KHOAN HỒNG ĐẶC BIỆT – NGHE BUỒN NÔN!
Hình từ bài chủ
HNNCBCĐ
Trong phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty AIC, luật sư bào chữa đề nghị có bản án thể hiện sự "khoan hồng đặc biệt" để cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành có thể sớm trở về "giáo dục con cháu không đi theo vết xe đổ"!
HNNCBCĐ
Trong phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Công ty AIC, luật sư bào chữa đề nghị có bản án thể hiện sự "khoan hồng đặc biệt" để cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành có thể sớm trở về "giáo dục con cháu không đi theo vết xe đổ"!
Cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành bị xét xử về tội nhận hối lộ. Nhận hối lộ là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng đối với cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao cỡ bí thư tỉnh ủy, thì dựa vào đâu để xin hưởng "khoan hồng đặc biệt"?
Hậu quả từ hành vi nhận hối lộ của ông Trần Đình Thành - tác động để Công ty AIC trúng nhiều gói thầu trong dự án Bệnh viện Đồng Nai - là rất nghiêm trọng. Doanh nghiệp rất ma mãnh, họ không hối lộ cả chục tỉ đồng để chịu thiệt. Tiền này đều được tính vào giá thầu và thậm chí họ lãi đậm, giàu kết xù. Những chi phí đó gián tiếp tính vào chi phí dịch vụ khám chữa bệnh sau này và cuối cùng là người bệnh lãnh đủ. "Ăn" một đồng của nhà thầu thì cũng đồng nghĩa "ăn" của bệnh nhân, trong khi phần lớn trong số họ đều khó khăn vì bệnh tật. Thế mà xin "khoan hồng đặc biệt" thì làm sao dư luận chấp nhận?
Luật sư bào chữa còn cho rằng tiền nhận hối lộ đã được ông Trần Đình Thành làm từ thiện, lại càng khó nghe. Có ai mạo hiểm sinh mệnh chính trị để cầm tiền tỉ rồi làm từ thiện đâu! Nếu có tâm hướng thiện thì ông ta đã không nhận hối lộ, để rồi những đồng tiền này sẽ được tính trên đầu bệnh nhân.
Lý do mà luật sư biện hộ cho việc xin "khoan hồng đặc biệt" là để "bị cáo có thể sớm đoàn tụ gia đình, cống hiến cho xã hội và dạy dỗ con cháu không đi vào vết xe đổ". Lý do này nghe rất gượng gạo. Ngay trong thời gian đương chức, ông ta có đủ quyền hạn, điều kiện giúp đỡ người khác, cống hiến cho xã hội mà lại để bản thân "dính chàm", vi phạm pháp luật, làm thiệt hại tài sản của nhân dân, thì thử hỏi giờ đây còn cống hiến được gì?!
Còn việc dạy dỗ con cháu "tránh vết xe đổ" thì nghe càng buồn cười. Nói thẳng ra, cán bộ cỡ ông Trần Đình Thành thì đã được tôi luyện đầy đủ và nhận thức rất sâu về pháp luật. Hối lộ là hành vi bị cực lực lên án và luôn được các cấp, tổ chức nhắc nhở. Thậm chí, chính ông ta cũng thường răn đe, tuyên truyền phải chống tham nhũng trong bộ máy công quyền khi còn đương chức. Nếu như thế mà vẫn vi phạm, nhận hối lộ thì do nguồn lợi quá lớn, quá hấp dẫn và dễ thực hiện chứ không phải là do nhận thức kém. Biết luật mà cố tình phạm luật thì sao dạy dỗ người khác "tránh vết xe đổ" được?
Chúng tôi hiểu luật sư thì phải bảo vệ thân chủ nhưng không thể bất chấp trắng đen, bất chấp đạo lý để đưa ra quan điểm bào chữa khó chấp nhận như thế. Điều tiên quyết của luật lệ là phải nghiêm minh và công bằng. Mọi người vi phạm phải đều được đối xử như nhau và luật sư phải là người giữ được sự công bằng này trước tòa, trước bao số phận lâm vào lao lý cho dù phải đối diện với bất cứ khó khăn nào. Bất chấp sự thật, bỏ qua quy định của luật pháp để biện hộ cho những tội danh rành rành như thế là đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của nghề nghiệp.
Tham nhũng cùng với một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất đang gây nguy hiểm cho sự phát triển của đất nước, gây hại rất lớn cho cuộc sống người dân. Bộ Chính trị và các cơ quan chức năng đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng và nghiêm khắc xử lý cán bộ biến chất, tha hóa.
Vụ án xảy ra tại Công ty AIC vẫn đang được xét xử. Theo chúng tôi, cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành thậm chí còn cần phải bị tuyên mức án cao hơn mức VKS đã đề nghị để đủ sức răn đe; để hưởng ứng công cuộc phòng chống tham nhũng đang được tiến hành triệt để; chứ không phải được hưởng "khoan hồng đặc biệt" với những lý lẽ như luật sư bào chữa đã nêu.
-----------
Cre: Gia Khang
Fb: Cụ Chịu Đòn.
Gửi ý kiến của bạn