Căng thẳng về chuyến đi Đài Loan của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ

24 Tháng Bảy 20227:35 CH(Xem: 620)

        Căng thẳng về chuyến đi Đài Loan của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ

Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trước thông tin chuyến đi và đe dọa “phản ứng quân sự” nếu bà Pelosi đi thăm Đài Loan như dự tính.
GettyImages-1242034397
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi họp báo ngày 21 Tháng Bảy. Bà Pelosi dự tính đi thăm 5 nước Á Châu bao gồm Đài Loan vào đầu Tháng Tám, làm Trung Quốc hết sức tức giận. Ảnh Nathan Howard/Getty Images.




Quyền Được Biết:  TQ luôn là một quốc gia bá quyền bành trướng trong khu vực, họ dùng sức mạnh quân sự để chiếm hữu những vị trí địa lý không phải của mình, gây xung đột với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Phillipine, Malaixia, xây dựng căn cứ quân sự tại CPC, tuy nhiên đối với những đối thủ mạnh hơn thì họ chỉ đánh võ mồm, hù dọa, chứ chẳng dám làm gì cả. Bà Pelosi là Chủ Tịch Hạ Viện HCQ. Hoa Kỳ, là nhân vật thứ ba sau Tổng Thống sắp đi thăm Đài Loan nhưng TQ lại vô cớ hăm dọa, nếu bà Pelopsi vẫn đi thì liệu TQ có dám bắn rơi máy bay của bà ta hay xua quân cưỡng chiếm Đài Loan không? Cho vàng lũ Chệt cũng không dám bởi vì nếu đi công du thì bà Pelosi sẽ đi bằng chiếc Không Lực II, có đủ thiết bị để điều quân Mỹ khắp thế giới ứng chiến, bắn hạ những loại vũ khí tấn công, còn nếu xua quân đánh Đài Loan thì tấm gương Ukraine của Putin đang sa lầy còn sờ sờ ra đó, giả thuyết cuối cùng nếu quân đội TQ bắn hạ được chuyên cơ của Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ thì điều đó đồng nghĩa với một lời tuyên chiến chính thức mà cái giá phải trả vô cùng đắt cho nước CHDCND TQ khi lịch sử sẽ lập lại và TQ sẽ bị xé thành nhiều mảnh. Đó cũng là cơ hội cho nước Nhật hạ thủ tên mắt hí, là cơ hội cho Phillipine tại vùng biển tranh chấp, là cơ hội bất ngờ cho Việt Nam để xua quân chiếm lại những vùng đất địa đầu. Ngay lúc này đây rất nhiều con mắt đang mong chờ bà Pelosi sẽ đi công du Đài Loan.





  Hiếu Chân
Sài Gòn Nhỏ





Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi (Dân Chủ – California) dự tính công du năm nước châu Á và ghé thăm đảo quốc Đài Loan vào đầu Tháng Tám để thể hiện sự ủng hộ các nền dân chủ non trẻ. Và như dự đoán, lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trước thông tin chuyến đi và đe dọa “phản ứng quân sự” nếu bà Pelosi tiếp tục ý định của mình.

“Cảnh báo riêng tư”

The Financial Times (FT) của Anh quốc là tờ báo đầu tiên đưa tin hôm 18 Tháng Bảy về chuyến đi thăm Đài Loan của bà chủ tịch Hạ Viện Mỹ như là một chặng trong chuyến công du của bà tới Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Ngay sau đó đã có Bắc Kinh đã có tuyên bố phản đối gay gắt. Nhưng đến thứ Bảy 23 tháng Bảy thì Trung Quốc đã đưa ra những lời “cảnh báo riêng tư” (private warnings) tới chính quyền Biden, gióng hồi chuông báo động trong cơ quan hành pháp cao nhất nước Mỹ.

Tờ báo dẫn nguồn từ sáu quan chức ẩn danh nói rằng “cảnh báo riêng tư” của Bắc Kinh mạnh mẽ hơn nhiều so với những lời đe dọa mà Trung Quốc đưa ra trước đây khi họ bất bình với hành động hoặc chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan. Một ngày sau khi bản tin của FT được đăng lên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng chuyến thăm Đài Loan của Pelosi sẽ phá hoại nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và Hoa Kỳ sẽ phải gánh chịu hậu quả của hành động đáp trả của mình. Nhưng các quan chức cho biết “cảnh báo riêng tư” của Bắc Kinh vừa đưa ra thể hiện “sự phản đối mạnh mẽ hơn nhiều” nếu chuyến đi của bà Pelosi tiếp tục như dự tính.

Báo FT cho biết Bắc Kinh không nói rõ phản ứng của họ có thể là gì nhưng tờ báo đoán rằng quân đội Trung Quốc có thể cố ngăn chặn phi cơ của bà Pelosi đáp xuống Đài Loan hoặc có những hành động cản đường phi cơ quân sự Hoa Kỳ chở bà chủ tịch Hạ Viện.

Thủ đoạn “miệng hố chiến tranh” (brinkmanship)

Tòa Bạch Ốc đang đánh giá xem lời cảnh báo của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng thật sự hay chỉ là thủ đoạn “trên miệng hố chiến tranh” nhằm gây áp lực buộc bà Pelosi phải hủy bỏ chuyến đi.

