Khi giàu có thì bạn sẽ... làm gì?

16 Tháng Giêng 20229:23 CH(Xem: 575)

                                 Khi Giàu Có Thì Bạn Sẽ... Làm Gì?


images



Trần Công Lân




Giàu là giấc mơ của mọi con người trong thế giới hiện nay nói chung và người Việt nói riêng. Giả sử bạn "đã" giàu (bạc triệu) thì bạn sẽ làm gì?

1. Người Việt hải ngoại

Hiện nay theo "sự hiểu biết" thì trong cộng đồng Việt đã có hàng trăm nhà triệu phú, đa số là làm ăn thương mại (nhà hàng, buôn bán bất động sản, cơ sở làm ăn trong nước, dịch vụ thương mại...) và khi đã dư giả tiền bạc sau khi trả hết nợ nhà, xe, tiền học (cho mình và cho con) thì họ đã (hay sẽ)...

A. Du lịch

Có thể trước khi bước lên hàng triệu phú thì họ đã du lịch nhiều nơi rồi. Và cũng có thể sau khi bước lên hàng triệu phú thì họ sẽ du lịch với cấp độ khác (hay đi "cruise" cũng vậy). Du lịch có thể kéo dài vì có nhiều thắng cảnh hay có nơi có thể thăm viếng nhiều lần mà không chán(?). Tuy vậy đối với dân nhà giàu thì tiền bạc vẫn vào đều đều thì có du lịch cũng chẳng hao tốn là bao.

B. Để của cho con cháu

Nhiều người khi làm giàu đều nghĩ là sẽ giúp con cháu, bảo đảm đời sống của chúng sẽ không bao giờ khổ như họ đã từng trải qua (nhất là sống dưới thời cộng sản sau 1975). Nhưng đa số đã ngỡ ngàng khi con cháu của họ lớn lên, nếu thành công thì chúng không thèm nhận (hay ngó) những gì cha mẹ muốn cho chúng. Mà nếu chúng cù lần thì có để lại bao nhiêu cho đủ vì chúng sẽ không quản lý nổi. Đây là nỗi đau khổ không thể nói ra của nhiều người Việt cao niên trên đất Mỹ. Cũng như người Mỹ đang tranh cãi về số nợ quốc gia (29 trillions) mà con cháu phải gánh nhưng lại quên đi nếu không cải thiện môi sinh, khí hậu thì con cháu họ đâu còn đất sống để trả nợ?

C. Đầu tư

"Tiền đẻ ra tiền" là quan niệm đầu tiên của họ. Cho nên từ khi bắt đầu khấm khá (dư ăn,mặc) là họ đã đầu tư thị trường chứng khoán, nhà cửa.... Và hiện nay đã cho những người Việt làm chủ các bất động sản như Trần Đình Trường, hay có từ vài căn nhà cho đến hàng chục đơn vị gia cư cho mướn. Cũng như quý vị mở dịch vụ làm đẹp cho phái nữ đã có hàng chục tiệm với lợi tức hàng chục ngàn mỗi tháng.

Chuyện "chơi hụi" để kiếm chút đỉnh lợi tức của thời đại 1980s đã qua rồi. Nếu người Việt trong nước làm ăn thành công với cộng sản để có tiền đem ra nước ngoài đầu tư thì người Việt hải ngoại cũng đem tiền về VN làm ăn. Chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình ở Âu Châu đem tiền về VN làm ăn bị cộng sản giựt rồi đi đến thưa kiện chỉ là một trong muôn ngàn vụ "đu dây với cộng sản" vì ai cũng nghĩ mình có móc nối hay tài năng qua mặt cộng sản cho đến khi vỡ mặt thì ngậm bồ hòn, bỏ chạy.

D. Khoa học-kỹ thuật

Với những người có trình độ học vấn thì giới bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư đã có người mở cơ sở y khoa, bệnh viện, hãng xưởng... thì đã có vốn vững chắc và sự đầu tư sẽ tiếp tục lan sang các địa hạt khác một cách rất kín đáo mà bạn không thể biết được.

