Cách Mạng: Tư Tưởng Đến Hành Động & Con Người (P1)
Trần Công Lân
Ngày hôm nay, những người VN đi làm cách mạng vẫn còn một khuyết điểm rất lớn: quan niệm về cách mạng (lý thuyết, tổ chức, hoạt động, nhận diện người).
A. Quan niệm về Cách Mạng
1 . Cách mạng là gì?
- Cách mạng là lý tưởng thay đổi xã hội một cách toàn diện, triệt để và hướng thượng.
- Cách mạng không phải là chính trị tổ chức ăn nhậu, kết giao bằng hữu hay vận động hành lang...
- Cách mạng đòi hỏi hy sinh nhưng hy sinh không đúng lúc, không cần thiết làm cách mạng lạc hướng (không thành công hay chậm)
- Cách mạng đòi hỏi mọi hành động phải qua tập thể không có anh hùng/cá nhân chủ nghĩa hay lãng mạn (thi họa cầm ca... nếu có chỉ là phương tiện hóa trang).
- Cách mạng không thiên vị cá nhân, không có bè phái, tinh thần bộ lạc, địa phương, tôn giáo, chủng tộc.
Cách mạng không phải chỉ là hành động. Trước khi hành động phải có suy nghĩ. Tư tưởng cách mạng phải thành hình có hệ thống (thường gọi là chủ nghĩa hay chủ thuyết). Nhu cầu cách mạng đến từ xã hội. Đời sống xã hội là một kết hợp phức tạp, đa dạng. Sự suy nghĩ sâu xa nhất của con người dẫn đến triết học. Triết học dựa trên lý luận để khai thông các bế tắc trên mặt tư tưởng. Do đó nhu cầu đi tìm một tư tưởng cách mạng dựa trên nền tảng triết học là cần thiết.
Xã hội là kết hợp từ con người.
Muốn giải quyết vấn đề xã hội thì phải giải quyết vấn đề con người.
Nhìn lại lịch sử loài người, các cuộc cách mạng thường nhân danh phục vụ con người: tự do, no ấm, hạnh phúc, dân chủ.... Đó là mục đích (cứu cánh) của cách mạng nhưng ít khi nói đến phương tiện thực hiện mục đích đó. Vì vậy khi cách mạng nói đến "cứu cánh biện minh cho phương tiện" mà không nói rằng phương tiện quyết định mục đích (cứu cánh).
Cách mạng vô sản của chủ nghĩa cộng sản cũng như cách mạng kỹ nghệ dẫn đến chủ nghĩa tư bản đã đưa đến tình trạng hiện nay của thế giới: môi sinh, khí hậu, đại dịch, hiểm họa chiến tranh nguyên tử....
Tất cả chỉ vì cách mạng chú trọng đến ngọn (tự do, dân chủ, hòa bình, hạnh phúc...) mà quên gốc: con người.
Con người suy nghĩ và thành hình tư tưởng cách mạng nhưng con người có sống đúng theo tinh thần cách mạng đã đề ra hay không?
2 . Tổ chức cách mạng như thế nào? Phân công ra sao?
Cách mạng không phải là một tổ chức rườm rà, bề thế với chức vụ. Cách mạng là bóng tối. Tổ chức ngoại vi ngoài công chúng là phụ (biết rất ít hay không hề biết các nhân vật cách mạng). Các nhân vật chính trị có thể thay đổi nhưng nhân vật cách mạng rất khó thay đổi (khó đào tạo, khó tìm vì cần có tu dưỡng).
3 . Lãnh đạo đòi hỏi điều kiện gì?
Tổ chức cách mạng có thể là đảng hay sẽ là đảng, đòi hỏi có lý thuyết, đường lối, sách lược; sự thực hiện từng bước cho thấy người khởi công có khả năng hướng dẫn cuộc cách mạng hay không. Khả năng của những người khởi đầu đòi hỏi các khía cạnh khác: nhân sự, lý thuyết, tài chánh, hoạt động từng giai đoạn; thử thách của từng cá nhân là khi bạn đến, câu hỏi đặt ra là gì, như thế nào, bạn có sẵn câu trả lời hay chưa có. Nếu chưa thì như thế nào bạn sẽ chấp nhận và khi nào thì không chấp nhận? Cũng như nhà báo, phóng viên phỏng vấn có đặt đúng câu hỏi, đúng vấn đề hay không? Với câu trả lời thì bạn đánh giá như thế nào?
- Cách mạng không phải là làm chính trị.
- Lý luận về biến cố, tài liệu.
- Đánh giá về biến cố, tài liệu.
- Phân biệt nhân sự và nhiệm vụ, vai trò trong cách mạng.
- Ý thức được sự thay đổi của từng giai đoạn để có đáp ứng thích hợp. Càng nắm nhiệm vụ cao thì bạn càng cô độc. Lãnh đạo không phải độc tài. Có cố vấn nhưng đó là góp ý, quyết định vẫn là ở lãnh đạo. Trách nhiệm lãnh đạo không phải chỉ là những gì đã biết mà còn là những điều chưa biết (thí dụ: phủ định phủ định)
- Đánh giá: kinh nghiệm bản thân (văn hóa, tôn giáo, quá khứ hoạt động, cá tính, địa phương, gia đình, quan hệ họ hàng…)
- Cách mạng là một đấu trường không tên tuổi, luật lệ, trọng tài…. Người đi vào cách mạng là tứ đầu thọ địch.
-T rong chiến tranh cũng như cách mạng: tình báo đứng đầu. Bảo mật truyền tin. Không có không thắng.
- Cách mạng là chiến trường không biên giới, không chiến tuyến. Mọi kế hoạch, chiến lược đều có thể phải thay đổi hay chuyển hóa bất cứ lúc nào.
TCL
(Việt lịch 4900)