Tiên học lễ...
Ca dao tục ngữ Việt là kho tàng của 4000 năm văn hiến thường được mọi người ca tụng nhưng liệu có còn giữ được giá trị cho thời đại 2000s hay không?
Trong phạm vi bài viết này không nói tới chế độ cộng sản tại VN vì cho dù ngày nay các ông bà cán bộ CSVN có bằng tiến sĩ, thạc sĩ thì cũng chỉ là cái vỏ -- bởi bản chất thất học, côn đồ đã là truyền thống của đảng để sử dụng bạo lực đàn áp dân thì không thể nói chuyện lễ -nghĩa -liêm -sĩ.
Nhìn về tương lai nước Việt một khi không còn cộng sản thì con người Việt sẽ như thế nào khi nền văn hóa Việt đã bị tàn phá bởi bọn tay sai Hán gian. Vậy thì khối người Việt hải ngoại có thể làm gì để xây dựng lại văn hoá Việt?
Ngôn ngữ Việt đã không được cập nhật hóa với trào lưu phát triển của thế giới thời đại 2000s nhưng điều đó có thể sửa đổi được (dĩ nhiên có người cho rằng ngôn ngữ Việt trong nước thực sự phát triển cho phù hợp với phát triển của thế giới, tuy nhiên vấn đề này cần phải xét lại bởi thực tế nhà cầm quyền Hán gian hoàn toàn không quan tâm về văn hóa và đang muốn thay thế Việt ngữ bằng loại văn hóa Hán). Mối nguy hiểm vẫn là nằm ở con người có còn tinh thần Việt để thực hiện được điều đó hay không?
Vậy người Việt hải ngoại có quan tâm hay không?
Sự kiện một số người Việt tại Mỹ ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử 2020 cho thấy mối đe dọa không chỉ cho nền dân chủ Mỹ mà cho tương lai nước Việt không cộng sản.
Sau thời cộng sản thì VN bắt buộc phải xây dựng dân chủ.
Nếu người Việt tại Mỹ không học được bài học dân chủ thì sẽ làm gì cho nền dân chủ tại VN sau này?
Nói đến dân chủ là nói đến hiến pháp. Đó là bộ luật do toàn dân đóng góp chứ không phải do đảng chính trị toàn quyền quyết định. Luật pháp trong xã hội dân chủ điều hòa mọi sinh hoạt xã hội. Khi người dân chấp nhận hiến pháp như nền tảng của các sinh hoạt xã hội có nghĩa là mỗi cá nhân sẽ phải từ bỏ (hay giới hạn) một số tự do cá nhân để đổi lại sự an toàn khi sống trong xã hội. Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của các cơ chế xã hội khi đối xử với người dân.
Trách nhiệm và bổn phận đi đôi với nhau. Một khi thiếu sự cân bằng thì tương quan giữa con người và xã hội sẽ hỗn loạn.
Hiến pháp chỉ là bộ luật căn bản trong khi tương quan giữa các cá nhân trong xã hội phức tạp hơn nhiều.
Khi A đi vào xã hội và gặp B thì chuyện gì xảy ra?
Sự tiếp xúc giữa 2 cá nhân chưa hề quen biết nhau khởi đầu bằng lễ (nghi lễ).
Lễ không phải chỉ đơn giản là lịch sự (kiểu cách) quá đáng. Đó là một thứ quy luật bất thành văn (norm) được đặt ra để thử thách cá tính con người khi tiếp xúc với một cá thể khác. Trước khi có thể tìm hiểu nhau thì con người dựa vào lễ để thăm dò phản ứng của đối tượng được tiếp xúc.
Khi Khổng Tử đặt ra: Nhân (con người) là căn bản đầu tiên rồi tới Lễ. Như vậy Lễ được nói ở đây là Lễ của con người, loài người chứ không phải Lễ của loài thú. Sau Lễ là Trí, có nghĩa là Lễ sẽ cho thấy cái Trí của đối tượng tiếp xúc sẽ như thế nào. Nhưng rồi cái Trí khôn đó dùng để làm gì? Hại người hay giúp người? Điều này phải được xét qua Tín, Liêm, Sĩ...
Phải chăng Khổng Tử biết rằng dạy dân rất khó vì mỗi cá nhân khác nhau. Nếu sống trong xã hội mà trăm người trăm ý thì tất loạn. Phép vua hay lệ làng là một thứ luật pháp nhưng làm sao ngăn cản những kẻ gian, hứa hẹn tôn trọng luật pháp mà vẫn ngầm coi luật pháp chẳng ra gì. Bởi vậy cần phải có hình phạt. Đó là thời quân chủ.
