Cơ Năng Hiến Pháp Một Góc Nhìn (P15)

24 Tháng Mười Hai 20217:20 CH(Xem: 744)

                        Cơ Năng Hiến Pháp Một Góc Nhìn (P15)


index



Vũ Hoàng Anh Bốn Phương




E. 
Chính Trị Nguyên Cơ

1.  Những người sinh hoạt chính trị quốc gia ở các tầng cấp dựa vào luật pháp, vào tư cách, nhân cách để đưa lên cấp cao hơn hầu tạo ra một lực lượng chính trị vững chắc có đủ nhân phẩm, nhân cách trong việc lãnh đạo quốc gia.

2.  Những đoàn thể sinh hoạt chính trị quốc gia ở các cấp xã, hạt, huyện, tỉnh sẽ đề cử người vào Quốc Hội.

3.  Sinh hoạt của Trung Tâm Hội Nghị các cấp do sự quyết định của những đoàn thể sinh hoạt chính trị. Trung Tâm Hội Nghị chỉ là người thực thi công việc do các đoàn thể sinh hoạt chính trị giao phó. Nếu trong lúc thực thi gặp trở ngại, cần phải thay đổi điều lệ sinh hoạt của Trung Tâm Hội Nghị thì phải xin phép những đoàn thể sinh hoạt chính trị.

4.  Các đoàn thể trực tiếp sinh hoạt chính trị phải làm việc trong tinh thần chặt chẽ tôn trọng lẫn nhau, từ dưới đi lên từ trên đi xuống để thực thi chức năng của chính mình trong việc giám đốc lập pháp và lãnh đạo quốc gia cùng với quần chúng.

5.  Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị là lãnh tụ toàn quốc dân.

Ở đoạn này có thể hiểu là Trung Tâm Hội Nghị ở các cấp lập thành một Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị để có thể trao đổi, học hỏi với mục đích tạo mọi sinh hoạt của từng địa phương có thể thống nhất trên một cái nhìn tổng thể.

6.  Ý kiến của các đoàn thể trực tiếp sinh hoạt chính trị cấp xã là chính trong việc quân sự trọng đại của quốc gia.

Điều này phù hợp với việc lấy ý kiến quyết định từ cấp xã trong việc thay đổi Hiến Pháp. Xã là bộ phận nhỏ nhất của quốc gia nhưng là bộ phận sống thực của người dân. Nhiều xã hợp thành hạt, nhiều hạt hợp thành huyện, nhiều huyện hợp thành tỉnh. Hạt, huyện và tỉnh đều khởi đi là cái gốc xã, cho nên ý kiến của các tổ chức trực tiếp sinh hoạt chính trị cấp xã là ý quyết định quan trọng phải được quan tâm.

7.  Quốc Dân Trung Tâm Hội Nghị soạn thảo ra điều lệ tổ chức, sinh hoạt, chương trình hội họp của các đoàn thể trực tiếp sinh hoạt chính trị và được sự biểu quyết của trong buổi hội nghị quốc gia của tất cả các đoàn thể trực tiếp sinh hoạt chính trị ở các cấp trước khi đem áp dụng vào thực tế.

Tính dân chủ trong Cơ  Năng Hiến Pháp

Nhìn vào hình thức chọn người vào các cấp lãnh đạo của Cơ Năng Hiến Pháp của cơ chế Duy Dân, ngoài chức vụ Quốc Trưởng, do Quốc Hội đề cử ba người và được toàn dân bỏ phiếu để bầu ra vị Quốc Trưởng. Tất cả các vị trí lãnh đạo khác hoàn toàn không có sự tham dự bằng lá phiếu của người dân.

