THU CHI NGÂN SÁCH - XEM THƯỜNG NHÂN DÂN
Hình từ bài chủ
Huỳnh Thị Tố Nga
HNNCBCĐ
Một quốc gia muốn phát triển toàn diện phải có nguồn nhân lực chất lượng, con người phải luôn được đưa lên hàng đầu. Muốn vậy phải giáo dục để phát triển con người về mặt nhận thức, xây dựng một nền kiến thức khoa học kỹ thuật phù hợp với văn hóa thế giới. Đó là về mặt tinh thần. Quan trọng hơn, thể chất con người phải luôn được khỏe mạnh và có lối sống lành mạnh, được phòng và chữa bệnh hiệu quả, điều này được thông qua việc chăm sóc sức khỏe, việc xây dựng một hệ thống y tế tối ưu chỉ nhằm mục đích vì sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, phải ưu tiên chi ngân sách cho việc phát triển khoa học kỹ thuật, đây là đòn bẩy để phát triển kinh tế lâu dài.
Tại sao các quốc gia mà chế độ xã nghĩa gọi là tư bản bóc lột, họ lại phát triển như vậy, không chỉ phát triển về cơ sở vật chất mà về trình độ nhận thức và văn minh, họ vượt xa con người trong chế độ độc tài. Chỉ có những con người thật sự bảo thủ hoặc vì quyền lợi của cá nhân muốn duy trì chế độ độc tài mới phủ nhận sự phát triển của các quốc gia này. Kể cả một đứa bé 9, 10 tuổi, nếu chịu tìm hiểu về thế giới, nó cũng biết rằng các quốc gia như Hoa Kỳ, hay các nước Phương Tây giàu đẹp hơn các quốc gia như Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, kể cả Trung Quốc.
Riêng trường hợp Trung Quốc, chúng ta có thể gọi đó là một quốc gia "phát triển giàu đẹp" hay không? Năm 2023, tuy GDP cả nước của Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, nhưng bình quân thu nhập đầu người của Trung Quốc lại xếp vị trí 70/190, trong khi đó bình quân thu nhập đầu người của Hoa Kỳ xếp vị trí thứ 7/190, tương tự, Việt Nam xếp vị trí 121/190, đứng vị trí thứ nhất là Luxembourg, thấp nhất là Burundi.
Phải biết rằng, sự thu chi ngân sách là đầu não của nền kinh tế quốc gia. Nắm ngân sách trong tay, nhà nước phải có chính sách phân bổ sao cho thích hợp để phát triển lâu dài và có hiệu quả. Cho dù là người dân không có chuyên môn về kinh tế, nhưng có sự nhận thức và nhìn nhận ở phương diện quốc gia, khi nhìn vào dự toán và thực tế thu chi ngân sách, người dân vẫn biết được làm thế nào là phù hợp và ngân sách thu chi có hiệu quả hay không, chứ các vị không thể đưa ra luận điệu rằng người dân không biết gì về kinh tế mà bàn luận. Chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả của nhà nước sau nhiều năm điều hành, và rõ ràng, kinh tế cứ ì ạch và tệ nạn tham nhũng trong nội bộ nhà nước ngày càng nặng nề.
Ngân sách là tiền của dân, nhà nước không phải muốn thu chi như thế nào cũng được, nhất là sự thu chi ngân sách một cách bất hợp lý làm cho kinh tế thụt lùi, đời sống người dân ngày càng vất vả, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và vùng cao nguyên, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Như ở bài viết trước người viết có đề cập, năm 2023, Việt Nam có gần 10 triệu dân nghèo và cận nghèo, chiếm khoảng 1/10 dân số theo số liệu thống kê của asianews.network, chứ không phải là số liệu thống kê của các trang báo trong nước.
Nhìn bảng chi ngân sách thế này bảo sao chế độ xã nghĩa bị nhân dân gọi là chế độ "Đảng trị" và "Công an trị", nếu các bạn không cho là như vậy thì các bạn gọi là gì?!
Làm sao để giải quyết tình trạng thu chi ngân sách bất hợp lý như thế này, và đời sống người dân ngày càng chật vật với sự điều hành kinh tế ưu tiên cho bộ ngành có chức năng cai trị chứ không phải vì nhân dân.
Gửi ý kiến của bạn