Niềm Tin và Dân Tộc

01 Tháng Giêng 20235:58 CH(Xem: 533)

                                          Niềm Tin và Dân Tộc


118                                                   Hình vượt biên - nguồn Internet




Trần Công Lân




Có người cho rằng dân tộc Việt Nam thiếu tinh thần đoàn kết vì hậu quả của thời Pháp thuộc đã chia nước Việt ra 3 miền với chính sách chia để trị của thực dân. Mới nghe thì có vẻ hợp lý nhưng nghĩ lại thì không ổn vì người Pháp chia đất Việt ra 3 miền với 3 chính sách cai trị nhưng đối với người dân Việt thì cớ sao phải quay ra chống nhau? Khác cách phát âm không phải là lý do để mất đoàn kết khi vẫn chung một ngôn ngữ (chữ viết)?

Phải chăng còn lý do sâu xa hơn? Vì nếu không giải quyết được niềm tin giữa những người Việt với nhau thì dân tộc Việt khó mà tồn tại trước những âm mưu của quốc tế, lân bang đang tìm cách tiêu diệt như họ đã làm với dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ (Uighur).

Lịch sử

Giai đoạn 1

Cuối thời hậu Lê, nhà Mạc tranh chấp với vua Lê. Nguyễn Kim và sau là Trịnh Kiểm phò vua Lê chống nhà Mạc. Đất nước chia đôi. Khi nhà Mạc suy thì nhà Nguyễn nổi lên vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Trên danh nghĩa thì chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều phò vua Lê nhưng thực tế thì 2 chúa tranh quyền gây chiến suốt 150 năm (1627-1775). Trong Nam, nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ) nổi lên đánh chúa Nguyễn bỏ chạy sang Thái (sau 100 cai trị miền Nam) rồi ra Bắc dẹp chúa Trịnh, vua Lê chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh gửi quân sang cũng bị Nguyễn Huệ đánh tan 1788.

Đó là chuyện vua chúa tranh quyền thì được lịch sử ghi lại nhưng có ai ghi lại những gì xảy ra cho đời sống người dân?

Cũng là dân Việt nhưng những kẻ tha phương cầu thực là những người dân cùng khổ mới phải bỏ quê để tìm đất sống. Đời sống của vùng đất mới không thể gọi là tốt đẹp khi phải đối phó với khí hậu, phong thổ... đã không có sự giúp đỡ của chính quyền mà còn phải tham dự (hay chịu đựng) cuộc chiến giữa người Việt với người Việt. Niềm tin nào có thể tồn tại khi lãnh đạo (Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn) đều kêu gọi phò Lê? Là những người bỏ quê hương miền Bắc để tìm đất sống trong Nam thì đánh nhau với người cùng quê hương có gì là chính nghĩa? Rồi ngay trên vùng đất mới cũng lại chia phe đánh nhau (chúa Nguyễn-Tây Sơn) thì chuyện bảo vệ đất nước trở nên vô nghĩa và đoàn kết dân tộc lại càng xa vời.

Phải chăng mối thù (kỳ thị) Nam-Trung-Bắc bắt đầu từ đây? Khi tình người không còn thì niềm tin không có đất sống. Phải chăng sự thay đổi giọng nói, phát âm chính là cách để phân biệt người Đàng Trong (Nam) hay Đàng Ngoài (Bắc)? Tiếc thay chẳng có nhà xã hội học, sử học nào ghi nhận chuyện đó trong suốt hàng trăm năm nội chiến.

Giai đoạn 2

Phải chẳng cũng vì thế nên khi Pháp xâm lăng và phong trào Cần Vương nổi lên cũng chỉ là cục bộ, rời rạc và bị dập tắt riêng lẻ. Sự thất bại này đã làm suy yếu lòng yêu nước của dân Việt. Và hậu quả của nó là sự vong thân: mạnh ai nấy lo thân để sống, còn chuyện đất nước dân tộc không thể tin nơi tầng lớp lãnh đạo cũ hay mới.

Giai đoạn 3

Kinh nghiệm đó chưa đủ mạnh cho đến khi phong trào kháng chiến do Việt Minh khởi xướng dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế đã lừa gạt cả nước trong cuộc chiến giành độc lập để dẫn đến hậu qua chia đôi đất nước 1954.

