiểm" dẫn đến va chạm với một tàu tiếp tế và một tàu tuần duyên của Philippines ở vùng biển gần Bãi Cỏ Mây. Trong khi đó, phía Trung Quốc cho biết họ đã ngăn chặn tàu vận chuyển "vật liệu xây dựng bất hợp pháp" của Philippines, dẫn đến "va chạm nhẹ" (1).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh hôm 22/10 cáo buộc Philippines khiêu khích bằng cách liên tục xâm nhập vào Nhân Ái Tiêu (Renai Jiao) và tiếp tục truyền bá thông tin sai lệch” (2). Nhân Ái Tiêu là cách gọi của Trung Quốc với Bãi Cỏ Mây, Philippines thì gọi là Bãi cạn Ayungin - một khu vực ở Biển Đông nơi xảy ra vụ va chạm. Nó là một phần thuộc Quần đảo Trường Sa.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines trước đó cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã “quấy rối và cố ý tấn công” một tàu tiếp tế và một tàu bảo vệ bờ biển Philippines. Ông Gilbert Teodoro cho biết tại Manila hôm 22/10: Chúng tôi ở đây để thực sự lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể về hành vi vi phạm nghiêm trọng và bất hợp pháp này trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý (370km) của Philippines và việc che giấu sự thật bằng cách Trung Quốc bóp méo câu chuyện để phù hợp với mục đích của họ” (3).

Trong khi Trung Quốc coi đây là một vụ va chạm nhỏ”, Thiếu tướng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines Jay Tarriela hôm 22/10 cho rằng thiệt hại đối với tàu tiếp tế “nhiều hơn là một vết xước” (4). Philippines đã triệu Đại sứ Trung Quốc hôm 22/10 để gửi phản đối ngoại giao, trong khi Đại sứ quán Bắc Kinh tại Manila cho biết họ cũng đã làm điều tương tự.

Tiến trình COC sẽ chết yểu?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Teresita Daza phát biểu trong cuộc họp báo chung 22/10 rằng: Tất cả những sự cố như thế này sẽ củng cố luận điểm rằng Philippines không phải là kẻ xâm lược, mà chính là bên kia, đó là Trung Quốc” (5).

Cuộc đối đầu hôm 22/10 diễn ra ngay trước vòng đàm phán mới nhất về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh và Manila nằm trong số các bên tham gia. Các cuộc đàm phán, bắt đầu vào ngày 22/10 tại Bắc Kinh, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang lớn ở Biển Đông.

Học giả Ding Duo của Trung Quốc đã cảnh báo về tác động đối với quan hệ song phương. Ông nói: Trong những năm qua, hai bên đã kiểm soát tốt những khác biệt nên có sự thỏa thuận ngầm về cách giải quyết tranh chấp trên biển. Nhưng bây giờ, những thỏa thuận như vậy đã bị phá vỡ” (6). Theo ông Ding, cuộc đối đầu có thể làm tổn hại đến niềm tin song phương và ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về COC đang diễn ra và được chờ đợi từ lâu.

Vì sao Trung Quốc gây ra căng thẳng lúc này?

Sau vụ việc hôm 22/10, Mỹ, Nhật Bản, Australia và Anh đều đưa ra tuyên bố lên án hành vi của Trung Quốc gần Bãi Cỏ Mây. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế khi cố tình can thiệp vào hoạt động tự do hàng hải của các tàu Philippines” (7). 

Collin Koh, học giả quốc phòng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói với VOA rằng Mỹ cần thực hiện lời hứa hỗ trợ Philippines thông qua các hành động cụ thể vì Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục thử thách khả năng can dự của Washington. Ông nói: Nếu người Mỹ dường như không làm nhiều hơn những gì họ đang làm hiện nay, thì điều đó có thể là tín hiệu không chính xác cho người Trung Quốc rằng họ đang thành công trong việc vượt giới hạn. Trung Quốc có thể sẽ đẩy nó đi xa hơn nữa. Lúc đó, Mỹ phải lo lắng về độ tin cậy của mình” (8).

Hiện nay, Mỹ đang phải căng mình ra để hỗ trợ cho cả Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đồng thời cũng phải hỗ trợ đồng minh Israel trong cuộc chiến chống Hamas ở Trung Đông. Chính vì vậy, Trung Quốc muốn thử khả năng của Mỹ ở Biển Đông ra sao, đồng thời cũng làm giảm độ tập trung của Mỹ vào các mặt trận khác. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho Bắc Kinh và các đồng minh như Nga hay Iran.

Justin Baquisal, một nhà phân tích địa chính trị ở Manila nói với VOA rằng Bắc Kinh cuối cùng đang thử thách quyết tâm của Washington. Ông nói: Trung Quốc đang cố tình làm điều này để xem liệu Mỹ có sẵn sàng mở mặt trận thứ ba trong cuộc xung đột của mình hay không”, đồng thời cho biết thêm rằng những nỗ lực này đang khiến hoạt động hậu cần của Washington bị căng trải (9).

