Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?

03 Tháng Mười 20238:56 CH(Xem: 340)
  • Tác giả :

Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng
đóng vào quan tài ĐBSCL?

 
Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?Sơ đồ dự án kênh đào Funan. Ảnh chụp từ Google Map, RFA vẽ minh họa sơ lược, dựa theo thông số kĩ thuật của dự án - Google Map/ RFA




RFA





Ngày 8 tháng 8, 2023, Campuchia đã gửi thông báo tới Ủy hội Sông Mekong về dự án kênh đào từ sông Bassac tới khu vực cảng biển ở tỉnh Kampot-Kep bên bờ Vịnh Thái Lan. Chính phủ Campuchia đặt tên kênh đào này là “Funan Techo Canal” (“Kênh đào công nghệ Phù Nam”). Hôm 22 tháng 9, 2023, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam cho biết Thủ tướng Chính phủ nước này đã yêu cầu Việt Nam phải nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của dự án này tới Việt Nam. 

Theo tờ Phnomphenh Post, đây là dự án hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Từ trước tới nay, tuyến đường thủy từ biển đi vào Thủ đô Phnompenh của Campuchia phải qua Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Tuyến đường này giúp Campuchia không phụ thuộc vào tuyến đường thủy đi qua lãnh thổ Việt Nam nữa.

Tổng chi phí xây dựng tuyến kênh đào này khoảng 1,7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng bốn năm, dài khoảng 180 km, với chiều rộng ở vùng thượng lưu là 100 mét và chiều rộng ở hạ lưu là 80 mét, chia thành hai làn đường. Kênh đào này sẽ nối Prek Takeo trên sông Mekong ở Campuchia với biển ở tỉnh Kep, đi qua bốn tỉnh là Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu cư dân sống dọc theo tuyến đường thủy. Theo Khmer Times, hiện hình thức đầu tư của dự án này chưa được quyết định. 

Trước những diễn biến mới này, RFA phỏng vấn TS. Brian Eyler, một chuyên gia về Tiểu vùng sông Mekong ở Stimson Center về những tác động môi trường và xã hội của dự án này tới Campuchia và ĐBSCL ở Việt Nam.  

RFA. Thưa ông, những điều mà công chúng cần biết về dự án kênh đào Funan của Campuchia là gì? 

Brian Eyler: Chính phủ Campuchia đã thảo luận cởi mở và thông báo rộng rãi cho các cơ quan liên quan đến toàn bộ hệ thống sông Mekong về dự án này nhưng thông tin chi tiết vẫn còn khan hiếm. 

Nếu các bản thiết kế trước đây được đăng trên tờ Khmer Times là chính xác thì con kênh này sẽ nối dòng chính sông Mekong với đại dương ở Kep chứ không chỉ sông Bassac. Dự án kênh đào này sẽ bắt đầu tại Prek Takeo, cách Phnom Penh khoảng 30 km về phía hạ lưu trên sông Mekong. Sau đó nó giao với sông Bassac cách Phnom Penh khoảng 60 km về phía hạ lưu. Từ đó nó băng qua vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn ở tỉnh Takeo và cuối cùng gặp biển ở tỉnh Kep.

Kênh đào sẽ đóng một vai trò quan trọng có tính chiến lược đối với Campuchia. Vì nó sẽ cho phép vận tải và hàng hóa di chuyển từ đại dương đến Phnom Penh và các điểm ở giữa, đồng thời giúp Campuchia tránh tuyến đường thủy đi qua Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. 

Hiện tại, tất cả các tuyến vận chuyển đường biển lớn đến và đi từ Campuchia đều phải đi qua Việt Nam khoảng 200 km. Tàu bè hiện được tự do đi lại mà không bị đánh thuế, nhưng kênh đào mới mang lại cho Campuchia quyền tự do tiến hành thương mại xuyên đại dương từ các khu công nghiệp nội địa mà không bị cản trở.

Dự án sẽ được xây dựng bởi một công ty Trung Quốc và có thể là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các dự án BRI của Trung Quốc ở Campuchia, chẳng hạn như thủy điện Lower Sesan 2 (Hạ Sesan 2) không có danh tiếng tốt và bị tai tiếng là thiếu minh bạch, thiếu sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương, yếu kém trong việc lập kế hoạch tái định cư và có hồ sơ xấu về tác động môi trường.

RFA. Theo ông, dự án kênh đào Funan một khi hoàn thành có thể tác động như thế nào tới môi trường tự nhiên ở Campuchia và ĐBSCL ở Việt Nam?

Brian Eyler: Dự án này có thể sẽ mang lại những tác động đáng kể về môi trường và xã hội cho Campuchia và Việt Nam, thậm chí có thể có tác động đến nghề cá ở Lào. 

Tính toán đơn giản cho thấy nó sẽ cần ít nhất 77 triệu mét khối nước và để lấp đầy kênh. Nước sẽ được chuyển từ dòng chính sông Mekong và sông Bassac. Điều quan trọng là sông Bassac là một phần của hệ thống sông Mekong. Sông Bassac là nhánh phân lưu lớn nhất của sông Mekong, tách ra khỏi dòng chính sông Mekong tại Phnom Penh. Lấy thêm nước ra khỏi sông Bassac và dòng chính sông Mekong có thể sẽ hạ thấp mực nước sông Mekong tại Phnom Penh với một lượng không xác định. 

Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảo ngược dòng chảy Tonle Sap nổi tiếng. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô. 

Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới. 

Từ trước đến nay đã có rất nhiều yếu tố khác từ việc xây đập ở thượng nguồn, khai thác cát, lượng mưa mùa mưa ít dữ dội hơn và các yếu tố khác đang làm giảm khả năng mở rộng lượng nước theo mùa của Hồ Tonle Sap. 

Dự án kênh đào nhân tạo này có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài, và do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng của nó. 

RFA. Với những thay đổi to lớn về môi trường tự nhiên như vậy, dự án Kênh đào Funan của Campuchia có thể gây ra những biến động xã hội-kinh tế nào ở Campuchia và Việt Nam?

Brian Eyler: Hồ Tonle Sap là nơi gieo phối của các loài cá di cư, những loài cũng tìm thấy môi trường sống ở Lào và Việt Nam, vì vậy dự án kênh đào mới chắc chắn sẽ làm giảm lượng đánh bắt cá xuyên biên giới.

Ngoài ra, việc loại bỏ 77 triệu mét khối hệ thống sông Mekong ở thượng nguồn Việt Nam cũng sẽ làm giảm mực nước dòng chính sông Mekong và sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó sẽ làm giảm mực nước ở một mức độ nào đó. Cần phải có các nghiên cứu để xác định và công bố về mực nước có nguy cơ bị giảm này. 

Mực nước của nhiều con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm hàng năm do bị hạn chế nguồn nước từ các đập ở thượng nguồn và thiếu mưa. Hơn nữa, trầm tích do các con đập giữ lại và cũng bị loại bỏ khỏi sông Mekong thông qua hoạt động khai thác cát đang khiến lòng sông ở Đồng bằng sông Cửu Long bị hạ thấp. Những con sông này cần có lũ trong mùa mưa để thúc đẩy sản xuất lúa gạo và quá trình chuyển đổi nông nghiệp từ trồng lúa sang các lĩnh vực khác, một chương trình đầy tham vọng mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Việc bổ sung thêm một kênh mới ở Campuchia lấy nước từ ĐBSCL sẽ làm giảm khả năng và cơ hội của Việt Nam trong việc xây dựng một ĐBSCL bền vững trước biến đổi khí hậu để có thể tồn tại lâu dài trong tương lai thay vì vùng đồng bằng này sẽ bị chìm xuống biển do mực nước biển dâng.

Dự án này có thể làm giảm nghề cá ở Campuchia, Việt Nam và Lào. Nó có tác động đáng kể đến nguồn cung thực phẩm của người Campuchia. Khoảng 60-70% lượng protein tiêu thụ của Campuchia đến từ việc đánh bắt cá nội địa. Hiện tại Campuchia chưa có kế hoạch nào để thay thế lượng protein đó. Đây là lý do tại sao Campuchia đã tạm dừng các đập trên dòng chính sông Mekong và đang tiến hành xây dựng các đập trên dòng nhánh sông Mekong một cách rất thận trọng. Các quan chức ở đó biết rằng nhu cầu hiện hữu của quốc gia là phải bảo tồn nghề cá sông Mekong. Dự án này mâu thuẫn với nhiều nỗ lực tốt đẹp và hiện tại của Campuchia nhằm bảo vệ nghề cá của chính mình. 

Ngoài ra, con kênh sẽ chia đôi và cắt đứt một vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn ở tỉnh Takeo, nơi sản xuất một số loại gạo ngon nhất thế giới. Nếu không giảm nhẹ quy mô dự án, nước sẽ không thể chảy tự do qua vùng ngập nước này. Khi đó, phần vùng ngập phía nam của dòng kênh sẽ khô trong khi phần phía trên sẽ ẩm ướt hơn nhiều so với bình thường.

Chính vì dự án này sẽ có những tác động xuyên biên giới mà Chính phủ Campuchia phải thông báo dự án kênh đào Funan tới Ủy ban sông Mekong. Hiệp định Mekong năm 1995 mà Campuchia là thành viên sáng lập yêu cầu tất cả các chính phủ thuộc Tiểu vùng Sông Mekong phải thông báo cho Ủy ban Sông Mekong về việc sử dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Với những thông số kỹ thuật của dự án mà tôi đọc được, dự án này đủ tiêu chuẩn vì cửa xả của kênh nằm ngoài lưu vực sông Mekong, ở tỉnh Kep, và hơn nữa do nó có tiềm năng tác động xuyên biên giới đáng kể.

Có rất nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án này. Điều quan trọng là Campuchia phải tiếp cận dự án này một cách chậm rãi và thận trọng. Từ quan điểm logistics (vận tải), đây là một bước đi quan trọng ở tầm chiến lược đối với Campuchia, nhưng xem xét từ hầu hết các góc độ khác, dự án có thể mang lại nhiều phí tổn dài hạn hơn là lợi ích. 

Việt Nam nên khôn ngoan thu hút Chính phủ Campuchia tham gia vào các giải pháp thay thế và nỗ lực giảm nhẹ cho dự án này. Điều đó có thể được thực hiện song phương hoặc thông qua Ủy ban sông Mekong.

RFA xin cảm ơn Tiến sỹ Brian Eyler đã dành cho độc giả chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 2023
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 2023
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.
16 Tháng Mười Một 2023
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.