Những đám tang không người đưa tiễn

10 Tháng Tám 202110:02 CH(Xem: 701)

                NHỮNG ĐÁM TANG KHÔNG NGƯỜI ĐƯA TIỄN

NhungDamTang1



Phạm Thanh Nghiên 





Dì Ba, em kế của má chồng tôi qua đời hai tuần trước. Hôm nhận được hung tin, hai vợ chồng tôi thảng thốt, và buồn. Nói thừa, người thân qua đời, ai chả buồn. Nhưng nỗi buồn thời phong toả, khác lắm. Tê tái, đeo đẳng mãi.
Không nghe thấy tiếng khóc, nhưng tôi vẫn cảm nhận được cơn rầu rĩ, nét bần thần của con trai dì Ba lúc nói chuyện qua điện thoại:
- Má em bị mệt mấy hôm thì đi. May quá, không phải covid chị ạ. 
Chết mà vẫn... may. Sao lại có thứ nghịch lý trớ trêu như thế. Nhưng đúng là may thật. Cả xóm nhà dì Ba bị “giăng dây” suốt từ hôm 10/7 đến giờ là tròn 1 tháng, đã được thả đâu. Trước hôm dì Ba mất hai ngày, cả nhà đã làm xét nghiệm, không ai “dính” covid cả. Dì lớn tuổi, đến khi phải về cõi, thì đi. Vậy thôi.
Nếu dì Ba chết vì covid, người ta đã đến khuân xác đi, chẳng được để ở nhà. Nhưng người chết thì quan tâm gì đến chuyện may rủi. Cốt nhẹ phận mình, giũ bỏ được cái cuộc đời trầm luân này, là vui rồi. Cái chính là cho kẻ sống. Cả nhà vẫn còn tám người gồm cha con cậu Tâm, dì Út, hai con trai, con dâu và cháu nội của dì Ba sống chung với nhau trong một căn nhà chật chội. Trước mắt cứ thoát cảnh phải dắt díu nhau đi đến các khu cách ly tập trung là tốt rồi. Ai cũng sợ phải đánh cược với tính mạng mình bằng sự may rủi. Rồi thì mọi chi phí, từ cỗ quan tài cho đến tiền hỏa táng, chuyến xe đò tiễn đưa dì lần cuối, đều do nhà Chùa chi trả. Gia đình không phải mất đồng nào. Với lại cũng chẳng có tiền mà lo. Lỡ nhà Chùa không giúp, chắc phải đi vay mượn. Thời buổi khó khăn thế này, vay mượn ở đâu. 
Dì Ba có hai người con trai đều hiếu thuận, thương yêu nhau hiếm thấy. Cậu con trai thứ hai đã lập gia đình và có hai con. Hơn mười năm trước, Trung làm chủ thầu xây dựng, thu nhập cũng khá. Không những lo được cho má, đủ nuôi vợ con, mà còn giúp đỡ người này người kia lúc khó khăn, hoạn nạn. Đùng một cái Trung mắc bệnh, hai mắt gần như mù hẳn. Thương em, thương cháu, Tân quyết định không lập gia đình nữa, ở vậy nuôi mẹ, đỡ đần cho em. Từ khi Trung mắc bệnh, mọi chi phí, sinh hoạt hàng ngày đều trông chờ vào đồng lương còm cõi của Tân và của vợ Trung. Cuộc sống khó khăn suốt từ đầu năm ngoái khi cơn đại dịch ập đến, nay trở nên kiệt quệ vì lệnh phong tỏa. Nhưng có lẽ Trời thương, nên dì Ba ra đi nhẹ nhàng, con cái cũng không phải chạy vạy tiền nong để lo hậu sự. Coi như một sự bù đắp cho cuộc đời khổ cực của dì. Và phần thưởng vì sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của các con dì.
Buổi tối trước hôm đưa dì Ba đi hỏa táng, nhân viên Trại hòm gọi điện thoại hỏi: 
- Nhà cần mấy chiếc khăn tang để chúng tôi chuẩn bị?
Tân trả lời: 
- Anh mang giúp ba cái thôi, hai cho con trai, một cho cháu nội.
Sáng sớm hôm sau, dì Ba được đưa đi. Tính cả mấy chú khiêng quan tài, đám tang vỏn vẹn khoảng chục người. Thằng Sâm đầu đội khăn tang, bê bát nhang của bà nội đi trước. Bác Tân dắt ba nó đi theo sau, lần mò từng bước, chậm hơn cả tiếng thở dài. Người chết không có di ảnh. Thành phố bị phong tỏa, không còn cửa tiệm nào làm việc. Vả lại, khu nhà dì Ba bị giăng dây, chẳng thể ra ngoài mà trông cậy ai làm cho tấm hình thờ. Con hẻm chật chội thường ngày kẻ ra người vào va quệt vào nhau, bữa nay rộng hẳn. Thế lại đỡ cực cho mấy người khiêng hòm. Hàng xóm đóng cửa cố thủ trong nhà. Chiếc quan tài lầm lũi đi, không thấy cánh tay nào giơ lên dù là qua khe cửa, vẫy chào tiễn biệt người quá cố.
Đến cổng lò thiêu, xe dừng lại. Anh em nhà Tân, Trung vái má lần cuối rồi ra về. Bây giờ dì Ba phải nằm một mình trong chiếc quan tài và chờ đợi. Đông người chết quá, không biết bao giờ mới đến lượt dì. 
Sinh thời, dì Ba có tâm nguyện sau khi chết sẽ được hỏa thiêu, tro cốt đem rải xuống sông cho mát mẻ. Lẽ thường, nhận tro cốt xong cũng phải rước má về nhà thờ cúng ít hôm cho phải đạo. Nhưng do việc đi lại bị cấm đoán, xin xỏ khó khăn nên từ khu lò thiêu, Tân ôm hũ tro của mẹ rải ra sông rồi mới về nhà. Thế cũng xong một kiếp người...
Đám tang anh P cũng vậy, buồn thắt ruột. Thì cũng như đám của dì Ba, tính cả đội ngũ khiêng quan tài, đâu khoảng chục người. Hơn được tấm di ảnh để thiên hạ biết người chết là ai. Gớm, lôi “thiên hạ” vào để tự vỗ về nhau, cho dịu bớt cái nghịch cảnh chia cắt, cái thân phận bị trói buộc của mình, của người trong thời đại dịch. Khu xóm đạo nhà anh P không bị phong toả, một vài người hàng xóm thò đầu ngó ra cửa, ngậm ngùi nhìn theo chiếc quan tài đi ngang qua, miệng thì thầm lời kinh cầu nguyện.
Những ngày cuối cùng của anh P là một cuộc đợi chờ mòn mỏi, vô vọng. Căn bệnh ung thư bòn rút hết da thịt anh, đến nỗi hai hốc mắt như bị kéo rộng ra, sâu hoăm hoắm trên gương mặt chỉ còn ngổn ngang xương xảu. Chưa được gặp vợ chồng người em trai út, anh không nhắm mắt được. Cơn hấp hối cứ kéo dài mãi, làm đau cả người sống lẫn người sắp chết. Tiếng gọi “Tí ơi” đầy thân thương thuở nào hồi hai anh em còn nhỏ dại, giờ lịm dần, lịm dần rồi tắt hẳn trên khóe môi người đàn ông nay đã ngoài 50 tuổi. Vợ chồng “thằng Tí” không ở đâu xa, chỉ cách đó vài cây số mà không về được. Khi người ta nhân danh lệnh phong tỏa, giãn cách để kết luận “bánh mì không phải lương thực”, khi bác sĩ nhận lệnh điều động của nhà cầm quyền thành phố đi tiêm vaccine cho dân bị ách lại tại trạm kiểm soát với lý do “chỉ thị 16 không cần y tế” thì việc về thăm người thân đang hấp hối liệu có được chấp thuận?
Dẫu sao, dì Ba, anh P cũng được chết ở nhà, có người thân đưa tiễn. Đỡ tủi. Nhiều cảnh còn thảm thương, bi đát gấp bội lần. Hôm nay, tôi “được” (chữ “được” phải bỏ vào ngoặc kép) xem một đoạn video ghi lại cảnh người ta đang chuẩn bị đưa thi thể của một người chết vì covid-19 vào quan tài. Không biết người chết là nam hay nữ, nhưng được bọc kín trong tấm vải liệm màu vàng. Khoảng giây thứ 18 đến 20, cánh tay phải của người nằm trong tấm vải liệm cử động. Trang web của Sài Gòn Nhỏ đăng đoạn video kèm lời bình luận của Thanh Hieu Bui như sau “Những người ở ngoài bận rộn với việc đưa xác lên xe tải để chuyển đi tới lò thiêu nên không để ý, người quay video cũng không chú ý đến cử động này. Có thể người này chưa chết hẳn, nhưng đã bị liệm rồi mang đi cho kịp chuyến xe”. Chắc là thế thật, vì trên xe còn một chiếc quan tài nữa đang đợi. Đoạn video chỉ vài chục giây kèm lời mô tả, bình luận ngắn gọn hẳn đã khiến người xem rùng mình, kinh hãi và xót xa.
Tại các khu cách ly tập trung, nhiều bệnh nhân covid-19 không bao giờ còn có cơ hội được trở về. Hoặc phải về nhà trong những bình tro không biết có phải là của mình không nữa. Trước khi chết, họ phải vật lộn với sự đau đớn, sợ hãi, tuyệt vọng và nỗi cô đơn tận cùng. Còn gì kinh khủng hơn khi cảm nhận được cái chết đang đến với mình, với người xung quanh mình. Mỗi ngày, người ta lại chứng kiến nhiều hơn hình ảnh các thi thể bị bó trong bao nilong, những chuyến xe ô-tô chở 4,5 quan tài nối thành hàng dài đến các lò thiêu mà khiến bao người bị ám ảnh. Những cái chết như thế, làm gì có đám tang. Mà có, chắc chẳng ai đưa tiễn.
Ôi! Sài Gòn nhuốm màu đau thương. Sài Gòn vương mùi tử khí.
 