Giai đoạn 4

Khi miền Bắc bị xiết chặt bởi chế độ độc tài đảng trị, bịt mắt người dân và hô hào cuộc chiến giải phóng miền Nam thì miền Nam trải qua sinh hoạt dân chủ đầy rối loạn khi các phe phái tranh chấp dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, rồi xung đột tôn giáo dẫn đến thời kỳ rối loạn 1963-1967. Quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam khiến cuộc chiến trở nên khốc liệt. Mỹ bắt tay với Trung Cộng và miền Nam mất 1975. Về mặt xã hội thì người dân miền Nam coi 1 triệu dân Bắc di cư là vào giành đất sống chứ không hiểu rằng đó là tỵ nạn cộng sản mà họ cần phải học. Niềm tin giữa người dân lại bị khủng hoảng vì xung đột tôn giáo dưới thời ông Diệm 1963 mà các đảng phái chính trị không đoàn kết được chỉ vì kỳ thị (Bắc-Trung-Nam) hay tôn giáo (Công giáo-Phật giáo). Ngay trong hàng ngũ dân quân miền Nam vẫn còn những phần tử làm tay sai, gián điệp cho cộng sản vì tham tiền hay sợ chết, ham danh.... Trong chính quyền và quân đội thì tham nhũng hoành hành và đồng minh chỉ cho phép quân đội Cộng Hòa giữ thế thủ chứ không đào tạo để tấn công vì sợ Trung Cộng tham chiến như cuộc chiến Triều Tiên (Đại Hàn). Kết quả là người dân tuy sống dưới chế độ dân chủ nhưng không còn tin vào chính quyền, đảng phái, tôn giáo hay bất kỳ hoạt động xã hội, từ thiện....

Giai đoạn 5

Sau khi chiếm toàn bộ miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đẩy Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa đi học tập cải tạo và gia đình thì đi xây dựng vùng kinh tế mới mà thực chất là đi đầy vì không được yểm trợ hay cung cấp vật liệu để sinh sống. Trong khi đó cán bộ CSVN gây phong trào bài trừ văn hóa Mỹ-Ngụy mà thực chất là tiêu hủy mọi di tích của chế độ Cộng Hòa đã cho phép người dân miền Nam sống tự do, dân chủ trong 21 năm. Những kẻ tiếp tay cho CSVN tưởng rằng cũng là người Việt với nhau thì CSVN sẽ đối xử với đồng bào miền Nam khác hơn thực dân nhưng thực tế cho thấy CS đã áp dụng chính sách cải tạo do cộng sản quốc tế chỉ đạo đã được thi hành tại Nga, được cải tiến tại Trung Hoa và du nhập vào VN. Khi ảo vọng đối với chế độ cộng sản tan biến thì người dân kéo nhau vượt biên.

Trong tiến trình vượt biên thì anh chị, chú bác, cô dì, thân nhân, nội ngoại lường gạt nhau để có tiền đi vượt biên (đường biển). Giết nhau để lấy tiền hay giết nhau trên biển là chuyện thường xảy ra. Ngay cả các cán bộ CS cũng tham dự để kiếm tiền, cướp nhà, cướp của. Niềm tin nào có thể tồn tại khi các thuyền nhân đến bến bờ tự do?

Giai đoạn 6

Trong khi tạm cư tại các trại tỵ nạn thì người Việt cũng bạc đãi nhau tận tình: từ lường gạt tình, tiền... làm hôn thú giả để đi định cư. Người Việt đã quên lịch sử, tình dân tộc, văn hóa Việt... chỉ vì mối lo sống còn cho bản thân.

Giai đoạn 7

Được định cư tại các quốc gia dân chủ Tây phương là cơ hội để học tập sinh hoạt dân chủ, tự do mà những ai đã sống trong một đất nước chiến tranh không thể có được. Nhưng một tổ chức chính trị tại Mỹ đã phát động phong trào đấu tranh cho VN và lôi cuốn đồng bào trong các cộng đồng VN trên thế giới tham dự để rồi cuối cùng đổ vỡ và thất bại chỉ vì lãnh đạo không tin nhau, không thật lòng với người đồng hương. Còn niềm tin nào có thể đứng vững sau những biến cố như vậy suốt 450 năm (1527-1980)?

Tương lai

Sau khi Liên Xô sụp đổ 1989 và Trung Cộng đổi mới khiến CSVN cũng phải đổi mới. Sự tái lập bang giao với Mỹ mở đường cho người Việt hải ngoại về du lịch. Mọi oán thù được bỏ qua một bên để về VN hưởng thụ và tiếp tay CSVN bóc lột người dân nghèo bất lực. Bề ngoài thì ai cũng có về yêu quê hương, thăm gia đình nhưng đâu là thực chất khi bạn chỉ nhìn vào những gì nhà nước CS quảng cáo (dù biết rằng nói láo) để nhắm mắt hưởng thụ, làm ăn và ngay cả làm tay sai cho CSVN tại nước định cư. Có người đi về thì cũng có người đi ra. Con cháu cán bộ hay những đại gia làm ăn phát đạt dưới thời CSVN đổi mới được cho đi du học, thương mại, đầu tư, lập gia đình... thì niềm tin nơi họ là sự đu dây giữa cộng sản và tư bản là cơ hội làm ăn tốt đẹp nhất. Như vậy thì cần gì đến tổ quốc, dân tộc có bị diệt vong hay không? Nhân quyền, cứu trợ dân nghèo, thiên tai, Trung Cộng xâm lăng, chiếm đất, biển, đảo, giết ngư dân Việt...có nghĩa lý gì. Nhưng đó chỉ là dân thường.