Từ những ngành nghề tay chân, thủ công nghệ cho tới chuyên môn cao cấp thì người Việt khéo tay, kiên nhẫn, đa số có lý lịch tốt, không tội phạm, hút sách, giết người thì làm nghề nào cũng thành công. Nhưng khi đi đến cuối đường mới thấy ngỡ ngàng: để làm gì? Có thực giá trị của cuộc sống đầy gian nan, thử thách để rồi cuối cùng nhìn đống tiền trong ngân hàng không biết làm gì?

E. Gửi về VN

Đây là sự hao tổn cao nhất vì "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Bạn cứ ra những chỗ gửi tiền, hàng về VN tại các khu thương mại VN sẽ thấy tấp nập, sắp hàng dài mỗi ngày. Không lạ gì khi con số xảy ra là hàng tỷ mỹ kim (con số mấy năm trước là 18 tỷ) và dĩ nhiên nhà nước cộng sản chẳng hé môi làm gì.

F.Từ thiện

Đây là "diện" ít được chú ý nhất. Tuy rằng mỗi khi VN bị bão lụt thì cũng có người hảo tâm đứng ra tổ chức cứu trợ hay các tổ chức tôn giáo, ái hữu cũng âm thầm làm việc và con số cũng đã lên tới bạc triệu. Tuy nhiên sự nghi ngờ nhà nước cộng sản ăn có cũng làm một số người lảng tránh. Thật khó mà biện minh cho việc cứu trợ tại VN khi nhà nước còn tham nhũng kiểu tặng hàng trăm triệu cho đại học tại Anh quốc hay bộ trưởng đi ăn hàng trị giá hàng ngàn Mỹ kim trong khi dân Việt vẫn đói ăn và chết dịch. Làm chuyện từ thiện thường hay bị hỏi "tại sao không cho VN mà đi cho quốc tế" thì thường được trả lời là "VN bị cộng sản cai trị thì để nó lo, tại sao phải giúp nó ăn trên xương máu dân?"

Tuy nhiên đối với đa số không quen chuyện (từ thiện) thì thật là đau khổ. Bạn cho những kẻ đứng đường một, hai đồng thì dễ nhưng cho cả ngàn, chục ngàn (tuy rằng được trừ thuế) từ năm này qua năm khác thì cũng không phải dễ nếu bạn không tập làm quen cho từ 10, 100, 1000.... Vì chọn mặt gửi vàng cũng là cách học hỏi. Nếu bạn cho những tổ chức dỏm thì khi biết ra giới trung gian thủ lợi mà nạn nhân chẳng được là bao thì lỗi tại bạn hay tại tổ chức thiện nguyện dỏm?

G. Tứ đổ tường

Không phải chỉ là dân nhà giàu mới vướng mắc "tứ đổ tường" mà dân nghèo cũng bị. Tuy nhiên đối với dân nghèo là hy vọng "sẽ" làm giàu nhờ cờ bạc (?) còn dân nhà giàu thì khi giàu rồi mà không biết làm gì thì tìm thú giải trí -- thì có đưa đến hậu quả tán gia bại sản, hay mất mạng vì ăn trúng độc, hay chơi gái như hậu quả của sự giàu có thì có nên làm giàu hay không?

F. Tham dự chính trị

Về mặt này thì lại càng hiếm hơn là làm chuyện từ thiện. Người Việt gốc Mỹ tham dự sinh hoạt chính trị Mỹ cũng đã bắt đầu bỏ tiền ủng hộ gà nhà (Dân Chủ hay Cộng Hòa). Tuy con số không rõ bao nhiêu nhưng cũng là phải dư giả vì sự đóng góp sẽ không được trừ thuế như cho từ thiện. Các tổ chức chính trị VN cũng muốn có sự đóng góp của quần chúng nhưng cho đến nay thì chưa có tổ chức nào có thể kêu gọi quần chúng ủng hộ vì đường lối lãnh đạo còn quá yếu.