   Sài Gòn 10/8/2021.
          PTN

- Hình từ bài chủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 2023
Cái trò này cũng như khi thằng tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ làm thua lỗ vụ AGV hàng ngàn tỷ đồng nhưng được thằng anh thái giám Phạm Nhật Vượn vào lạy lục van xin tên TBT Nguyễn Phú Trọng tha chết, sau đó bọn chúng làm lên một luận điệu là Phật Tử, Hội Phụ Huynh Học Sinh, có đơn xin giảm án cho tên Vũ, cuối cùng nó chỉ ở tù có vài ba năm là được ra sống sung sống sướng! Đó chính là nét đặc thù của một quốc gia độc tài, theo đó dù có phạm tội tày đình thì cũng hóa vô tội, còn người vô tội mà bọn chúng muốn diệt trừ thì đủ lý do mà có tội. Đó cũng là lý do vì sao mà đảng csVN e sợ tiến trình đa đảng phái, vì nếu có đảng đối lập cùng...
16 Tháng Ba 2023
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm. Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
16 Tháng Ba 2023
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
15 Tháng Ba 2023
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
13 Tháng Ba 2023
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
12 Tháng Ba 2023
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
11 Tháng Ba 2023
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
09 Tháng Ba 2023
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
06 Tháng Ba 2023
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
04 Tháng Ba 2023
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...