Hình TTcs.
Quyền Được Biết
Một bản tin trên RFA cho biết Thủ tướng csVN Phạm Minh Chính đã van xin World Bank cấp cho mình khoản "vay không hoàn lại". Sau đó tên thủ tướng này còn xin WB làm "mềm hóa" các khoản vay mà chúng nó đã vay để nuôi sống cái đảng thổ tả mang tên cộng sản Việt Nam.
Việt cộng mà đặc biệt là cái đám "Miền Bắc có ní nuận" thường hay chơi chữ cho hay, cho đẹp, để mà mắt đám dân đen, cũng như khoác lác để hù thiên hạ.
- Vay không hoàn lại là gì?:
Là đi xin chứ còn gì nữa, cái thứ đi vay mà không chịu trả thì xin người ta cho luôn thế giới họ gọi là lũ ăn mày, còn dân đen họ gọi là 'vay xong thì xù'.
- Mềm hóa là cái cóc xì gì?: Theo ý tên Thủ tướng ăn mày này là mong muốn WB cho giãn nợ, hay giảm lãi suất cho vay theo hợp đồng vì Việt Nam đuối quá rồi, dân thất nghiệp, nhà máy đóng cửa, chợ búa tiêu điều cho nên thất thu thuế, không có đủ ngoại tệ để trả đúng hạn.
Thì cứ nói là xin khất nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, bày đặt nói chữ 'mềm hóa, hóa mềm' cho văn vẻ, rủi mà sếp WB quê lên, bà ta không chịu mềm hóa mà là 'cứng hóa hay hóa cứng' là kể như xong phim.
Thủ tướng VN xin tiếp cận thêm các khoản viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 21/3 gặp mặt bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, và nhắc lại Việt Nam luôn xem WB là người bạn tốt, đối tác phát triển rất quan trọng.
Ông Chính cho biết Ngân hàng Thế giới đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 6,2 triệu USD chỉ trong năm 2020.
Tuy vậy, cho rằng khu vực có nhiều thay đổi đặc biệt là trong giai đoạn hậu COVID-19 nên Thủ tướng đề nghị WB quan tâm ưu tiên cho Việt Nam được tiếp tục tiếp cận các khoản viện trợ không hoàn lại, làm "mềm hóa" các khoản vay; đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ kinh nghiệm quốc tế, góp phần giúp Việt Nam điều chỉnh kịp thời chính sách phù hợp tình hình, tận dụng tốt các động lực tăng trưởng mới và bền vững...
Theo báo Chính phủ, ông Chính đánh giá cao và đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác hiệu quả với Việt Nam về vốn, công nghệ, thể chế, nhân lực, quản trị trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021) theo cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, bảo đảm công bằng, công lý với các nước đang phát triển.