Nỗi khổ tâm của phụ huynh vào mùa tựu trường

07 Tháng Chín 201510:15 CH(Xem: 1627)
  • Tác giả :

Nỗi khổ tâm của phụ huynh vào mùa tựu trường


tải xuống




RFA-
Mùa tựu trường của con, đó cũng là mùa hạnh phúc, là niềm hân hoan của cha mẹ bởi có cha mẹ nào mà không rưng rưng hạnh phúc khi thấy con mình cắp sách tới trường. Nhất là với những phụ huynh có con vào độ tuổi mẫu giáo và cấp một, nhìn con mình tung tăng đến lớp, niềm vui có thể làm cha mẹ rơi nước mắt. Nhưng, niềm vui ấy đã bị phai mờ và xóa nhòa đi rất nhiều bởi vấn đề giáo dục hiện tại, từ chuyện tìm trường cho con đi học đến những tiêu cực trong ngành giáo dục đã biến mọi hạnh phúc của cha mẹ thành nỗi lo và tủi buồn khi con đến lớp.

Vì đâu nên nỗi?

Một phụ huynh tên Cương, sống tại Dĩ An, Bình Dương, buồn bã chia sẻ: Đời sống cũng bị ảnh hưởng vì đầu năm vào thì khốn đốn, chạy đôn chạy đáo vì tiền. Phải chạy đi hỏi người này người kia, mượn người này người kia, mượn anh em để có tiền cho con học.”

Theo ông Cương, sở dĩ niềm vui của một gia đình có con đến lớp bỗng chốc thành nỗi buồn và có chút gì đó mang bóng dáng của thân phận, của kiếp nghèo, của những ngày lao động chật vật và triền miên bởi vì cơ chế giáo dục và quản lý giáo dục hiện tại gây ra quá nhiều phiền toái cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Chỉ riêng việc tìm một trường mầm non cho con mình đi học không thôi đã làm cha mẹ lo sốt vó. Để có trường đạt tiêu chuẩn tốt và cha mẹ yên tâm cho con mình đến lớp thì phải bỏ ra quá nhiều tiền, chí ít cũng một triệu rưỡi đồng mỗi tháng ở những trường công lập. Nhưng với thân phận tạm trú, không có hộ khẩu thường trú, những cha mẹ thuộc giai cấp công nhân không tài nào đưa con đến những trường như mình mong muốn. Cơ hội duy nhất để con đến trường tốt chỉ còn ở các trường tư thục, mà trường tư thục thì mức phí học tập hằng tháng của một em bé có thể ngang với mức lương của người cha hoặc người mẹ làm công nhân.

Và người lao động không thể nhịn ăn, nhịn uống và sống lây lất để con mình học được trường tốt, chính vì vậy mà cơ hội cho người lao động, giới công nhân nghèo bao giờ cũng là những trường mầm non mà ở đó không bao giờ giúp cho họ quên được nỗi ám ảnh, lo sợ con cái mình bị hành hạ hoặc đối xử tệ vì mình quá nghèo. Người nghèo bao giờ cũng bị thiệt thòi từ trứng nước.

Ông Cương nói thêm rằng nếu như môi trường giáo dục tốt, đừng bị thực dụng và con người đối xử với nhau tử tế thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện cha mẹ phải lo lắng khi đưa con đến lớp. Bởi dù sao đi nữa, mái trường cũng là mái ấm che chở tâm hồn trẻ thơ và là miền đất lành cho hạt mầm lương thiện và đạo đức của con người nảy nở, phát triển. Nhưng đó chỉ là ước mơ, mái trường hiện tại với đầy đủ sự khô khốc và lãnh cảm đã nhanh chóng làm cho tâm hồn trẻ con trở nên khô cằn, hiếu chiến và bất chấp. Đây là chuyện đáng lo nhất của bậc làm cha làm mẹ như ông Cương.