Trong cuộc chiến Nam-Bắc thì dân miền Bắc bị ép "giải phóng miền Nam" trong khi dân miền Nam thì không ý thức mối nguy hiểm của cộng sản nên rất ỡm ờ. Ai trốn lính được thì cứ trốn, ai tham nhũng thì cứ tiếp tục. Thiếu sự quyết tâm chống Cộng là yếu tố khác biệt giữa Nam Hàn và VN Cộng Hòa. Tội nghiệp cho những người lính miền Nam đã hy sinh trong tuyệt vọng suốt 20 năm. Cho đến nay, ý thức chính trị của người Việt vẫn còn mang dư âm của chế độ cũ cho dù đã sống hơn 40 năm trên đất Mỹ mà vẫn chẳng học được gì nên mới có bệnh "cuồng Trump".

Giàu có thể là có tài năng nhưng cũng có khi là số mệnh nhưng chắc chắn là nhà giàu không thể làm chính trị giỏi vì quá khứ lo làm giàu thì biết gì về "chính" với "trị"?

Bài học của thập niên 1980s đã cho thấy cộng đồng VN phải tìm lãnh đạo mới.

2. Người Việt trong nước

Hiện nay VN cũng có triệu, tỷ phú trong nước. Bỏ ra con số các đảng viên cộng sản hút máu dân để làm giàu thì con số dân Việt làm giàu dưới chế độ CS không phải ít. Bỏ qua đường lối làm ăn giữa những cá nhân này với đảng để chú trọng tới khía cạnh họ sẽ làm gì khi họ giàu.

Dĩ nhiên vì có quan hệ với đảng nên sự làm giàu của họ chịu một số điều kiện như sự ủng hộ của đảng hay một số quan chức trong đảng. Họ làm giàu để rồi…làm giàu thêm. Không có chuyện làm từ thiện vì nếu đảng không làm thì tại sao họ phải làm? Chỉ có những tổ chức, cơ quan của người Việt hải ngoại về VN làm ăn mới chịu làm từ thiện và ít bị cản trở bởi nhà nước CS.

Đa số là gửi tiền và con ra nước ngoài du học và đầu tư. Lý tưởng và dân tộc là không thể nói tới với loại người này vì họ đã là "nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi".

Nói ra bạn đừng buồn vì hiện nay vẫn có những người Việt đem gia đình ra sống tại hải ngoại theo diện thương mại (di dân) mà vẫn còn ca tụng chế độ cộng sản. Phải chăng vì họ vẫn còn cơ sở làm ăn trong nước nên phải nói vậy?

Cũng như những kẻ tị nạn đã từng chạy bán sống, bán chết nay hí hửng về thăm nhà, du lịch hưởng thụ... và khen ngợi thành quả của đảng csVN? Phải chăng vì giấc mộng làm giàu hay "nhất dạ đế vương"?

3 . Kết luận

Vậy thì giàu rồi sẽ làm gì?

Tranh luận thường dẫn tới mấu chốt: "tôi phải lo thân tôi trước khi có thể giúp người khác" đối chọi với "nếu bảo là bóc lột (hay làm ăn) xã hội để làm giàu 10 rồi mới bỏ ra 1 để cứu giúp thì đã giết chết 10 để rồi cứu 1 và gọi đó là nhân đạo?"

Vậy có thực sự gọi là từ thiện hay không?

Phe ủng hộ thì cho là "có còn hơn không".

Phe chống thì cho rằng nếu đã có tâm từ thì khi nào khởi tâm từ? Nhắm mắt làm giàu rồi mới làm từ thiện thì liệu có bù trừ được quả báo của việc Ác đã làm?

Tuy nhiên nỗi khổ của nhà giàu không chỉ ngưng ở đó. Khi về già, đi chơi không nổi, ăn không còn thấy ngon, ngủ không yên giấc, con cái không về thăm hỏi, bạn bè từ từ ra đi... và tiền bạc triệu không thể chuyển ngân sang bên kia thế giới thì càng có nhiều càng tiếc nhiều.

Rồi thiên tai, bệnh dịch lan tràn. Đối với người nghèo thì chết chẳng có gì tiếc nuối nhưng dân giàu thì căng thẳng lắm: để lại di chúc cho con cháu mà chúng không lấy thì sao? Chúng tranh chấp thì càng khổ? Cho từ thiện để tên tuổi mình còn được nhắc nhở cho hậu thế nhưng "who cares?".