Phải chăng vì không có sự tham dự bằng lá phiếu của người dân thì tính dân chủ trong Cơ Năng Hiến Pháp đã không có? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần phải nhìn dân chủ ở một dạng tổng thể, một góc nhìn của Duy Dân chứ không phải cái nhìn dân chủ qua lá phiếu của người dân. Thực tế bầu cử qua lá phiếu của người dân ở Hoa Kỳ, nghe rất là dân chủ nhưng khi được bầu vào vị thế lãnh đạo, cá nhân đó đổi đảng và bỏ phiếu đi ngược lại nguyện vọng của người dân thì người dân chẳng làm được gì ngoài chuyện chờ hết nhiệm kỳ để đổi người khác. Vậy thì “dân chủ” ở Mỹ qua bầu phiếu cũng chỉ là hình thức chứ người dân hoàn toàn không có tiếng nói, không có một cơ quan nào để dựa vào đó đấu tranh cho quyền lợi của chính người dân. Ngay cả những vụ vận động để thay đổi thống đốc cũng là vì tinh thần đảng tính mà vụ xin chữ ký để thay đổi thống đốc tiểu bang California xảy ra ba lần, vừa tốn tiền của dân và tạo sự thiếu niềm tin từ giới cầm quyền.

Dân chủ dưới cơ chế Duy Dân là mỗi cá nhân sống trong quốc gia tự làm chủ được bản thân của mình trên mọi lãnh vực để phụ giúp mọi người thực hiện chuyện thiết kế và chấp hành nhân sinh. Người dân không có khả năng thiết kế thì sẽ không làm chuyện thiết kế nhưng sẽ thực hiện chuyện chấp hành trong cuộc sống cộng đồng với tinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể. Dân chủ chính là đặt mình vào đúng vị trí trong xã hội để bộ máy xã hội chạy không bị trục trặc. Những người dân quan tâm đến chính trị hiểu theo nghĩa thiết kế và chấp hành nhân sinh thì sẽ tham gia vào các hoạt động của tổ chức xã hội, từ đó sẽ có những quyết định trực tiếp hay gián tiếp trong việc chọn người nằm trong vị trí lãnh đạo quốc gia ở các cấp tầng của đất nước. Tính tự chủ được đặt ra trong phần đầu của Cơ Năng Hiến Pháp được gọi là Duy Nhân Cương Thường. Đây chính là điểm chính của tinh thần Dân Chủ và là nền tảng của tinh thần Dân Chủ chứ không phải dân chủ thể hiện qua lá phiếu.

Khi mỗi người đạt được tính tự chủ thì sẽ đặt đúng vị trí trong bộ máy của quốc gia để cùng nhau thực hiện thiết kế và chấp hành nhân sinh trong một tinh thần Duy Dân. Và trong Cơ Năng Hiến Pháp đó, nếu người lãnh đạo có những quyết định sai lầm, người dân có hai cơ quan (Kê Sát Viện và Phê Phán Công Đường) để điều chỉnh những sai lầm đó, cho dù Tòa Án Tối Cao có quyết định sai lầm thì người dân vẫn có cơ hội để thay đổi quyết định của Tòa Án Tối Cao. Cho nên thiếu sự tham dự của người dân bằng lá phiếu không có nghĩa là Cơ Năng Hiến Pháp không có tinh thần dân chủ. Chưa kể bầu phiếu tạo ra nhiều chi phí không cần thiết.

Câu hỏi đặt ra là nếu những người được chọn vào cơ cấu cầm quyền dù ở cấp nào phải có tiêu chuẩn đặt ra thì người dân bỏ phiếu hay không bỏ phiếu có gì khác biệt? Nếu có khác biệt thì là chi phí tài lực và nhân lực bỏ vào trong việc tổ chức bầu phiếu. Còn lá phiếu của người dân chọn ai cũng như sự lựa chọn giao cho một cá nhân nào đó, đều giống nhau bởi những người đã được đề cử có đủ tiêu chuẩn đạo đức, tài, khả năng và một số tiêu chuẩn khác.

Nếu thế hệ tương lai thấy rằng chuyện bầu phiếu của người dân là cần thiết như chức vụ của Quốc Trưởng thì có thể thực hiện điều này cho những chức vụ khác và cần phải có luật lệ rõ ràng để tránh tình trạng tranh cử mà người có tiền, hoặc công ty có tiền bỏ vào để vận động cho ai đó như tình trạng ở Hoa Kỳ, tạo ra sân chơi không công bằng vì người có tiền sẽ quảng cáo mạnh hơn.

