Việt Nam chơi vơi sau sự kiện Nga tấn công Ukraine

08 Tháng Ba 202211:27 CH(Xem: 4919)

               Việt Nam chơi vơi sau sự kiện Nga tấn công Ukraine

335dc672-14e3-4876-96fb-d935efcfa625          Xe tăng Nga bị phá huỷ khi xâm lược Ukraine ở vùng Sumy hôm 7/3/2022 - Reuters.




Trần Ngọc Bích

     RFA

ASEAN phản ứng yếu ớt trước xung đột Ukraine

Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine, 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tỏ ra lo ngại về những tác động của cuộc chiến này đối với tranh chấp ở Biển Đông. Do nỗ lực đơn phương của Nga nhằm thay đổi hiện trạng trùng hợp với các động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, ASEAN lo ngại rằng nếu hành động của Nga được dung thứ, điều đó có thể sẽ có những tác động lan sang khu vực lân cận của họ.
Ngày 26/2, ASEAN đã đưa ra một tuyên bố đối với Nga - Một trong những đối tác chiến lược của khối, nói rằng họ "quan ngại sâu sắc" về tình hình đang diễn ra và những hành động thù địch ở Ukraine. Tuyên bố được đưa ra sau khi quân đội Nga bắt đầu các cuộc tấn công quân sự vào các thành phố chính của Ukraine. Nga là một trong chín đối tác chiến lược của ASEAN, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Tuyên bố viết: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện kiềm chế tối đa và nỗ lực tối đa để theo đuổi các cuộc đối thoại thông qua tất cả các kênh, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao để kiềm chế tình hình, giảm leo thang căng thẳng và tìm kiếm giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á”. (1)

Tuy nhiên, tuyên bố của ASEAN về cuộc xâm lược Ukraine của Nga rất yếu ớt. Phản ứng yếu ớt đến nỗi cả hai từ “Nga” và “xâm lược” đều không xuất hiện trong các tuyên bố bằng văn bản mà chỉ có những lời kêu gọi đối thoại và thương lượng hòa bình. Đây là một điều đáng xấu hổ đối với ASEAN với tư cách là một nhóm. Tuy nhiên, để có được một văn kiện đồng thuận của cả khối, cần có được sự đồng ý của Myanmar, quốc gia đã xích lại gần Nga sau cuộc đảo chính hồi tháng 2 năm ngoái, thì tuyên bố này cũng được coi là cố gắng của Hiệp hội này.

Những phản kháng mạnh mẽ vẫn không đủ

Các tuyên bố và lập trường riêng của các nước Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng hơn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore đã lên án mạnh mẽ "bất kỳ cuộc xâm lược vô cớ nào đối với một quốc gia có chủ quyền dưới bất kỳ lý do nào". Người phát ngôn nói thêm rằng Singapore "lo ngại nghiêm trọng" về "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga ở vùng Donbas, và những thông tin về các cuộc tấn công trên bộ và trên không nhằm vào nhiều mục tiêu ở Ukraine: "Chúng tôi nhắc lại rằng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được tôn trọng”. (2)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah nói rằng Indonesia lo ngại sự về sự leo thang xung đột vũ trang ở Ukraine mà gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sự an toàn của người dân và ảnh hưởng đến hòa bình trong khu vực. Ông Faizasyah nói: "(Chúng tôi) khẳng định rằng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ về toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng và lên án bất kỳ hành động nào rõ ràng vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của một quốc gia”. (3)

Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 2/3 đã thông qua một nghị quyết với đa số phiếu áp đảo, theo đó “vận dụng những điều khoản mạnh mẽ nhất” phản đối “hành động gây hấn” của Nga đối với Ukraine. Trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN, có tám thành viên bỏ phiếu tán thành nghị quyết, Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng. Lá phiếu của Myanmar là do Đại diện thường trực, người không đại diện cho chính quyền quân sự của nước này, bỏ phiếu.

Một điều đáng ngạc nhiên là, thay vì đứng về phía các quốc gia Đông Nam Á lục địa - một khuôn mẫu phổ biến hiện nay trong ASEAN - Thái Lan và Campuchia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án Nga của Đại hội đồng LHQ. Việc hai nước quyết định ủng hộ nghị quyết của LHQ có lẽ xuất phát từ mong muốn đi đúng hướng và tránh sự chỉ trích nặng nề từ bất kỳ đối tác quan trọng nào. Việc Campuchia bỏ phiếu ủng hộ cũng cho thấy Trung Quốc đã không tìm cách “huy động” sự ủng hộ về mặt ngoại giao cho Nga ở Đông Nam Á, vì Phnom Penh lâu nay luôn ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh tại các diễn đàn đa phương.

