Tử tế là giá trị cốt lõi để xây dựng thương hiệu

25 Tháng Chín 20228:21 CH(Xem: 533)
         TỬ TẾ LÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

308810640_622028289600333_8101953335121231563_n                                                                         Hình từ bài chủ





Đỗ Ngà





Đầu thập niên 90, xe Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam rất ồ ạt, các thương hiệu như Hyundai, Deawoo, Kia chiếm lĩnh thị trường vì giá mềm hơn xe Nhật. Thời đó, xe Hàn là xe giá rẻ và thực tế chất lượng xe Hàn còn khá xa với xe Nhật. Tuy nhiên, cho đến nay, xe Hàn đã cạnh tranh hoàn toàn sòng phẳng với xe Nhật mà không phải e ngại.
Không chỉ thị trường Việt Nam mà thị trước Bắc Mỹ cũng thế, xe Hàn giờ đây đã chiếm lĩnh thị trường vừa khổng lồ vừa khó tính này. Xe Hàn đã được thế giới thừa nhận. Ngoài ô tô, hàng điện tử Hàn cũng đã từng bước đi lên vững vàng. Trước đây Samsung đứng sau Sony về thương hiệu nhưng giờ hãng điện tử này đã vượt qua Sony. Và hàng Hàn hiện nay đang cạnh tranh với hàng Nhật trên nhiều lĩnh vực.
Quốc gia nào cũng vậy, không bỗng dưng họ có thương hiệu quốc gia theo kiểu “từ trên trời rơi xuống” mà đều phải xây dựng. Để nâng tầm thương hiệu thị họ đi từng bước chậm mà chắc. Không có đường tắt nào dành cho lộ trình xây dựng thương hiệu.
Xe máy Trung Quốc, ô tô Trung Quốc khi mới vào thị trường Việt Nam cũng là sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên một thời gian sau, hàng Trung Quốc bị thị trường Việt Nam từ chối. Và tất nhiên, ô tô xe máy Trung Quốc cũng không thể bám rễ được thị trường Bắc Mỹ như xe Hàn đã từng làm. Hàng Tàu có xuất phát điểm như hàng Hàn nhưng tại sao họ lại bị từ chối?
Điều khác biệt giữa xe Hàn với xe Tàu là ở sự tử tế. Anh có thể bán sản phẩm chất lượng chưa tốt nhưng anh có thiện chí cải tiến lỗi sau từng dòng đời sản phẩm, đấy là sự tử tế. Anh bán xe rẻ nhưng lại trích phần lớn trong lợi nhuận để cung cấp dịch vụ hậu mãi đầy đủ cho khách hàng, đấy là sự tử tế. Trong khi đó hàng Tàu thường bán cho khách hàng chỉ cốt để lấy tiền bỏ túi và bỏ mặc khách hàng tự bơi với những lỗi do nhà sản xuất. Thiếu sự tử tế và thừa lòng tham.
Thực ra trong các thương hiệu xe Tàu, cũng có những thương hiệu làm ăn tử tế, tuy nhiên những thương hiệu này không thể mở rộng thị phần ra nước ngoài vì sự ác cảm của thế giới về hàng Tàu. Những người tử tế đã bị những doanh nghiệp thiếu tử tế hại.
Hiện nay Việt Nam đang làm theo cách người Tàu. Nhiều thương hiệu lớn đang mở rộng thị trường ra thế giới, đã bước vào những thị trường khó tính như EU, Nhật vv... mà vẫn lén lút đưa hàng hóa kém chất lượng trà trộn vào. Vụ việc các nhãn hàng của Masan đã bị phát hiện chất cấm cho thấy điều đó. Những gì các doanh nghiệp này gieo rắc, họ đang đánh chết thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Hiện nay, Vinfast đang nuôi tham vọng thành thương hiệu toàn cầu, tuy nhiên Vinfast đang thiếu vắng sự tử tế trong văn hóa kinh doanh. Lợi dụng lòng yêu nước để bán hàng thiếu an toàn là thiếu sự tử tế. Không kiểm tra thật kỹ sản phẩm để rồi sản phẩm ấy thành cỗ máy giết người thì sự thiếu tử tế đó đã thành tội ác. Hàng Vinfast có chưa thể chất lượng bằng hàng Nhật, hàng Đức cũng không sao, sự tử tế có thể lấp vào khiếm khuyết ấy để giữ chân khách hàng để lần sau sửa chữa tốt hơn. Tuy nhiên, nếu dùng đồng tiền che đậy cái vô đạo đức và vô trách nhiệm của hãng thì xã hội sẽ không dung thứ cho loại thái độ đó. Một khi nguồn “yêu nước ngây thơ” đã cạn thì Vinfast cũng sẽ đi đến ngày tàn mà thôi. Nếu không lấy sự tử tế làm giá trị nòng cốt thì cái chết của thương hiệu Vinfast chỉ là vấn đề thời gian.