Trường hợp cho con vào học cấp một cũng chẳng mấy vui, một người cha khác tên Đại đã chia sẻ với chúng tôi rằng ông thật sự buồn khi nghĩ rằng tương lai con mình phải phó thác vào một nền giáo dục mà ở đó, nạn tham ô, hối lộ, thậm chí hối lộ bằng tình dục để thăng tiến và cấp trên bóc lột bên dưới cũng bằng tình dục sau khi đã thừa mứa vật chất, một nền giáo dục mà thừa sự tàn nhẫn và vô cảm nhưng lại thiếu trầm trọng đạo đức, lòng tự trọng, lòng yêu nước đích thực cũng như sự thông minh để giải trừ dốt nát.

Chuyện mua sắm quần áo sách vở làm ngay cả người có thu nhập khá cũng điên đầu khi mùa tựu trường cận kề. (tinmoi.vn)

Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình. Bởi nền giáo dục thừa phong bì mà thiếu phong cách là một nền giáo dục không thể dạy cho con người biết tự trọng. Một nền giáo dục thừa tất cả các loại học vị mà thiếu sự liêm sỉ thì trước sau gì hố sâu tội lỗi cũng hiện ra trước mắt.

Đối với ông Đại, một mùa tựu trường là một mùa lo âu. Mà hình như không riêng gì với ông Đại, hầu hết những bậc làm cha làm mẹ biết thương con, biết lo lắng cho con mình đều cảm thấy thấp thỏm, bất an và lo âu trước mùa tựu trường.

Chạy đua trường tốt và tiêu cực

Một người mẹ có con chuẩn bị học mẫu giáo, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Bây giờ học thì muốn cuối năm vào lớp một phải học trước lớp lá, lớp mầm. Mỗi tháng còn phải đưa cho cô giáo thêm năm chục ngàn, một trăm ngàn gì đó. Tốn nhiều mặt lắm, nhưng mà phải ráng chứ. Nhưng vì tương lai con mình phải ráng, nghèo thì nghèo cũng phải cho con học. Cũng ráng!”

Theo người mẹ này, hiện tại, việc chạy đua tìm trường tốt cho con đã đến hồi kết thúc. Nghĩa là cao trào chạy đua trường tốt đã diễn ra cách đây hơn một tháng và mọi trường đã nhận đủ hồ sơ. Những trẻ em độ tuổi mẫu giáo nếu không kịp xin vào trường tốt thì phải chấp nhận những trường có điều kiện không tốt, thậm chí cơ sở vật chất tồi tệ hoặc các trường mầm non tư thục.

Và mặc dù đến đầu tháng chín mới khai giảng nhưng việc bố trí lớp học cũng như chạy tìm trường cho con đã diễn ra từ những ngày đầu tháng bảy. Điều này khiến cho môi trường giáo dục trở thành một cái chợ đen lộn xộn với đầy đủ các mánh khóe để xin cho con học trường tốt, từ việc chạy chọt cho được hộ khẩu tạm thường trú thành phố (còn gọi là KT3) cho đến phong bì gởi cho hiệu trưởng các trường mầm non.

Thậm chí có nhiều trường hợp xin cho con học không được phải nhờ vả đến thế lực chính quyền, ví dụ như cha mẹ xin cho con học trường mầm non chất lượng cao của nhà nước không được thì phải tìm cách đút lót cho cán bộ địa phương ở đó, đặc biệt là bằng mọi giá phải đút lót cho chủ tịch phường, chủ tịch quận hoặc một ông nào đó to hơn. Để rồi nhờ ông này gửi gắm con mình vào trường học, để con mình được trường đó nhận vào học.

Mọi chuyện xin và cho chỗ để học cứ nháo nhào, loạn cào cào lên. Vô hình trung, ngay từ những ngày đầu học mầm non, các bé thơ đã phải gánh chịu áp lực xã hội nặng nề, từ tính tham nhũng cho đến sự toan tính, áp phe của người lớn. Với đà này, tương lai trẻ em Việt Nam, học sinh Việt Nam sẽ về đâu? Và nền giáo dục đầy rẫy sự ô nhiễm như vậy sẽ đẩy đất nước này trôi về đâu?

Câu hỏi đầu năm học như thế này không biết tự bao giờ đã thay thế cho câu hỏi của cha mẹ rằng: Con đến trường có vui không? Học được những gì? Một câu hỏi vốn rất quen thuộc ở một nền giáo dục tử tế.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.