Vì sao Việt Nam bỏ phiếu trắng?

Hành động bỏ phiếu trắng của Việt Nam đã làm nổi bật hai nghịch lý. Thứ nhất, việc Nga tấn công Ukraine được cho là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi đó, Việt Nam luôn muốn làm nổi bật vấn đề “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” khi Trung Quốc có những động thái hung hăng ở Biển Đông, nhưng Việt Nam lại “làm ngơ” trước vấn đề này.

Nghịch lý thứ hai là những vũ khí hiện đại mà Việt Nam mua từ Nga lại chính là những vũ khí sẽ được sử dụng để chống lại Trung Quốc – quốc gia hiện có vẻ là “người bạn tốt nhất”của Nga. Có thể, việc Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng là do mối quan hệ lịch sử sâu sắc của hai nước này với Nga cũng như sự phụ thuộc về thiết bị quân sự vào Nga. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Hà Nội: ước tính 84% thiết bị quân sự của Việt Nam đến từ Nga (Lào là 44%). Điều này khiến Việt Nam phụ thuộc vào việc cung cấp và bảo trì thiết bị từ Nga, điều tối cần thiết nếu Hà Nội muốn duy trì khả năng răn đe đối với sự xâm lược của Trung Quốc.

Tuyên bố chung mạnh mẽ giữa Nga và Trung Quốc hôm 4/2 cam kết ủng hộ nhau bảo vệ các lợi ích cốt lõi đã gây bất ngờ cho nhiều người trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của mình. Việt Nam hiểu rõ giới hạn của mình trong mối quan hệ tay ba Nga - Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam đang trong vị trí rất chông chênh, khi mà những vũ khí Nga bán cho Việt Nam, thì đồng thời Nga cũng cung cấp cho Trung Quốc. Nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông, liệu các vũ khí của Nga cung cấp cho Việt Nam có phát huy hiệu quả như mong đợi?

Việt Nam nên lo lắng

Đối với ASEAN, các chuyên gia cho rằng việc Nga xâm lược Ukraine có thể so sánh với các động thái bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi ASEAN cũng cho rằng người láng giềng khổng lồ đang nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng. Chuyên gia Gilang Kembara tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Indonesia nêu rõ: “Có sự lo ngại về việc nếu Mỹ bận rộn với cuộc xung đột ở châu Âu, Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống ở châu Á bằng cách xâm lược Đài Loan hoặc tăng cường sự hiện diện của họ ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. (4)
Các chuyên gia quốc tế cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không để cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine diễn ra một cách lãng phí. Trong lúc thế giới bận tâm về việc Moskva xâm lược Ukraine, Bắc Kinh tranh thủ đẩy mạnh chiến dịch ở Biển Đông bằng cách thực hiện các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển giữa tỉnh Hải Nam và Việt Nam, qua đó thách thức khả năng bảo vệ chủ quyền của Hà Nội trong khu vực này (5). Cuộc tập trận gần đây nhất là từ 6 giờ chiều ngày 4/3 đến 6 giờ chiều ngày 15 tháng ba trên vùng biển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nếu đối chiếu các toạ độ được MSA đăng với bản đồ Google thì vùng tập trận gần với thành phố Huế của Việt Nam hơn là khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc. Khoảng cách từ khu vực tập trận đến Huế ước tính khoảng 100 km, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trước hành động mới của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối như thường lệ là yêu cầu Trung Quốc tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thêm là đã có giao thiệp với phía Trung Quốc nhưng không rõ là giao thiệp như thế nào, và phản ứng của Trung Quốc ra sao.

Một con bài quan trọng để nhằm đối trọng lại sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông là Nga, nay đã có thể “vuột” khỏi tay Việt Nam vì tầm quan trọng của Trung Quốc lớn hơn. Vậy Việt Nam sẽ còn con bài gì trong tay?

