Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lại được đón tiếp tại Nhà Trắng?

01 Tháng Tư 20235:58 CH(Xem: 348)
  • Tác giả :

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ lại được
đón tiếp tại Nhà Trắng?


download (17)Đề nghị TBT Lú đem theo lá cờ này công du Mỹ. Chúng ta lại sắp được xem một vở bi hài kịch của một quốc gia "giả - vờ - ngây - thơ" và một tên lãnh đạo điếm thúi thần phục Trung Nam Hải - QĐB




VOA




Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng có cuộc điện đàm được mong đợi từ lâu, nhưng không đề cập đến việc nâng cấp mối quan hệ giữa hai cựu thù lên tầm chiến lược dù hai nước đang kỷ niệm 10 năm thành lập đối tác toàn diện.

Washington đã vận động Hà Nội trong nhiều năm để xem xét nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn ngại ngần, vì theo các nhà quan sát, quốc gia Đông Nam Á còn phải xem phản ứng của Trung Quốc.

Hai chuyến thăm cấp cao liên tiếp trong vòng một tháng của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Hà Nội hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2021 cho thấy Mỹ ngày càng coi trọng mối quan hệ với Việt Nam và xem Hà Nội là một đối tác quan trọng trong chính sách của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trong chuyến công du tới Việt Nam, bà Harris đã đưa ra đề xuất nâng cấp mối quan hệ Mỹ-Việt lên tầm chiến lược nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính lúc đó nói Việt Nam “mong muốn tiếp tục phát triển Quan hệ Đối tác Toàn diện.”

Năm nay giữa bối cảnh mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt Nam tròn một thập kỷ, đã có nhiều kỳ vọng rằng hai cựu thù sẽ nâng cấp thành đối tác chiến lược. Nhưng những quan ngại rằng Trung Quốc có thể coi động thái này là thù địch vào thời điểm căng thẳng ngày càng tăng cao giữa Mỹ và Trung Quốc được cho là đang khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam do dự.

Nhưng theo ông Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, trong những tuần gần đây, Việt Nam cho thấy họ “đã sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ với Mỹ”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Chương trình Đông Nam Á của CSIS cho VOA biết rằng những người mà ông tiếp xúc ở Việt Nam trong chuyến công tác gần đây nói rằng Hà Nội muốn thực hiện việc này “song song với chuyến thăm của lãnh đạo Đảng.”

Đưa tin về chi tiết cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng bí thư Trọng, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết hai nhà lãnh đạo này “đã nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau.” Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nói rằng “Hai nhà Lãnh đạo vui vẻ nhận lời và giao các cơ quan liên quan thu xếp vào thời gian phù hợp.”

Tuy nhiên, thông báo của Nhà Trắng về cuộc điện đàm không cho biết việc Tổng thống Biden và Tổng bí thư Trọng trao đổi lời mời khi nói chuyện qua điện thoại. Nhà Trắng không hồi đáp yêu cầu bình luận về thông tin Tổng thống Biden mời người đứng đầu Đảng Cộng sản đến thăm Washington.

Ông Trọng đã trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên thăm Nhà Trắng khi ông được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại Phòng Bầu Dục trong chuyến công du Mỹ năm 2015.

Chuyến thăm đó, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhận định với VOA trong một cuộc phỏng vấn trước đây rằng, đã tạo ra một bước ngoặt trong mối quan hệ Mỹ-Việt khi tạo dựng được thêm lòng tin giữa hai quốc gia cựu thù. Đại sứ Osius, người sắp đặt cho chuyến thăm của ông Trọng tới Mỹ, nói rằng chính Tổng thống Obama nói với Tổng bí thư Trọng rằng Mỹ tôn trọng thể chế của Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền.

Trong cuộc hội đàm với ông Trọng hôm 29/3, Tổng thống Biden nhấn mạnh lại cam kết của Mỹ đối với một “Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, tự cường và độc lập.” Kể từ chính quyền Tổng thống Obama, khi ông Biden là phó tổng thống, chính quyền Mỹ luôn bày tỏ rằng họ tôn trọng sự độc lập của Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ và không muốn can thiệp vào việc thay đổi thể chế chính trị, điều mà các lãnh đạo Đảng luôn lo sợ.

Theo nhận định của ông Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Khoa Chính trị học của Đại học Boston ở Massachusetts, việc Tổng thống Biden điện đàm với tổng bí thư Việt Nam, mà không phải là chủ tịch nước “là một bước đi khôn ngoan.”