Ngay cả tầng lớp trí thức hải ngoại cũng muốn đánh đu với CSVN để ca tụng sự đổi mới của CSVN và hy vọng sự đổi mới đó sẽ bao gồm cả sự kêu gọi người Việt hải ngoại về đóng góp cho đảng CSVN tiếp tục cai trị.

Có những người còn lý luận nếu bạn muốn sinh hoạt dân chủ thật sự thì phải cho cộng sản tham dự và đó là cách duy nhất để giải quyết bế tắc cho VN? Đó là "niềm tin" của họ. "Niềm tin" đó đã che mắt họ, làm họ quên đi những nạn nhân chết vì CS từ Đông sang Tây. Đó không phải là niềm tin. Đó là ảo tưởng của những kẻ mất Nhân tính, thiếu Nhân luận.

Hãy cho tôi thấy bạn tạo niềm tin giữa 2 cá nhân như thế nào và từ cá nhân đến tập thể vì một cá nhân không thể sống đơn độc mà cần có xã hội. Sống trong xã hội thì phải có giao tiếp. Có tiếp xúc thì phải có tin tưởng với nhau. Đừng nói rằng bạn là kẻ sống qua sự lường gạt, giả dối từng ngày.

Nếu không có niềm tin thì không có Hiến Pháp. Có Hiến Pháp (luật pháp) mà vẫn còn giả dối thì Hiến Pháp đó không có hiệu lực. Trong một xã hội mà vẫn còn kẻ nói láo, lường gạt chỉ vì những ai biết đã không lên tiếng để loại trừ những thành phần đó ra khỏi xã hội.