Như vậy tư bản chủ nghĩa hay kinh tế thị trường cho phép con người làm giàu có phải là mục đích của cuộc sống, của một đời người hay không?

Chẳng lẽ con người sinh ra để học làm giàu và rồi chết đi để lại tài sản cho… thiên hạ trong một thế giới mà 1% giàu nắm 80% tài sản trong khi 785 triệu người trong số 7 tỷ thiếu nước sạch để uống và 2 tỷ người không có cầu tiêu để sử dụng.

Có người bảo rằng không sao hết, khi thiên tai (môi sinh, khí hậu), bệnh dịch tới thì giàu nghèo sẽ như nhau.

Cho dù có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett...đã bỏ ra hàng tỷ bạc mỗi năm để cứu trợ thiên hạ mà vẫn còn bị bôi xấu. Khi tỷ phú Elon Musk nghĩ rằng làm giàu để cứu nhân loại bằng cách đi tìm một tinh cầu mới để di dân nếu địa cầu bị đe dọa hủy diệt vì chiến tranh hay thiên tai.... Vậy thì giấc mộng làm giàu để cứu thiên hạ coi bộ quá chậm vì cứu để làm gì khi thiên hạ sống mà vẫn mơ làm giàu kiểu "sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi"?

Làm thân nhà giàu thường bị chửi là trốn thuế, làm chính trị thì bị chửi tham nhũng. Vậy thì làm dân phải sống như thế nào? Hoặc là bạn thuộc tầng lớp lãnh đạo (chính trị, kinh tế) hay là làm lớp bình dân bị trị (cho dù là chế độ dân chủ)?Người dân luôn luôn phải đấu tranh đòi hỏi quyền lợi nhưng khi chính họ trở thành giai cấp cai trị, ưu tú thì liệu có giải quyết được vấn đề họ đã tranh đấu hay chính họ lại biến thái thành những kẻ mà trước đây họ đã chống đối?

Vòng luẩn quẩn phát sinh từ cảnh đói thì đòi ăn. Ăn no thì sinh tật. Nghèo thì mơ làm giàu. Giàu rồi thì phải tiếp tục giàu hơn nữa. Con người có bao giờ ý thức rằng một khi mình có hơn nhu cầu cần thiết đã là tai họa rồi. Đòi hỏi công bằng, bình đẳng không phải chỉ là đi bầu, ứng cử, đi học... mà là nước uống, nơi cư trú, quyền được sống mà không bị đe dọa, khủng bố, kỳ thị.

Cũng như điều kiện tự do, dân chủ, có văn hóa, giáo dục của xã hội hiện nay không đủ để cảnh tỉnh loài người ý thức về môi sinh, khí hậu, thiên tai, bệnh dịch... khi giấc mơ giàu có, ăn, chơi, chiếm đoạt và sở hữu tài sản vẫn còn ngự trị trong tâm thức của con người khắp năm châu.

Vậy thì có ai tin rằng nếu chỉ sống vừa đủ nhu cầu (bình sản) thì con người sẽ có cơ may tìm ra lối thoát trước các vấn nạn kể trên?

          
        TCL

Tháng 11 năm 2021
  (Việt lịch 4900)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 2024
Tuy nhiên Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng, lại “thương mại hóa” hoạt động tôn giáo để quy kết trách nhiệm hình sự. “Trước những hiện tượng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội thời gian gần đây, liên quan đến các hoạt động mang tính chất “thị trường”, “cung - cầu” của một số cơ sở thờ tự Phật giáo ở nước ta, không ít các nhà nghiên cứu văn hóa, học giả đặt câu hỏi: trong tình hình mới, có hay không – nên hay không nên công nhận “thị trường tôn giáo”? Khi đưa vấn đề sinh tồn của tôn giáo vào “thị trường” để “vật chất hóa” vấn đề tâm linh, phải chăng nhà nước muốn kiểm soát gay gắt hơn vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
28 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
28 Tháng Ba 2024
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...