“Bước đầu tiên để nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt là tôn trọng quyền lực của Đảng Cộng sản, và Đảng muốn các tổng thống kế nhiệm của Hoa Kỳ khẳng định nguyên tắc đó. Không có sự lựa chọn nào khác,” ông Khang viết trong đăng tải trên Twitter.

Việc ông Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh sau Đại hội Đảng của Trung Quốc và trong những tháng gần đây tăng cường trấn áp tham nhũng khiến Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cùng hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam – những người được cho là thân phương Tây – phải từ chức đã làm dấy lên những đồn đoán rằng người đứng đầu Đảng của Việt Nam có thể đang thân thiết hơn với Trung Quốc.

Nhưng ông Hiebert cho biết các nguồn tin của ông ở Việt Nam nói rằng chuyến thăm của ông Trọng đã mang lại cho vị tổng bí thư của Việt Nam “quyền hạn” với Trung Quốc để cân bằng mối quan hệ với Mỹ.

“Việt Nam giờ đây cảm thấy thoải mái để có thể tiến lên với mối quan hệ toàn diện (với Mỹ),” ông Hiebert nói. “Không hẳn là Việt Nam sẽ tiến xa với Mỹ như với Trung Quốc, quốc gia mà Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong nhiều năm qua, và nhiều nước khác. Nhưng Việt Nam giờ đây thấy rằng họ có thể tiến xa hơn trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.”

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mức bang giao cao nhất của Việt Nam với các nước trên thế giới. Nga và Ấn Độ là hai nước cũng có mối quan hệ ở mức này với Việt Nam trong nhiều năm qua. Việt Nam hồi cuối năm ngoái đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ với Hàn Quốc lên mức cao nhất này.

Trong khi Mỹ là nơi nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất của Việt Nam và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á đạt kim ngạch trên 100 tỷ USD, quan hệ giữa hai nước vẫn ở mức thấp nhất, tức đối tác toàn diện.

Ông Hiebert cho rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã nhanh chóng xây dựng được mối quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh với nhau đồng thời Hà Nội “coi Washington như một hàng rào và vùng đệm để chống lại Bắc Kinh”. Nhưng với một đường biên giới dài với Trung Quốc cách Hà Nội chỉ khoảng 100km, Việt Nam phải thận trọng khi khi tăng cường quan hệ với Mỹ.

“Nhưng những gì tôi được biết (từ các nguồn tin) thì (Việt Nam) tự tin rằng (việc nâng cấp quan hệ với Mỹ) sẽ không gây ra các vấn đề lớn với quan hệ với Trung Quốc,” ông Hiebert nói. “Việt Nam khá khăng khít với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, kể cả vai trò của Đảng Cộng sản. Nhiều người nói những điều khác nhau, nhưng chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra trừ phi Mỹ tiếp đón người đứng đầu Đảng Cộng sản (Việt Nam) và ông ấy đến (Nhà Trắng).”

Một ngày trước khi cuộc điện đàm giữa ông Biden và ông Trọng diễn ra, theo Cổng TTĐT Chính phủ, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Marc Knapper gặp mặt Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam thời gian qua, cũng như nhất trí rằng hai nước sẽ phối hợp chuẩn bị tốt nhất cho các cuộc tiếp xúc cấp cao.

Với mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như hiện nay, nhất là kinh tế và an ninh, việc không có một chuyến thăm của một lãnh đạo Việt Nam nào đến Nhà Trắng kể từ khi ông Phúc được Tổng thống Donald Trump mời thăm Washington năm 2017 là không tương xứng, theo ông Hiebert.

Nhà nghiên cứu của CSIS cho rằng năm nay cũng sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến thăm như vậy khi Washington muốn nâng cấp quan hệ còn Hà Nội thì đã sẵn sàng tiến về phía trước với Mỹ. Ông Hiebert cũng nói rằng năm nay là năm tốt để ông Trọng thăm Washington trước khi cuộc bầu cử của Mỹ diễn ra vào năm sau và tiếp theo đó là Đại hội Đảng của Việt Nam vào năm 2026.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, khi được Reuters hỏi Việt Nam đã sẵn sàng nâng cấp quan hệ với Mỹ trong năm nay hay chưa, nói rằng điều đó sẽ xảy ra “khi thời điểm thích hợp.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...