Đó là việc đầu tiên để khởi sự xây dựng lại niềm tin giữa con người và dân tộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
29 Tháng Năm 2023
Trong ký ức nhạt nhòa, tôi vẫn còn nhớ những buổi chiều chủ nhật đón xem các bộ phim cao bồi và siêu nhân trên truyền hình ở Sài Gòn. Bọn trẻ con vẫn hò hét và tán chuyện với nhau về những tình tiết hấp dẫn trên TV. Truyền hình là phương tiện giải trí mắc tiền và riêng tư nhiều hơn cả điện thoại gia đình, nhưng theo một bài viết của nhà báo Phạm Công Luận, thì lúc đó, “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình, chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được ...
26 Tháng Năm 2023
Thứ nhất, tuy tuyên bố là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lúc nào cũng là lãnh thổ của Trung Quốc, Chu Ân Lai lại không nêu ra một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này. Sự không dẫn chứng của Chu Ân Lai đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải chăng vì Trung Quốc biết không có một căn cứ nào vững vàng, về pháp lý cũng như về lịch sử, để chứng minh chủ quyền này nên Trung Quốc phải bỏ không viện dẫn chứng cớ.
25 Tháng Năm 2023
Như vậy Vượn Vin đang đối mặt với một bài toán khó, nếu không cập nhật được phần mềm cho những chiếc xe này thì không thể bán được, mà cập nhật thì phải đóng tiền cho bọn tư bản Mỹ trong khi con số nợ đã gấp đôi vốn của công ty, chắc chắn rằng để tiếp tục làm ăn tại Mỹ thì Vượn Vin phải dùng vốn của tập đoàn Vingroup để bơm vào cho những chiếc xe Vinfast được lăn bánh tại Mỹ. Còn nếu không thì phải tìm ngay một thị trường nào khác như Châu Phi hay rừng rậm Amazon mà bán cho mấy ông mọi bên đó chứ tiền đâu mà trả chi phí kho bãi cho hàng ngàn chiếc xe đang nằm thoi thóp.
24 Tháng Năm 2023
Theo quan điểm của tôi, cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là một cuộc chiến u mê của những kẻ háo danh, mơ hồ về lý tưởng nhưng lại muốn có được hào quang lãnh tụ cho nên cả hai miền nam bắc đã bị các thế lực ngoại bang chi phối và dựng nên để một chém giết lẫn nhau. Một dân tộc hiếu thắng được chia là hai miền như hai con dế lửa đã bị các tay chủ ngoáy râu làm cho bốc đồng lên và lao vào cắn xé lẫn nhau với các nguồn tiền bạc và khí tài của quốc gia khác và trở thành một cuộc chiến xâm lăng với danh nghĩa “đánh cho Mỹ cút – đánh cho Ngụy nhào”, hay “giải phóng miền nam”.
24 Tháng Năm 2023
Ngược lại, tìm hiểu các khoản chi Ngân sách quốc gia tại Việt Nam là như mò kim đáy bể. Điều 15, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 (Luật số 83/2015/QH13) quy định rất rõ và chi tiết về việc phải “công khai ngân sách Nhà nước” nhưng có quá nhiều cách “công khai”, ví dụ: thay vì đưa lên trang web, chính phủ thông báo ở cuộc họp riêng hoặc dán ở bảng tin, chụp ảnh làm bằng chứng đã công khai, rồi sau đó gỡ xuống ngay. Thay vì viết ra rõ ràng dễ đọc thì người ta tìm mọi cách để che giấu những điều cần giấu mà khi cần vẫn nói là đã “công bố”. Kỹ năng che dấu này ở bậc thượng thừa, cơ bản là vượt trên những hiểu biết thông thường...
21 Tháng Năm 2023
Thực tế chừng như ngược lại. Việt Nam chỉ thiếu điện do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sản xuất và phân phối nhưng còn thừa rất lớn nguồn điện mặt trời, điện gió do các cơ sở tư nhân sản xuất nhưng không được EVN tiếp nhận, thu mua. Năm 2022, báo chí lề phải từng kêu gào về tình trạng thửa điện, các đơn vị tư nhân bị cắt giảm điện: “thời gian qua, một số đại diện nhà máy điện gió, điện mặt trời đã phải kêu trời vì bị yêu cầu cắt giảm công suất phát, có nơi đến 70%. Cụ thể, vào ngày 2/1, đại diện 1 nhà máy điện gió cho biết, lúc 1h30 chiều tốc độ gió đạt 12,8m/s, nhưng công suất thực tế nhà máy điện gió ở khu vực miền Trung này...
19 Tháng Năm 2023
Ông Đặng Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Yên – hai Phó Ban Nội chính của BCH TƯ đảng khóa 13 chủ trì cuộc họp này. Từ những hình ảnh mà báo giới đính kèm khi tường thuật về cuộc họp báo, có người phát giác ông Nguyễn Văn Yên – một trong hai Phó Ban Nội chính chủ tọa cuộc họp báo – mang đồng hồ hiệu Patek Philippe model World Time Mecca. Giá bán chiếc đồng hồ mà ông Yên sử dụng dao động trong khoảng từ 260.000 Mỹ kim đến 270.000 Mỹ kim (3), nếu quy ra đồng Việt Nam thì chừng sáu… tỷ!
17 Tháng Năm 2023
Để có thể đưa TQ ra tòa án quốc tế về sự xăm lăng và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa mà VN cho rằng thuộc sự quản lý của Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thì nhà cầm quyền csVN phải phá bỏ tư duy phủ nhận chính quyền miền nam VN tức VNCH. Khi thừa nhận VNCH là một chính phủ đã từng tồn tại và quản lý miền nam VN thì vấn đề Hoàng Sa sẽ có điểm ra. Bởi vì khi đệ đơn đến toàn án quốc tế VN có thể dựa theo lịch sử VN và Công pháp quốc tế để kiện TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo này lợi dụng khi VN đang có chiến tranh.
17 Tháng Năm 2023
Chỉ riêng việc TBT ngồi xổm trên điều lệ đảng, bám ghế suốt ba nhiệm kỳ, Tổng Trọng chính là sâu chúa trong bầy sâu, ăn vào lĩnh vực béo bở nhất là tham nhũng quyền bính. Tay chân bộ hạ thân tín nhất của ông trực tiếp gom củi đốt lò như cố Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh là loại sâu gộc với biệt phủ, đất đai, lăng mộ nguy nga đồ sộ. Trùm Công an tay kiếm bạo tàn của Đảng thì ăn bò dát vàng giá hàng ngàn đô. Mấy ngày trước đây, báo chí “lề phải” vô tình đưa hình ảnh Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng Ban Nội Chính, đeo đồng hồ Patek Philippe World Time Mecca, giá trị hàng trăm ngàn đô la, sau đó đã buộc phải xóa đi.
17 Tháng Năm 2023
Hiện nay, số tiền đấy đang nằm trong tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc nó là cổ phần của nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước. Giả sử như nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng thì rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam cũng chết theo, bất kể đó là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh. Nghĩa là nền kinh tế chết thì nguồn vốn đó cũng tan nát. Ở khía cạnh này rõ ràng Đảng Cộng Sản không biết phân tán rủi ro. Làm quản lý một quốc gia mà bao đời thủ tướng không biết phân tán rủi ro tạo nên hàng rào phòng thủ cho nền kinh tế.