Nhân kỳ họp quốc hội thứ 5, mọi sinh hoạt của thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hẳn lên. Trong đó các quán bia ôm và các động đĩ đồng loạt tuyên bố mở cửa phục vụ 24/24. Thậm chí các quán karaoke đang bị đóng cửa vì vướng quy định phòng cháy chữa cháy cũng treo bảng OPEN và cuống cuồng tuyển mộ thêm nữ tiếp viên, hầu đáp ứng được nhu cầu “hám của lạ” của quý khách đặc biệt từ mọi miền đất nước đổ xô tới.
Chủ quán, cũng là tiếp viên duy nhất, mặt ngắn, lông mày rậm, nước da trắng muốt, đưa mắt ngạc nhiên nhìn khách :
-Anh vào quán em hay đi đâu mà ăn mặc lạ thế ?
-Anh mới họp quốc hội về. Mặc thế này ngồi họp nó mát, ngủ dễ hơn. Rồi họp xong, có vào thăm lăng bác cũng tiện, mà đi đái cũng tiện.
-A, thì ra anh là đại biểu quốc hội. Thế anh đã ghé thăm lăng bác chưa ?
-Chưa. Tính ghé thăm em trước đã. Lăng bác ghé lúc nào chả được.
Cả hai dìu nhau ngồi lọt thỏm trong lòng ghế nệm, trước mặt là cái bàn gỗ, trên đó có đâu hơn chục trứng lộn, một rổ rau răm và cút rượu thuốc do quán tự ngâm. Nghe bảo rượu này dễ uống, dễ ngủ, nhưng khó thức dậy. Mặc dù cái áo dài ngũ thân có hơi vướng víu, nhưng hai bàn tay của vị đại biểu cứ thoăn thoắt vừa đập trứng ăn, vừa mò mẩm khắp vùng ngực của người nữ chủ quán. Thỉnh thoảng nuốt trứng xong, vị đại biểu lại ôm bà chủ quán hôn lấy hôn để.
Để tránh sự tấn công tình dục quá cuồng nhiệt, đồng thời để tạm tránh xa mùi nước cống trộn lẫn với mùi hột vịt lộn đang phả ra từ lỗ miệng vị đại biểu, bà chủ quán ngóc đầu dậy và cố tình quay lại đề tài cũ hầu câu giờ, xa cái ống cống đó được phút nào hay phút ấy :
-Nhưng em thấy trên thế giới ai đi họp cũng mặc vét. Trông nó lịch sự, văn minh hơn chứ anh.
-Đó là tại tụi nó ngu. Tụi nó không hiểu được triết lý bí ẩn của áo ngũ thân : 4 thân ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, ôm lấy một thân con, tượng trưng cho người mặc, là anh đó. Khi mặc áo này vào, nó nhắc nhở người mặc về chữ hiếu và đạo đức.
Nói xong, vị đại biểu lại vít cổ chủ quán xuống để nút lưỡi. Bà chủ quán cố vùng dậy, miệng phun ra miếng mề trứng trắng trắng, chắc từ trong kẻ răng của vị đại biểu chuyền qua :
-Ơ kìa. Em cứ tưởng quốc hội họp để bàn về quốc kế dân sinh, chứ sao mấy anh lại bàn chuyện quần áo tào lao thế này ? Có ích lợi gì cho ai đâu ?
Ngồi hẳn dậy để xốc lại váy áo, nữ chủ quán nói tiếp :
-Như chồng em đây, đi đánh cá bị giặc Tàu húc chìm thuyền, chết ngoài biển Đông, em phải giạt về thành phố làm cái nghề mạt hạng này để nuôi con. Sao quốc hội không họp bàn phương cách để giữ gìn chủ quyền biển đảo, hay họp đề tìm ra những chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo cho tụi em ?
Vị đại biểu mặt trơ trơ, không biết nhục là gì, còn xấn tới đòi ôm :
-Mặt xinh thế này mà nói chuyện phản động quá.
-Phản động gì ? Bố em là liệt sĩ đấy. Cả nhà em trước nay vẫn tin rằng quốc hội là nơi hội tụ của trí tuệ, của những bộ óc luôn trăn trở vì nước vì dân. Nhưng dạo sau này em thấy nó toàn tào lao bí đao, hết chống ngập bằng lu giờ tới đi họp mặc quần gì áo gì, chẳng ra làm sao cả.
-Thôi bỏ chuyện này đi. Bây giờ mình vào buồng trong nhé. Anh cũng đang bận lắm.
Người nữ chủ quán chợt thấy lợm giọng. Bà vừa nhắc đến người bố liệt sĩ, giờ đây bà không còn hứng thú gì để chung đụng xác thịt với kẻ đã đi ngược lại với những niềm tin, những ước mơ của bố bà khi ông cầm súng chiến đấu và gục xuống hy sinh cho đất nước này mãi được trường tồn và ngày một tốt đẹp hơn...Bằng giọng lạnh tanh, bà chủ quán nói :
-Không được đâu anh. Hôm nay em có tháng. Anh về đi. Anh chỉ cần trả tiền số trứng anh ăn, còn tiền “ôm” em không tính đâu.
Khi vị đại biểu vừa ra cửa, bà chủ quán lại lấy giấy đốt phong lông lần thứ ba trong ngày. Vừa đốt bà vừa cầu cho từ nay tới tối có vài anh xe lôi, xe kéo vào với bà thì hay biết mấy.
Gửi ý kiến của bạn