Những thiếu sót trong Cơ Năng Hiến Pháp

Qua đề nghị của LĐA, những đề nghị mang tính cơ bản để tạo ra một hình thức Đan Quyền trong Cơ Năng Hiến Pháp, vẫn có những thiếu sót mà người diễn giải xin đóng góp ý kiến và hy vọng thế hệ tương lai đem vào trong Cơ Năng Hiến Pháp.

(1)       Cần phải có một cơ chế tự kiểm soát trong mỗi cơ quan của Chính Trị và Hành Chính Tổng Cơ. Cơ chế này tiếng Anh gọi là General Inspector và người lãnh đạo cơ chế này có thể do Quốc Hội đề nghị và không được quyền đuổi người lãnh đạo ngoại trừ vi phạm luật mà Phê Phán Công Đường hoặc Kê Sát Viện luận tội để phải bãi nhiệm chức vụ. Cơ chế làm việc độc lập để tự kiểm soát những người trong Chính Trị và Hành Chánh Tổng Cơ nhằm tránh chuyện lạm dụng quyền hành cho quyền lợi của cá nhân về tài chính hay quyền lực. Nếu chọn phương pháp này thì trong Cơ  Năng Hiến Pháp cần phải ghi rõ trách nhiệm của cơ chế này, còn thời gian phục vụ thì có thể đặt ra nếu thấy cần thiết. Hoặc cơ chế này có thể nằm bên trong của các cơ quan qua hình thức là một ủy ban chứ không cần một cơ quan đặc biệt giống như internal affair của sở cảnh sát. 

(2)  Để tránh tình trạng thưa kiện kéo dài thời gian, qua những lý lẽ của luật sư chẻ cọng tóc ra làm 10 để phá luật, cần phải ghi rõ bất cứ vị trí lãnh đạo nào của quốc gia, ở các cấp, mà cá nhân lãnh đạo lợi dụng chức quyền để đạt lợi nhuận về tài chính hoặc quyền lực cho bản thân, gia đình, họ hàng với bằng chứng rõ ràng thì bị đuổi ra khỏi chức vụ lãnh đạo nếu cá nhân đó vẫn tiếp tục bám quyền hành.

(3) Bất cứ sự xung khắc nào giữa các viện, hoặc giữa Quốc Trưởng và Quốc Hội trong việc thông qua luật pháp, Phê Phán Công Đường sẽ tham dự vào việc giải quyết xung khắc đó. Không thể nào để sự xung khắc này làm trì hoãn những luật lệ cần phải có trong việc thiết kế và chấp hành nhân sinh.

(4) Nếu thế hệ tương lai lựa chọn một Cơ Năng Hiến Pháp khác, thì cần phải lưu lý về chuyện hứa hẹn của các ứng cử viên khi ra tranh cử. Nếu hứa hẹn làm điều A nhưng không làm thì giải quyết ra sao? Nếu hứa hẹn làm điều A nhưng khi đắc cử làm điều B thì sự trừng phạt là gì? Nếu một người lãnh đạo nói láo thì sự trừng phạt là gì hay vẫn để tiếp tục nói dối như hình ảnh đại diện dân cử của Hoa Kỳ?

(5) Quân đội mục đích để bảo vệ lãnh thổ chống lại sự xâm lăng của nước ngoài chứ không phải là để các lãnh đạo dùng quân đội nắm giữ quyền lực bằng cách trấn áp các lực lượng khác trong quốc gia. Cho nên bất cứ ai trong quân đội thực hiện đảo chính, đàn áp các lực lượng khác trong nước thì sẽ bị tử hình vì đó là phản quốc, phản nền Nhân Chủ Dân Chủ trong một cơ chế Duy Dân. Điều này cần phải ghi rõ trong Cơ Năng Hiến Pháp để tránh chuyện luật sư chẻ cọng tóc thành 10.

(6) Cần phải có luật thưởng cho những ai tố cáo những sai lầm của lãnh đạo và khi ai đó tố cáo, làm nhân chứng thì sẽ được luật pháp bảo vệ chứ không phải bị trừng phạt mà dưới thời đại của Trump, một vị sĩ quan trong quân đội làm việc tại Dinh Tổng Thống, ông Alexander Vindman, làm nhân chứng cho vụ đàn hạch lần đầu tiên của Quốc Hội. Điều này phải ghi rõ trong Cơ Năng Hiến Pháp để tạo cơ hội tố giác xảy ra sớm hơn thay vì sợ trả thù và im lặng

(7) Cần có trưng cầu dân ý khi mà sự kiện xảy ra mà ngay cả trong các cơ cấu chính quyền không giải quyết được mà cần có sự đóng góp ý kiến của toàn dân. Đây là vấn đề thế hệ tương lai cần tìm hiểu và giải quyết cho bản Cơ Năng Hiến Pháp được hoàn hảo.