____________

Tham khảo:

1. https://asean.org/asean-foreign-ministers-statement-on-the-situation-in-ukraine/

2. https://www.mfa.gov.sg/Newsroom/Press-Statements-Transcripts-and-Photos/2022/02/20220224-Ukraine

3. https://jakartaglobe.id/news/indonesia-urges-peace-settlement-in-ukraine-crisis

4. https://asia.nikkei.com/Politics/Ukraine-war/Ukraine-crisis-leaves-ASEAN-jittery-over-South-China-Sea

5. https://www.ibtimes.com.au/south-china-sea-russia-its-side-china-tests-sovereignty-vietnam-waters-1798404

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20245:23 CH(Xem: 118)
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 20248:09 CH(Xem: 218)
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 20247:23 CH(Xem: 308)
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 20246:06 CH(Xem: 441)
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 20248:06 CH(Xem: 525)
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...
31 Tháng Tám 20245:23 CH(Xem: 495)
Trong thời gian chạy đua nước rút này hắn nhận được nhiều tin nhắn, thư từ của Uỷ ban vận động tranh cử đảng Cộng Hoà, nhân danh Trump, gửi đến để mong lá phiếu của từng cử tri như hắn. Đồng thời cũng kêu gọi hắn đóng góp tiền cho quỹ vận động như bốn năm trước hắn đã từng. Thôi đi Trump ơi. Lịch sử bầu cử nước Mỹ từ ba trăm năm nay luôn nghiêm túc, thắm đẫm tinh thần dân chủ, tự do. Mọi cuộc chuyển giao quyền lực từ tổng thống này qua tổng thống khác đều suông sẻ, tuân thủ theo Hiến Pháp. Chỉ đến khi có ông nó mới loạn cào cào lên. Ông vu vạ điều xấu xa cho nước Mỹ, đến nỗi một bà bán vé số ở Việt Nam cũng ngơ ngác...
30 Tháng Tám 20249:08 CH(Xem: 682)
Câu: ”ĐCSVN… chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm…” là nói sai sự thực khiến Điều 4 của Hiến pháp vô giá trị. Nhân dân nào dám giám sát Đảng? Giá Đảng là do dân bầu hoặc bổ nhiệm?! Đảng đề ra những chủ trương, chính sách mà Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm thi hành dưới sự giám sát của Đảng. Nếu có sai lầm thì Đảng nghiêm khắc khiển trách chính phủ. Vì Đảng lãnh đạo tối thượng, tự giám sát sửa sai nên Đảng tuyệt đối đứng ngoài Hiến pháp là hợp lý! Bài viết vô ích, lạc đề. Chuyện Đảng chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước dân… chỉ là những sản phẩm tưởng tượng. Bài viết dài 4750 chữ, gấp ba bình thường, ‘cà kê dê ngỗng’, viện dẫn lui tới văn kiện mọi Đại hội Đảng, Bộ Chính trị làm cơ sở lý luận.
27 Tháng Tám 20247:46 CH(Xem: 1266)
Còn những người đang làm đơm ‘sám hối’ cùng với đảng làm gì mà hèn nhát đến thế?. Nên nhớ rằng mình là ‘Con Người’ đúng nghĩa, mình đang sống trong thế giới tự do mà lại đi sợ hãi những lời đấu tố của bọn ma bùn cộng sản hay sao?!. Những cai sĩ, diễn viên bị bọn an ninh mạng đem ra đấu tối không có gì phải sợ cả, bởi mình chỉ là người làm thuê, người ta muốn mình đến hát trả tiền thì sân khấu là của họ, họ có treo cờ gì cũng là chuyện của họ, làm gì phải đính chính này nọ là mình không có ‘phản động, chống phá…’. Chỉ khi nào cầm cờ Vàng, phát ngôn chống đối đảng thì mối có thể ghép tội được, còn nếu chỉ có hình ảnh cờ Vàng mà chụp mũ có tội thì đó chỉ là tư duy ấu trĩ, tiện nhân.
24 Tháng Tám 20244:45 CH(Xem: 882)
Cổ súy và thực hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, phía đảng Dân Chủ đã không hoặc rất ít chỉ trích nhắm vào những người Cộng Hòa. Tuy nhiên họ tấn công trực diện vào cựu Tổng Thống Donald Trump, thay cho sự ôn hòa, né tránh trước kia. Không nhắm vào các vấn đề cá nhân mà các diễn giả phía Dân Chủ hầu như đã đồng loạt phô bày trọn vẹn chân dung một Donald Trump qua các dữ liệu và thực tế về các chính sách lẫn tư cách lãnh đạo của ông ta, xem Donald Trump là một cản trở cho tiến trình dân chủ và phát triển của nước Mỹ.