000_33T44FN.jpg
Hình chụp hôm 22/8/2023 từ tàu tuần duyên của Philippines cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc đang theo một tàu dân sự (ở giữa) do hải quân Philippines thuê để cung cấp hậu cần cho hải quân Philippines ở Bãi Cỏ Mây, Biển Đông. AFP

Chiến thuật của Philippines có hiệu quả?

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông đã diễn ra cả chục năm nay, tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Philippines đang thay đổi chiến thuật. Philippines đang dùng truyền thông để tố cáo hành vi của Trung Quốc đối với thế giới. Đại tá đã nghỉ hưu Raymond Powell thuộc Trung tâm Gordian Knot của Đại học Stanford (Mỹ) nói với BBC rằng: Tôi nghĩ năm 2023 đã chứng kiến sự thay đổi lớn. Đó là chiến dịch minh bạch hóa sự quyết đoán” (10). Nhận xét về các hành động cung cấp các hình ảnh và clip công khai và kịp thời cho báo chí quốc tế của Manila trước các hành động hung hăng của Trung Quốc, Raymond Powell cho biết: Việc này giống như ‘rọi sáng’ các hoạt động vùng xám của Trung Quốc” (11).

Có lẽ, Trung Quốc cũng khá ngạc nhiên trước phản ứng quyết liệt của Philippines, BBC trích lời chuyên gia Oriana Skylar Mastro thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli (Mỹ) cho rằng có vẻ như chiến lược này đang tỏ ra hiệu quả: Chúng tôi thấy các hoạt động của Trung Quốc có phần tạm lắng” (12).

Diễn biến sắp tới?

Căng thẳng trên Biển Đông lần này không chỉ liên quan giữa Philippines và Trung Quốc. Nhiều quốc gia khu vực Biển Đông cũng là nạn nhân trước sự côn đồ của Trung Quốc, mà Việt Nam là một trong số đó.

Các chuyên gia nhận định việc Philippines tiếp tế cho tàu Sierra Madre không chỉ là lương thực, thực phẩm và nước uống. Mục tiêu lớn hơn của Philippines là tìm cách là gia cố con tàu rỉ sét tại đây. Đại tá Powell cho rằng: Thật khó để biết Philippines có thể kéo dài tuổi thọ của con tàu như thế nào. Tôi nghĩ giờ là thời điểm khủng hoảng. Ngày tàn của tàu Sierra Madre đã cận kề. Con tàu này sẽ sớm vỡ vụn” (13).

Nếu con tàu này không còn, thì sự hiện diện của Philippines thông qua các binh sĩ ở đây, sẽ có nguy cơ biến mất. Chính vì vậy, Manila đã nỗ lực tăng cường việc gia cố con tàu để duy trì sự hiện diện tại Bãi Cỏ Mây. Còn Bắc Kinh cũng nhận ra điều đó và cố tìm cách ngăn cản Manila. Theo tính toán của Trung Quốc thì nếu họ ngăn cản được việc tiếp tế cho con tàu tại Bãi Cỏ Mây, sớm muộn gì con tàu này cũng sẽ không còn, và đây sẽ là cơ hội cho Bắc Kinh chiếm đoạt khu vực này.

Nếu Bắc Kinh chiếm đoạt được Bãi Cỏ Mây, thì có thể đây sẽ là con cờ domino dẫn tới hàng loạt thay đổi trên khu vực biển này, và nước giành lợi thế sẽ là Trung Quốc.

Các quốc gia Biển Đông như Việt Nam cần phải giúp Philippines giữ nguyên hiện trạng trên Biển Đông, vì nếu Trung Quốc thành công ở Bãi Cỏ Mây, họ sẽ tiếp tục làm như vậy với các thực thể mà Việt Nam đang chiếm giữ ở Trường Sa.

__________

Tham khảo:

1. https://x.com/globaltimesnews/status/1716372040696168822?s=20

2. https://news.abs-cbn.com/video/news/10/23/23/china-tells-philippines-stop-creating-tension-in-south-china-sea

3. https://pcij.org/article/10881/philippines-confronts-unlikely-adversary-south-china-sea-row-filipinos-echo-pro-beijing-narratives

4. https://x.com/jaytaryela/status/1716060726597648739?s=20

5. https://www.reuters.com/article/southchinasea-philippines-china-idAFKBN31N03H

6. https://www.channelnewsasia.com/asia/china-philippines-south-china-sea-collisions-conflict-3867836

7. https://www.state.gov/u-s-support-for-our-philippine-allies-in-the-face-of-repeated-prc-harassment-in-the-south-china-sea/

8. https://www.voanews.com/a/analysts-china-tests-us-commitment-to-indo-pacific-in-south-china-sea-/7322809.html

9. https://www.voanews.com/a/analysts-china-tests-us-commitment-to-indo-pacific-in-south-china-sea-/7322809.html

10. https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-67191205

11. https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-67191205

12. https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-67191205

13. https://www.bbc.co.uk/news/world-asia-67191205

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 2023
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 2023
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.
16 Tháng Mười Một 2023
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.