     VHABP

Tháng 8 năm 2021
 (Việt lịch 4900)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
28 Tháng Ba 2023
Dọc đường Trần Hưng Đạo có nhiều chung cư cũ được xây từ trước 1975. Trước kia chúng là những ngôi nhà to rộng, cao ráo, thoáng đãng, nằm ngay trong trung tâm thành phố nhộn nhịp nên giá bán không rẻ. Thành phố càng phát triển, trung tâm ngày càng đông đúc sầm uất, việc buôn bán kinh doanh hay sinh sống của những người dân ở đó cũng theo đó thuận lợi hơn. Giá đất thì khỏi nói, nó tăng phi mã. Đó chính là tài sản, vốn liếng lớn của những người chủ sở hữu nhà, đất ở đó.
25 Tháng Ba 2023
Tại VN đảng chỉ mong có một thứ tôn giáo duy nhất là “Đạo Đảng”, phải nói rõ là đạo đảng chứ không phải “Đạo hồ, đạo Hẹ” gì cả. Trước đây cũng có mấy tên cơ hội đem hình ảnh tên hồ ra làm màu để khai sinh ra cái đạo Hoàng Thiên Long, trong đó bọn chúng sao chép, xuyên tạc giáo lý Đạo Phật thành Đạo hồ, thế nhưng như đã nói đảng cs làm sao mà cho phép khi đạo này lôi kéo được tín đồ và ẳm bộn bạc, cho nên chỉ sau một thời gian thì Đạo hồ bị giật sập và chìm vào dĩ vãng, chỉ còn một loại đạo hiện diện, thường trực, thường xuyên là đạo đảng mà người dân trong nước bắt buộc phải nghe theo hàng ngày, phải tin theo những gì đảng nói...
24 Tháng Ba 2023
Vì vậy, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) đã đưa tin ngày 03/05/2022: “Trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí năm 2022, Việt Nam xếp hạng 174, ngay dưới Cuba (173) và trên Trung Quốc (175), hai quốc gia cùng do Đảng Cộng sản cầm quyền như Việt Nam. Với vị trí này, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước, trong bối cảnh mà RSF, tổ chức Ký giả không biên giới có trụ sở ở Paris, nhận định rằng các nền dân chủ trên toàn cầu bị suy yếu trong sự trỗi dậy của các thể chế độc tài.” “Dù tiến hơn một bậc so với những năm trước đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới, tức danh sách đỏ của bảng Chỉ số, gồm những nước có tình hình báo chí “rất tồi tệ”, với Triều Tiên đứng cuối bảng (180).”
22 Tháng Ba 2023
Cái trò này cũng như khi thằng tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ làm thua lỗ vụ AGV hàng ngàn tỷ đồng nhưng được thằng anh thái giám Phạm Nhật Vượn vào lạy lục van xin tên TBT Nguyễn Phú Trọng tha chết, sau đó bọn chúng làm lên một luận điệu là Phật Tử, Hội Phụ Huynh Học Sinh, có đơn xin giảm án cho tên Vũ, cuối cùng nó chỉ ở tù có vài ba năm là được ra sống sung sống sướng! Đó chính là nét đặc thù của một quốc gia độc tài, theo đó dù có phạm tội tày đình thì cũng hóa vô tội, còn người vô tội mà bọn chúng muốn diệt trừ thì đủ lý do mà có tội. Đó cũng là lý do vì sao mà đảng csVN e sợ tiến trình đa đảng phái, vì nếu có đảng đối lập cùng...
16 Tháng Ba 2023
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm. Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
16 Tháng Ba 2023
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
15 Tháng Ba 2023
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
13 Tháng Ba 2023
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
12 Tháng Ba 2023
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
11 Tháng Ba 2023
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.