24 Tháng Tám 20244:40 CH(Xem: 1002)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Mao Ning cho biết hôm thứ Năm: “Trung Cộng kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma đến thăm dưới bất kỳ lý do gì, và kiên quyết phản đối bất kỳ quan chức chính phủ của bất kỳ quốc gia nào gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù ở bất kỳ hình thức nào”. Ý của Trung Cộng là muốn cô lập Đức Đạt lai Lạt ma trên toàn bộ phương diện ngoại giao và chính trị thế giới, kể cả với các quan chức về y tế, mặc dù Đức Đạt lai Lạt ma đã tuyên bố rời khỏi những vai trò lãnh đạo chính trị từ năm 2011. Bắc Kinh lên giọng, coi việc các quan
20 Tháng Tám 20249:23 CH(Xem: 955)
Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng khẳng định “Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc; khẳng định mong muốn cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kế thừa và phát huy tốt truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước, định hướng quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn mới phát triển ngày càng ổn định, bền vững lâu dài.” Nhưng cam kết của hai Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Việt-Trung không có nghĩa Việt Nam đã ...
15 Tháng Tám 20247:55 CH(Xem: 920)
Ông Tô Lâm, một Đại tướng Công an chuyên về an ninh nội bộ còn nghi ngờ cả các nước và Tổ chức quốc tế có quan hệ với Việt Nam. Ông nói bâng quơ rằng rằng các lực lượng này đang “ráo riết tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc; triệt để lợi dụng hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để thâm nhập nội bộ, thúc đẩy các yếu tố “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ bên trong.” (báo ĐCSVN, ngày 04/08/2024) Đây là “tố cáo” mạnh nhất của một tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đối với các quốc gia có quan hệ ngoại giao và kinh tế với...
13 Tháng Tám 20249:09 CH(Xem: 1108)
Nhiều người đã đưa ra những câu trả lời như: -Thiếu thông tin, không theo dõi, không đủ khả năng ngoại ngữ để đọc báo chí, xem truyền hình, nghe tin tức từ truyền thông giòng chính ở hải ngoại...Những người cuồng Trump, đa số chỉ coi Fox News, Đại Kỷ Nguyên, Breibart…, nghe radio, xem Youtube của Ngụy Vũ, Trần Nhật Phong, Trần Mai Cô (Michael Tran)… Những câu trả lời này không sai nhưng không đủ, nó chỉ đúng vào một số người kém hiểu biết về chính trị, không có khả năng ngoại ngữ, không biết cách sàng lọc tin tức thật giả, không thấy được sự vô lý trong những bản tin… Tuy nhiên, đối với những người có kiến thức sâu rộng...
07 Tháng Tám 20247:59 CH(Xem: 1015)
Trước khi Việt Nam muốn Mỹ công nhận mình là một nền kinh tế thị trường, ngoài việc tự mình cải cách về luật lệ và chính sách nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trên, Việt Nam cần phải chuẩn bị một món quà để ra mắt cho một mối quan hệ. Món quà đó chắc chắn không phải là những tù nhân lương tâm, bởi vì không có gì ô nhục hơn là đem những công dân ưu tú của mình ra để làm hàng hóa trao đổi. Một món quà như vậy sẽ phải đi cùng với các giá trị văn minh, dân chủ, và lương thiện, để khởi đầu cho một mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong công cuộc xây dựng nên một tình cảm tốt đẹp giữa hai dân tộc.
07 Tháng Tám 20247:54 CH(Xem: 1445)
Về tư tưởng chính trị, không ai nghĩ ông Tô Lâm dám “xé rào” cho cởi mở. Ông là người bảo thủ và kiên định Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hơn ai hết. Vì vậy, ông đã hứa “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” Ông đã hứa trong ngày nhậm chức sẽ: “Kế thừa những thành tựu lý luận quan trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được các thế hệ lãnh đạo của Đảng, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết, đề ra …” Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Tô Lâm nhắc lại lời trăn trối của ông Nguyễn Phú Trọng rằng: “Nếu là người, hãy...