Trải qua nhiều thế kỷ, loài người tiến đến chế độ dân chủ. Từ ngữ Dân Chủ khiến nhiều người tưởng rằng "muốn gì được nấy" rồi quên đọc hiến pháp. Mà dẫu có đọc thì mấy ai nhớ? Mà có nhớ thì chỉ nhớ đến "quyền (lợi)" hơn là bổn phận, trách nhiệm.
- Khi nói đến tự do (ngôn luận) thì phải nhớ là trong phạm vi hiến pháp quy định nghĩa là nói mà đừng gây hại, nguy hiểm cho người khác.
- Khi nói đến mưu cầu hạnh phúc thì cũng là trong phạm vi hiến pháp. Nếu hạnh phúc của bạn gây khổ đau cho người khác (cướp của, giết người, lừa gạt...) thì không được rồi. Hay là khi bạn không tìm được hạnh phúc (thí dụ: làm giàu) thì đổ thừa cho chính quyền và đòi lật đổ chính quyền.
Khi nói quyền tự do tụ họp thì không phải chỉ là để chơi vui mà còn là học tập sinh hoạt chính trị vì hiến pháp quy định chính quyền do dân bầu. Mà dân chọn người đại diện có nghĩa là đồng ý đóng thuế để chính quyền chi tiêu trong việc điều hành các sinh hoạt xã hội. Vậy tại sao bạn trốn thuế, chống tăng thuế khi nhu cầu xã hội đòi hỏi?
Sống trong xã hội dân chủ mà bạn bỏ bê trách nhiệm, ý thức sinh hoạt dân chủ, cứ nhắm mắt bầu đại cho xong, cho những ứng cử viên chỉ nói những gì bạn thích nghe thì đó là phá hoại dân chủ.
Sinh hoạt dân chủ là tương quan giữa con người và tương quan này khởi đi từ Lễ. Nếu ý thức biết mình (tự kỷ) để đối xử với người khác và từ đó đi vào sinh hoạt xã hội. Một khi Lễ không còn được sử dụng để đối xử giữa con người thì đó bắt đầu loạn. Thay vì gặp nhau, chào hỏi để mở đầu câu chuyện thì bạn chỉ la hét, đòi hỏi những gì bạn muốn (đây là hình thức các nhóm biểu tình tại Mỹ thực hiện để đòi hỏi các yêu sách) và nếu không được là đi đến bạo động?
Tại sao bạn không thể nói với đại diện của bạn trong Quốc Hội? Họ làm việc cho bạn mà? Một khi đại diện dân cử mà thất Lễ có nghĩa là kẻ đó bắt đầu coi thường luật pháp. Đã là đại diện dân cử thì phải hiểu biết hơn thường dân mà bỏ Lễ để dở trò du côn, mất dạy, tráo trở thì còn gì là trật tự xã hội? Như vậy luật pháp đặt ra bởi những con người như vậy sẽ là luật rừng.
Khi đại diện dân cử chọn những ông Tòa bằng cách gian lận. Hay một ông Tòa ra một bản án quá nhẹ hay quá nặng cho phạm nhân cũng là dấu hiệu của sự thất Lễ đối với xã hội. Hành động như vậy ông Tòa đã coi mình là đấng Tối cao, không ai có thể can thiệp vào việc làm của ông ta. Vì là người thực hiện công bằng, công lý xã hội mà vô Lễ thì dân sẽ loạn.
Thế nhưng Lễ đã không được hiến pháp ghi nhận. Chỉ vì hiến pháp là luật, có người nghĩ rằng Lễ thì không quan trọng bằng luật. Nhưng trong đời sống khi con người bỏ (hay vượt qua) Lễ thì không bao lâu họ sẽ tìm cách qua mặt luật pháp (như đang xảy ra tại Mỹ).
Lễ là luật bất thành văn. Lễ được dùng để thử thách cá tính con người đối với người khác hay xã hội.
Cũng là xã hội tân tiến sống với chế độ dân chủ, kinh tế thị trường mà nước Nhật với những tập, nghi lễ trong cách đối xử giữa con người với người và xã hội đã tránh được những xáo trộn, bạo động vô ích, vô lý.
Phải chăng vì Lễ đã được dạy cho trẻ em từ lúc nhỏ trước khi chúng phát triển bản ngã ở tuổi thiếu niên. Khi ý thức công dân được đặt đưa vào suy nghĩ trước khi những cám dỗ bên ngoài xã hội lôi cuốn tuổi trẻ.
Khi gia đình không dạy Lễ. Trường học không dạy Lễ thì thời đại tân tiến của khoa học kỹ thuật không khác gì thời cổ đại với xã hội hỗn loạn với chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch, nạn đói, nô lệ, diệt chủng.... Tất cả chỉ khác là mỗi người có trong tay "iPhone".
TCL