Kiểm chứng mãi, té ra việc ông “khầy” Thích Chân Quang có “sáng kiến” đề nghị UNESCO công nhận sự Giác ngộ của Đức Phật, là “di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại, là có thật giời đất ạ. Thật là một sự vô minh đến chấn động.
Không còn gì để nói về sự tối hạ vô minh, lưu manh lộ liễu và ma quỷ hiện hình của ông khầy “thân tàn ma nhập” này.
Một ông tăng bình thường, dù Nam tông hay Bắc tông… bất kể tu đã bao lâu, dù chỉ đọc một câu, nhẫn đến một bài kệ, dù mới tụng một câu, nhẫn đến một bài kinh… thì cũng phải bịt tai khi nghe đến cái “sáng kiến” quái gở của hạng ma tăng mạt hạng này.
Có người là đệ tử của một vị “cao tăng”, từng gọi điện cho tôi, khuyên tôi dù bất kể hoàn cảnh nào, thì cũng không được chê bai những người xuất gia, Đức Phật đã dạy thế.
Tôi trả lời Đức Phật không bao giờ dạy như thế. Xuất gia có chân tăng, tà tăng, ma tăng… Thì cái ông “cao tăng” của chị, nếu không phải ma tăng, thì cũng là tà tăng. Chính vì hạng “tăng” ấy, mới khiến những ma tăng như Thích Chân Quang công nhiên dùng sự lưu manh của mình, để hủy báng sự Giác ngộ của Đức Phật đến mức như vậy.
Sự Giác ngộ của Đức Phật mà là “di sản” ư? Không sự u tối nào tối tăm hơn ý nghĩ ấy. Nói ra mồm thì không sự hủy báng nào ghê gớm hơn. Niết Bàn là pháp vô lậu, “di sản”… là pháp hữu lậu. Từ hữu lậu nghĩ về vô lậu là tối tăm, vì sẽ không bao giờ tới. Lấy pháp hữu lậu để “vinh danh” pháp vô lậu là hủy báng, vì đã đặt hữu lậu lên trên vô lậu, đặt bất giác lên trên bản giác, đặt vô minh lên trên Giác ngộ… tức là đặt chúng sinh lên trên Đức Phật.
Nếu cõi súc sinh, hoặc chúng sinh ở Địa ngục, ngạ quỷ… có một tổ chức tương tự như UNESCO, công nhận “sáng kiến” này của ma tăng Thích Chân Quang là “di sản phản văn hóa” phi vật thể, và “vinh danh” cả cái thân tứ đại của Thích Chân Quang là “di sản vô minh” vật thể, thì hoàn toàn có lý.
Một “thượng tọa”, mạo danh Thích tử, mặt nhơn nhơn thở ra “sáng kiến” ấy, thì ngay cả làm kẻ ngoại đạo cũng còn chưa đáng, vì bất kể ngoại đạo nào cũng không bao giờ muốn tạo nghiệp Vô Gián như vậy.
Ngay cả đạo Nho, một trong những đạo vô thường của thế gian, cũng không dám “báng bổ” tiền nhân đến mức như thế. Ngày trước Tần Thủy hoàng đã từng bãi bỏ phép đặt tên “thụy”, bởi như thế tức là làm con mà dám “nghị luận” hoặc “vinh danh” về cha. Thế là vô đạo, hỗn láo, là mất dạy đấy, nghe rõ chưa? Hả khầy Thích Chân Quang?
Cuối cùng, câu này không dành cho ma tăng kia, mà dành cho các nhà tu hành, các phật tử chân chính, và những người tin Phật: Sự Giác ngộ của Chư Phật mười phương ba đời, quyết không phải là “vật thể”, cũng không phải “phi vật thể”.