Nhà Của Tôi

16 Tháng Hai 202212:05 SA(Xem: 610)

                                            Nhà Của Tôi



index


Trần Thị Lan Anh




Bạn thân,

Trên mạng xã hội của Facebook, có nhiều người cho rằng đây là nhà của tôi, tôi muốn nói gì thì nói. Nếu ai đó không thích thì đừng vào nhà của tôi.

Câu nói bên trên thực ra chỉ nói một nửa sự thật mà thôi. Còn một nửa sự thật kia cần phải thảo luận để nhìn vấn đề ở dạng tổng thể chứ không phải nhìn vấn đề ở dạng cảm tính. Tại sao? Bởi vì chỉ khi nào chúng ta nhìn vấn đề ở dạng tổng thể thì chúng ta mới có lối ứng xử đúng, không làm hại đến lợi ích của xã hội.

Mạng xã hội facebook quả đúng là “căn nhà” của mỗi người dựng lên FB đó. “Căn nhà” đó cũng giống như căn nhà mà bạn cư trú, có hai phần: phần riêng tư và phần công cộng.

Hãy nhìn về căn nhà thực sự mà bạn cư trú. Ở căn nhà đó, phần riêng tư là những gì xảy ra trong nhà của bạn, bên trong sân nhà của bạn có hàng rào che kín mà người bên ngoài không thấy. Đây chính là sự riêng tư và bạn muốn làm gì thì làm, chẳng ai thắc mắc hoặc than phiền. Bạn có thể để cỏ mọc mà không cần phải cắt ở sân nhà sau của bạn mà không ai than phiền bởi không ai thấy chuyện đó. Bạn có thể cởi truồng đi ở sân nhà sau của bạn mà chẳng ai kêu cảnh sát bởi bạn đã có hàng rào gỗ không ai nhìn vào được. Tuy nhiên, phần trước nhà của bạn, nếu bạn không cắt cỏ theo đúng luật của thành phố, họ sẽ phạt bạn bởi vì vi phạm luật của thành phố trong việc để cỏ quá cao. Hoặc bạn sẽ bị cảnh sát bắt và phạt về tội cởi truồng trước công chúng dù rằng bạn cởi truồng ở trước sân nhà của bạn. Nói thẳng ra là căn nhà bạn ở, cái gì mà công chúng thấy được thì cái căn nhà đó vẫn phải theo luật của thành phố. Bạn không thể nào bảo là nhà của tôi, tôi muốn làm gì thì làm.

Vậy thì “căn nhà” FB của bạn cũng giống như căn nhà mà bạn đang sinh sống. Khi bạn viết một cái gì đó bạn có ba sự lựa chọn: (1) chỉ có bạn đọc phần viết đó, (2) bạn của bạn có thể xem được phần viết đó, (3) ai cũng có thể xem phần viết đó. Ở lựa chọn 2 thì thuộc loại vừa riêng tư mà vừa công cộng. Tức trong danh sách bạn của bạn có thể đọc những lời của bạn viết. Và nếu bạn viết bậy bạ, sai sự thật thì nếu là những người bạn tốt, họ sẽ lên tiếng để hy vọng bạn điều chỉnh lại cho đúng sự thật. Ngược lại nếu là bạn thường, họ chỉ tự mỉm cười trước những gì bạn viết mà không lên tiếng bởi sự u mê của lời nói.

Khi bạn viết bất cứ vấn đề gì trên FB mà để ở loại 2 và 3 thì bạn phải chấp nhận sự phê bình và đôi khi bị khóa tài khoản FB bởi bạn vi phạm tiêu chuẩn của cộng đồng. Điều này cũng giống như căn nhà bạn cư trú, có tiêu chuẩn của cộng đồng ở phần chung quanh nhà của bạn nếu phần đó công chúng có thể thấy được. Thành ra ai đó tuyên bố “FB là nhà của tôi, tôi muốn nói gì thì là quyền của tôi. Bạn không thích thì ra khỏi nhà của tôi” thì cá nhân tuyên bố câu này hoàn toàn không hiểu được luật thường tình của cuộc sống, đặc biệt là mạng xã hội khi mà bạn dùng để trao đổi với người khác thì những gì bạn viết trên FB không còn là của tôi mà là cái cộng đồng quan tâm ở những vấn đề bạn đưa lên FB của bạn. Khi mà cộng đồng quan tâm thì họ có quyền lên tiếng trước những lời nói của bạn đưa lên mạng xã hội. Dĩ nhiên bạn có quyền loại bỏ người bạn đó ra khỏi FB của bạn nếu bạn không thích người phê bình hoặc bạn chấp nhận để sửa đổi hoặc không sửa đổi. Thái độ của bạn như thế nào cho những ứng xử mà sự phê bình đúng sẽ chứng minh được con người của bạn ra sao, chứng minh bạn là bạn hay bạn là bè của những người khác.

Chữ “bạn bè” có ý nghĩa rất hay mà ít ai để ý đến. Chữ “bạn” thì có hai loại: bạn thân hay bạn thường. Còn chữ “bè” thì là những người hùa theo đám đông cho nên nếu trong danh sách của họ có đến 5 ngàn bạn mà FB cho phép thì 5 ngàn người đó phần đông chỉ là bè chứ không phải là bạn. Mà nhiều người hình như thích bè nhiều hơn là bạn. Cho nên họ “hãnh diện” là mình có 5 ngàn “bè” và xem đó là thành quả hơn những người khác.

Hy vọng lá thư này cho bạn thấy được rõ câu chuyện “căn nhà của tôi” trên mạng xã hội thực sự không đơn giản như căn nhà bạn đang sống mà nó phức tạp hơn nhiều. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết lời nào đó đưa lên mạng xã hội bởi câu nói của bạn có thể hại đến người khác. Đừng lý luận đó là quyền tự do ngôn luận để biện minh cho lời nói giả dối, nguy hại đến người khác.  Tự do ngôn luận phải đi đôi với trách nhiệm và nếu không đi đôi với trách nhiệm thì bạn đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận.


    
       TTLA

Tháng 8 năm 2021
  (Việt lịch 4900)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...