Độ mở nền kinh tế là chỉ số được đo bằng tỷ số giữa Xuất-Nhập khẩu và GDP của một quốc gia. Ý nghĩa của nó nói lê mức độ về nhân tố nước ngoài có thể tham gia vào nền kinh tế trong nước. Chỉ số này của Trung Quốc là 35,84%, của Mỹ là 26,32%, Nhật Bản là 34,93%, Thái Lan Lan 108,73%, còn Việt Nam là 210,4%, cao bất thường.
Theo tạp chí tài chính thì xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP của Việt Nam tăng dần theo thời gian. Năm 1985 mới đạt 18,2%, thì năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2008 đạt 147,1%, năm 2013 đạt 153,9%, và đến bây giờ thì trên 200%. Nguyên nhân do đâu mà chỉ số Độ Mở Nền Kinh Tế của Việt Nam cao thất thường, trong khi các quốc gia khác lại không cao như vậy? Nguyên nhân là do thành phần kinh tế trong nước không lớn kịp. Mở cửa thì đầu tư vào ồ ạt, buôn bán với nước ngoài cũng phình ra nhưng nội lực nền kinh tế đất nước cứ bị yếu tố nước ngoài bỏ lại ngày một xa. Một phân số mà tử số lớn nhanh hơn mẫu số thì tỷ số đó sẽ tăng theo thời gian là điều dễ hiểu.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang giai đoạn hậu Covid. Giống như cơ thể người, thì cơ thể của nền kinh tế này cũng đang bị các di chứng “hậu covid” làm nội lực nền kinh tế vốn đã yếu giờ càng yếu hơn. Với độ mỏ nền kinh tế lớn bất thường, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam khó có khả năng trụ vững trước biến động bên ngoài. Theo lời PGS. TS Phạm Thế Anh thì Chính Sách Tiền Tệ đang rơi vào tình trạng “múa tay trong bị”, nói thẳng ra là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam gần như bị trói tay, muốn múa thì cũng chỉ quơ tay trong giới hạn rất hẹp mà thôi.
Để điều tiết nền kinh tế, thì chính phủ dùng chính sách tài khóa và ngân hàng nhà nước dùng chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa thì chậm phát tác, còn chính sách tiền tệ thì không còn dư địa nhiều để dễ bề hiệu chỉnh. Mà một khi nhà nước bị hạn chế trong việc thực chính sách vĩ mô thì rõ ràng những khó khăn đó sẽ đổ lên đầu người dân chứ không ai khác.
Nền kinh tế Việt Nam vốn không có tiềm lực. Các ngành nghiêng về chất xám thì phát triển rất chậm chạp, còn ngành không làm ra của cải gì nhiều cho xã hội như bất động sản thì lại ngốn lượng vốn rất lớn của nền kinh tế. Với đặc trưng như vậy, khi nhà nước bung tiền kích cầu, thì nguồn vốn đó sẽ chảy mạnh vào bất động sản và chứng khoán. Hiện nay giá nhà đất ở Việt Nam rất cao so với mức sống trung bình của người dân, năm ngoái đất đã sốt một đợt, năm nay đất lại sốt tiếp. Điều này càng đẩy giá đất vượt xa hơn nữa so với tầm với của đại đa số người dân.
Chính quyền Cộng Sản họ đã thực hiện chính sách mở cửa đón nhận đầu tư ồ ạt cho nền kinh tế khởi sắc. Tuy nhiên, về bản chất thì nền kinh tế Việt Nam vẫn không thể vững mạnh được. Vẻ hào nhoáng xã hội năng động đang phát triển nhưng bên trong nó người dân Việt Nam cứ mãi đuổi hình bắt bóng những ước mơ bình thường nhất. Tiêu chuẩn cơ bản nhất là “an cư lạc nghiệp” thì cứ ngày càng xa rời họ. Sự khởi sắc của nền kinh thế này chỉ với tầng lớp trên, còn tầng đáy thì vẫn khốn khổ chứ chẳng khá giả gì. Đấy là những gì bên trong cái gọi là “nhà nước của dân, do dân và vì dân”./.
Tham khảo:
Gửi ý kiến của bạn