Những kẻ ngụy biện hay có lý luận rằng, nơi nào cũng có kẻ tốt người xấu. Tất nhiên, quốc gia văn minh bậc nhất như Úc, Thụy Điển, Nay Uy vv... vẫn có trộm cướp, vẫn có tham nhũng. Năm 2014, ông Ông Barry O’Farrell, Thủ hiến bang New South Wales (Úc) kiêm thủ lĩnh Đảng Tự do tại bang này, phải từ chức vì nhận món quà là chai rượu vang trị giá 3000 đô la. Đấy! Nước Úc có tham nhũng đấy chứ có 100% sạch đâu? Tuy nhiên, tham nhũng ở Việt Nam thì khác, lò ông Trọng dựng lên từ năm 2016 đến nay đốt hàng ngàn “củi” nhưng càng đốt càng lòi ra củi gộc ăn trăm tỷ ngàn tỷ. Chỉ riêng một vụ Việt Á đã hơn 70 thanh củi vào lò mà vẫn chưa hết. Đấy! Úc và Việt Nam cũng có tham nhũng đấy, nhưng không thể đánh đồng.
Luật số đông làm nên tính cách của một quốc gia. Số đông tử tế thì quốc gia ấy là tử tế, số đông có đạo đức là xã hội có đạo đức, số đông xuống cấp đạo đức thì đạo đức xã hội xuống cấp. Và quy luật số đông chi phối tập thể đó là điều mà ai cũng rõ. Vì thế Úc và Việt Nam đều có tham nhũng nhưng người ta vẫn xem chính quyền Úc là một nhà nước sạch là cái nhìn theo luật số đông.
Tương tự như vậy, luật số đông sẽ làm nên thương hiệu quốc gia. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tử tế thì thương hiệu quốc gia của Việt Nam sẽ được nâng tầm, còn trong một rừng doanh nghiệp mà chỉ có một vài là tử tế thì chính giá trị thấp của thương hiệu quốc gia đè bẹp những kẻ tử tế đấy.
Giới doanh nhân Việt là một thành phần của xã hội Việt. Nền tảng đạo đức xã hội thấp thì loại doanh nghiệp chỉ chăm vào những trò móc túi mà phủi trách nhiệm chiếm số đông. Và một khi nền tảng đạo đức xã hội quá thấp thì việc xây dựng thương hiệu quốc gia mạnh lên là rất khó, nếu không muốn nói đó là nhiệm vụ bất khả thi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 2023
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ. Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe Trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời. Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
07 Tháng Mười Hai 2023
Tuy nhiên ngẫm kỹ sẽ có rất nhiều chuyện đáng bàn. Nếu thật sự “nhìn thẳng vào sự thật, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và cầu thị lắng nghe để hành động” thì tại sao lại có “quy định vừa ban hành đã sửa”? Tại sao một Ủy viên Bộ Chính trị, vừa nắm giữ vai trò Thủ tướng – quản trị và điều hành chính phủ, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tại quốc hội lại không hề băn khoăn chút nào khi “quy định vừa ban hành đã sửa” trở thành chuyện bình thường, đã vậy lại còn khuyến khích cả hệ thống... “không ngại” và... “không sợ”?
06 Tháng Mười Hai 2023
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận. Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.
05 Tháng Mười Hai 2023
Song những phân tích và khuyến cáo của các chuyên gia vẫn như “nước đổ đầu vịt”, từ BCH TƯ đảng, đến quốc hội, chính phủ vẫn xem “tăng trưởng GDP” như mục tiêu duy nhất và sẵn sàng vét ngân khố dốc hết vào các dự án đầu tư công để đạt được… “thành tích tăng trưởng” kể cả khi “nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân dưới mức trung bình cả nước, thậm chí xin trả lại vốn kế hoạch năm 2023” và các “ủng hộ viên” như ông Nguyễn Bích Lâm – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê – buộc phải thừa nhận, đó chính là bằng chứng cho thấy...
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...