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 2024
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 2024
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...
31 Tháng Tám 2024
Trong thời gian chạy đua nước rút này hắn nhận được nhiều tin nhắn, thư từ của Uỷ ban vận động tranh cử đảng Cộng Hoà, nhân danh Trump, gửi đến để mong lá phiếu của từng cử tri như hắn. Đồng thời cũng kêu gọi hắn đóng góp tiền cho quỹ vận động như bốn năm trước hắn đã từng. Thôi đi Trump ơi. Lịch sử bầu cử nước Mỹ từ ba trăm năm nay luôn nghiêm túc, thắm đẫm tinh thần dân chủ, tự do. Mọi cuộc chuyển giao quyền lực từ tổng thống này qua tổng thống khác đều suông sẻ, tuân thủ theo Hiến Pháp. Chỉ đến khi có ông nó mới loạn cào cào lên. Ông vu vạ điều xấu xa cho nước Mỹ, đến nỗi một bà bán vé số ở Việt Nam cũng ngơ ngác...
30 Tháng Tám 2024
Câu: ”ĐCSVN… chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm…” là nói sai sự thực khiến Điều 4 của Hiến pháp vô giá trị. Nhân dân nào dám giám sát Đảng? Giá Đảng là do dân bầu hoặc bổ nhiệm?! Đảng đề ra những chủ trương, chính sách mà Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm thi hành dưới sự giám sát của Đảng. Nếu có sai lầm thì Đảng nghiêm khắc khiển trách chính phủ. Vì Đảng lãnh đạo tối thượng, tự giám sát sửa sai nên Đảng tuyệt đối đứng ngoài Hiến pháp là hợp lý! Bài viết vô ích, lạc đề. Chuyện Đảng chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước dân… chỉ là những sản phẩm tưởng tượng. Bài viết dài 4750 chữ, gấp ba bình thường, ‘cà kê dê ngỗng’, viện dẫn lui tới văn kiện mọi Đại hội Đảng, Bộ Chính trị làm cơ sở lý luận.
27 Tháng Tám 2024
Còn những người đang làm đơm ‘sám hối’ cùng với đảng làm gì mà hèn nhát đến thế?. Nên nhớ rằng mình là ‘Con Người’ đúng nghĩa, mình đang sống trong thế giới tự do mà lại đi sợ hãi những lời đấu tố của bọn ma bùn cộng sản hay sao?!. Những cai sĩ, diễn viên bị bọn an ninh mạng đem ra đấu tối không có gì phải sợ cả, bởi mình chỉ là người làm thuê, người ta muốn mình đến hát trả tiền thì sân khấu là của họ, họ có treo cờ gì cũng là chuyện của họ, làm gì phải đính chính này nọ là mình không có ‘phản động, chống phá…’. Chỉ khi nào cầm cờ Vàng, phát ngôn chống đối đảng thì mối có thể ghép tội được, còn nếu chỉ có hình ảnh cờ Vàng mà chụp mũ có tội thì đó chỉ là tư duy ấu trĩ, tiện nhân.
24 Tháng Tám 2024
Cổ súy và thực hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, phía đảng Dân Chủ đã không hoặc rất ít chỉ trích nhắm vào những người Cộng Hòa. Tuy nhiên họ tấn công trực diện vào cựu Tổng Thống Donald Trump, thay cho sự ôn hòa, né tránh trước kia. Không nhắm vào các vấn đề cá nhân mà các diễn giả phía Dân Chủ hầu như đã đồng loạt phô bày trọn vẹn chân dung một Donald Trump qua các dữ liệu và thực tế về các chính sách lẫn tư cách lãnh đạo của ông ta, xem Donald Trump là một cản trở cho tiến trình dân chủ và phát triển của nước Mỹ.
24 Tháng Tám 2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Mao Ning cho biết hôm thứ Năm: “Trung Cộng kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma đến thăm dưới bất kỳ lý do gì, và kiên quyết phản đối bất kỳ quan chức chính phủ của bất kỳ quốc gia nào gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, dù ở bất kỳ hình thức nào”. Ý của Trung Cộng là muốn cô lập Đức Đạt lai Lạt ma trên toàn bộ phương diện ngoại giao và chính trị thế giới, kể cả với các quan chức về y tế, mặc dù Đức Đạt lai Lạt ma đã tuyên bố rời khỏi những vai trò lãnh đạo chính trị từ năm 2011. Bắc Kinh lên giọng, coi việc các quan