Theo các quan chức am hiểu, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và các quan chức cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) phản đối chuyến thăm Đài Loan của bà chủ tịch Hạ Viện vì rủi ro leo thang căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Tuy nhiên NSC không can ngăn bà chủ tịch mà chỉ cung cấp “bối cảnh, dữ kiện và các thông tin địa chính trị liên quan” để bà chủ tịch tự quyết định. Dù tổng thống Biden và chủ tịch Pelosi đều là người của đảng Dân Chủ nhưng theo cơ chế phân quyền của Hoa Kỳ, Tòa Bạch Ốc không có quyền ngăn cản chuyến đi của nhà lãnh đạo Quốc Hội.

Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đã báo cáo cho bà Pelosi những tình huống có thể xảy ra trong chuyến đi của bà tới Đài Bắc. Sau cuộc họp với Bộ Quốc Phòng, tổng thống Joe Biden nói với phóng viên rằng “giới quân sự nghĩ rằng ngay lúc này [chuyến đi] không phải là một ý tưởng tốt”.

Tranh cãi chung quanh chuyến đi cũng khơi dậy mối quan tâm trong các đồng minh của Hoa Kỳ. Họ lo ngại nó có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Trong một diễn biến cho thấy mối quan tâm đang lên cao, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns đã đột ngột rút ngắn chuyến làm việc ở thủ đô Washington trong tuần này để trở lại Bắc Kinh, một phần vì lo lắng cho vấn đề Đài Loan, một phần vì chuẩn bị cho cuộc điện đàm giữa tổng thống Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng này. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung dự kiến sẽ bàn về Đài Loan, điểm nóng nhất hiện nay trong quan hệ giữa hai nước.

Thời điểm nhạy cảm của Trung Quốc

Từ khi ông Biden lên làm tổng thống Mỹ, Trung Quốc đã liên tục tăng số lượng các phi vụ bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan nhằm gây áp lực lên chính phủ được bầu cử dân chủ ở đó chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Đài Loan cho biết chỉ có 23 triệu dân của hòn đảo mới có quyền quyết định tương lai của họ, và trong khi họ muốn hòa bình, họ sẽ tự bảo vệ nếu bị tấn công.

Hồi tháng Năm, tổng thống Biden đã nói Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng quân sự để bảo vệ Đài Loan chống lại việc tấn công quân sự của Trung Quốc. Nhưng hôm thứ Bảy 23 Tháng Bảy, Cố vấn Jake Sullivan nhắc lại chính sách đối với Đài Loan của Mỹ vẫn không có gì thay đổi và Mỹ vẫn duy trì “sự mơ hồ chiến lược” đã có mấy chục năm nay.

Chuyến đi của bà Pelosi được lên kế hoạch vào một thời điểm nhạy cảm của Trung Quốc. Tháng Tám là thời gian kỷ niệm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, ngày 1 Tháng Tám, cũng là thời gian giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Trung Quốc tập trung về khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) để thảo luận các vấn đề chính sách và nhân sự lãnh đạo của đảng sẽ đưa ra trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 sắp diễn ra vào Tháng Mười Một năm nay. Trong thời gian trước đại hội, ông Tập Cận Bình sẽ làm mọi việc để chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn mạnh mẽ ngay cả khi ông phải đối mặt với những rắc rối ở trong nước.

Kinh tế Trung Quốc đang đi vào vùng bão: GDP sáu tháng đầu năm 2022 gần như không tăng (0.4%), thị trường bất động sản tê liệt và hệ thống ngân hàng lao đao với những núi nợ khổng lồ. Theo thói quen “hướng xung đột ra ngoài” có thể Trung Quốc sẽ tìm cớ gây sự với láng giềng để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những chuyện bất ổn trong nước.

Lo ngại tình huống xấu

Nếu chuyến đi của bà Pelosi được thực hiện như dự tính thì bà là chính trị gia cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Đài Loan kể từ sau chuyến đi của cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich của đảng Cộng Hòa vào năm 1997. Bắc Kinh luôn phản đối mọi động tác của Mỹ ủng hộ nền độc lập của Đài Loan hoặc chính thức hóa mối quan hệ giữa Washington và Đài Bắc.

Văn phòng của chủ tịch Pelosi không trả lời yêu cầu bình luận của báo chí nhưng trong cuộc họp báo hôm 21 Tháng Bảy, bà Pelosi nói tổng thống Biden có vẻ như lo ngại một vài tình huống xấu sẽ xảy ra trong chuyến đi Đài Loan của bà. “Tôi nghĩ tổng thống muốn nói rằng, giới quân sự lo ngại phi cơ của tôi có thể bị Trung Quốc bắn hạ hoặc đại loại như vậy. Tôi thỉnh thoảng cũng nghe vậy nhưng tôi không nghe tổng thống nói như thế”, bà Pelosi nói với báo chí.

Các quan chức Đài Loan lo về các vấn đề an ninh quốc gia thì cho rằng, rủi ro nằm ở chỗ, để ứng phó với chuyến đi của bà Pelosi, Bắc Kinh có tăng tốc đáng kể cuộc xâm lược quân sự ở Đài Loan so với những lời đe dọa trước đây. “Trước đây thì tên cướp còn mặc áo vest, nhưng bây giờ thì hắn đã thò lưỡi dao ra,” một quan chức cao cấp Đài Loan, nhận xét.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...