Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam

27 Tháng Ba 20239:00 CH(Xem: 366)
  • Tác giả :

   Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam

Một tàu của Trung Quốc và một tàu của Việt Nam đã áp sát nhau một cách nguy hiểm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt NamCảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 14/5/2014 - Reuteurs/Reuteurs TV





RFA




Theo dữ liệu của trang theo dõi tàu thuyền Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), một tàu hải cảnh của Trung Quốc và một tàu kiểm ngư của Việt Nam rõ ràng đã có một cuộc chạm trán căng thẳng vào cuối tuần qua ở Biển Đông. Hai tàu này đã áp sát, tới mức chỉ cách nhau 10m.

Một chuyên gia nghiên cứu ở California cho biết, theo dữ liệu dựa trên tín hiệu của Hệ thống Nhận diện Tự động (AIS) từ hai tàu này, tàu Hải cảnh Trung Quốc CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã tiến “gần nhau một cách điên rồ” vào lúc khoảng 7h sáng Chủ Nhật (giờ địa phương hay nửa đêm giờ UTC).

Theo dữ liệu theo dõi, đến khoảng chiều thứ Hai (giờ địa phương), tàu hải cảnh CCG5205 đã đang hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia sau khi rời vùng biển của Việt Nam - nơi trước đó đã bị tàu Kiểm ngư 278 bám đuổi từ ngày 24/3/2023 mặc dù tàu này của Trung Quốc to hơn tàu Việt Nam một cách đáng kể.

Có thời điểm, hai tàu này chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét - ông Ray Powell, người đứng đầu dự án Myoushu (Biển Đông) ở Đại học Stanford – người đầu tiên phát hiện ra vụ việc trên biển này.

“Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu Việt Nam khá táo bạo. Tàu Trung Quốc to gấp đôi tàu Việt Nam” – ông Powel nói.

“Chắc chắn đã có một cuộc chạm trán rất căng thẳng”.

Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý (92.6km) về phía nam – nơi được biết đến như một điểm nóng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông.

Khoảng 90 phút sau, tàu Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nơi nó đã ở đó từ tối thứ Sáu (24/3).

Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một quốc gia cho phép quốc gia đó có tiếp cận độc quyền đối với tài nguyên thiên nhiên trong vùng biển và dưới đáy biển của nó.

2.jpeg
Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Tháng trước, tàu hải cảnh này của Trung Quốc đã bị lên án vì đã tiến đến gần, chỉ cách tàu hải cảnh của Philippines khoảng 137m và chiếu đèn laser vào thủy thủy đoàn của Philippines, khiến họ bị "mù" tạm thời.

Cảnh sát Biển Philippines vào ngày 6/2/2023 cho biết tàu Trung Quốc đã “rọi đèn laser cấp độ quân sự” hai lần vào tàu BRP Malapascua đang trên đường vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm cho quân đội đóng ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông.

Manila đã gửi công hàm phản đối và Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố ủng hộ “các đồng minh Philippines của chúng tôi”.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc, nói rằng tàu Philippines đã “xâm nhập vùng biển” ngoài khơi quần đảo Trường Sa mà “không có sự cho phép của Trung Quốc” và tàu hải cảnh Trung Quốc đã “ứng xử một cách chuyên nghiệm và kiềm chế”.

"Quá gần để cảm thấy thoải mái”

Dữ liệu theo dõi của Marine Traffic cho thấy trong cuộc chạm trán sáng Chủ Nhật, tàu CCG5205 và tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã gần đến mức chúng có thể đã va chạm.

“10 mét giữa hai tàu là quá gần để được thoải mái trong di chuyển” ông Collin Koh, một nhà phân tích hàng hải khu vực làm việc tại Singapore nói.

“Tùy thuộc vào trạng thái biển, nguy cơ va chạm là khá cao” – ông Koh nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Một sĩ quan hải quân cao cấp đã nghỉ hưu của Việt Nam nói với RFA với điều kiện không tiết lộ danh tính do tính nhạy cảm của vấn đề rằng: Hai tàu này chắc chắn đã thoát được một vụ va chạm trong gang tấc nhờ đi ngược chiều nhau và ở tốc độ rất chậm.

“Nếu chúng đi cùng chiều thì đã không thể tránh khỏi va chạm vì khoảng cách giữa hai tàu là quá gần và quá nguy hiểm” – vị sĩ quan này nói.

Trong quá khứ, tàu Trung Quốc đã từng cố tình đâm vào tàu tuần tra của Việt Nam nhưng điều này không diễn ra trong những năm gần đây – ông nói.

Tàu CCG5205 rời Tam Á thuộc đảo Hải Nam để bắt đầu hải trình hiện tại vào ngày 11/3/2023 và đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 12/3/2023.

Sau đó, nó di chuyển đến khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông và vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trước khi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một lần nữa vào ngày 21/3 trong vài giờ. Tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần thứ ba vào ngày 24/3 và bị tàu Kiếm Ngư 278 bám đuổi.

3.jpeg
Vào khoảng nửa đêm giờ UTC ngày 26/3/2023, tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam và tàu hải cảnh CCG5205 của Trung Quốc đã áp sát một cách nguy hiểm. Ảnh: Maritime Traffic

Tàu Kiểm ngư 278, tên chính thức là Tàu Giám sát Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam KN-278, thuộc quân số tỉnh Vũng Tàu, phía nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Tàu này rời căn cứ vào ngày 13/3/2023 và đeo bám chặt chẽ theo tàu hải cảnh Trung Quốc kể từ đó.

Trong tháng 7/2021, tàu Kiểm Ngư 278 đã bám theo tàu CCG5202 - một tàu hải cảnh khác của Trung Quốc bị Việt Nam cáo buộc là đã quấy rối các hoạt động thăm dò khí đốt của nước này.

Hiện có sáu bên có tuyên bố chủ quyền đối với các phần của Biển Đông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng biển này trong đó yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là lớn nhất. Bắc Kinh đã và đang cố gắng cản trở các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước khác trong vùng biển nằm trong đường chín đoạn mà họ tự tuyên bố chủ quyền.

Theo dữ liệu Maritime Traffic, tàu Hải Dương Địa chất 4 – một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc – đã lai vãng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 9/3/2023 cho đến ngày 25/3/2023 khi tàu này tắt Hệ thống Nhận diện Tự động

Hiện chưa có thông tin về hành tung của tàu này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.