Phong trào Duy Tân là cuộc vận động dân chủ đầu tiên trên đất nước Việt Nam. Trong nỗ lực của các bậc tiền bối như Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp... trong đó, có một đòi hỏi chính và quan trọng nhất là mở trường dạy học hiện đại. Thời bấy giờ tiếng Pháp và tiếng Hán dạy ở trường thì các Cụ đòi hỏi phải dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.
Trường Đại học Duy Tân ở Đà Nẵng là một trường tư thục có thể nói là đầu tiền ở Việt Nam lấy ý nghĩa Duy Tân như muốn nói cần cải cách giáo dục.
Nhưng sau trình hoạt động, trường này gần như bị tha hoá về bản chất một trường giáo dục mà đã trở nên như một đám buôn chữ.
Nhiều năm trở lại đây trường này bị tố cáo nhiều sai phạm vì sa thải một cách trái luật và trái đạo lý với những giảng viên có tâm huyết. Nó gần như thể hiện một Công ty buôn gian lận và dối trá, vì sản phẩm của trường này cho ra đa số là đám sinh viên bị tẩy não.
Trường này mượn ý nghĩa Duy Tân đã làm ô uế thanh danh của các vị tiền nhân đặt nền móng khai dân trí.
Việc Cô Thơ suốt 20 năm công tác, mặc dù ở trong đám bùn lầy nhưng không hề hôi tanh. Khi chứng kiến dòng người di tản trong Nam chạy về 1500km, người đi bộ kẻ đạp xe, lòng ai cũng thấy đau xót cho những phận đời thân cô thế cô, lịch sử Việt Nam trải qua những cuộc di tản, nhưng đây, năm 2021, khi chữ Tự Do và Quyền bình đẳng được phổ quát và đề cao hơn bao giờ hết, thấy buồn thấy nhục so với các quốc gia dân chủ khác thì cô nói ra. Thế mà đám buôn chữ nó không chút mảy may ký đuổi là đuổi, tất nhiên cô đã đệ đơn nghỉ trước đó.
Một trường mà ban quản trị coi trọng lợi nhuận mà không xem chất lượng là thứ cần thì con em chúng ta sẽ học được gì trong cái đám buôn chữ đó?
Một trường mà dạy sai sự thật, sợ sự thật và bắt SV phải nghe một chiều, muốn SV như một con robot thì ta hi vọng gì con em ta sẽ có ích cho xã hội cho đất nước?
Trường này thu tiền tương đối cao, nhưng chất lượng thì hầu như không có, mà lại đối xử với một cô giáo tốt như thế còn chờ gì nữa mà không tẩy chay?
Tẩy chay đám buôn chữ này vì danh dự của sinh viên vì danh dự của người tử tế và vì cả các tiền nhân trong phong trào Duy Tân.
Trường này nên đổi tên là công ty Cổ phần buôn chữ đi, cho đúng với bản chất chứ mượn danh để làm ô uế thanh danh các Cụ, tội lỗi thay!
Tất nhiên, tôi sẽ nghiêm cấm con em trong gia đình tôi hay bạn bè bước vào công ty buôn chữ này, vì nó không xứng đáng để tìm tương lai trong cái công ty mắc dịch này.
Nội dung chính sách “học tập cải tạo” của CSVN cho thành phần cựu công nhân viên chức và lính của VNCH cũng có thể là một ác chiến tranh. Nhưng người “học tập cải tạo” đã bị đối xử như tù khổ sai và biệt xứ trong rất nhiều năm. Nhũng người này đã bị giam giữ một cách tùy tiện, không thông qua bất kỳ một bản án của một tòa án nào. Ngoài ra chính sách “tẩy não”, không chỉ cho tập thể quân nhân công chức VNCH cũ, mà mở rộng ra toàn thể dân chúng VNCH cũng là một tội ác chiến tranh.
Không biết nhân viên tên Sơn đã dựa vào công văn hay chỉ thị nào mà dám phát ngôn theo kiểu độc tài như thế! Nếu có một văn bản hành chính nào có quy định như vậy thì tôi rất quan ngại về vấn đề tự do ngôn luận, văn bản ấy đang biến người Chăm thành kẻ câm trong việc quảng bá di sản tổ tiên mình đến với bạn bè trong và ngoài nước. Văn bản ấy, vô tình tước đi quyền tham gia và thụ hưởng văn hoá của người Chăm trên di sản tổ tiên mình. Cũng xin hỏi nhân viên tên Sơn trên tháp Po Ina Nagar rằng, văn hoá và lịch sử Chăm nó rộng và rất bao la, anh dựa vào nghiên cứu nào để làm chuẩn và cấm người Chăm kể về văn hoá mình...
Từ ngày bỏ làng bản rồi bỏ nước ra đi, Lầu Y Tòng cũng không dám liên lạc về nhà nhiều vì sợ gây phiền hà cho người nhà, nhất là sợ công an theo dõi rồi có thể tìm cách bắt chị về nước. Chỉ có mỗi cô em đang sống cùng gia đình ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là có người chồng tương đối dễ tính nên chị còn có thể thi thoảng liên lạc. Chị nhớ con quay quắt và buồn rầu khi nghĩ đến tương lai. Câu chuyện của Lầu Y Tòng vì tin Chúa, không từ bỏ đạo mà bị đàn áp phải rời bỏ quê hương cho tới cuộc sống bấp bênh, khắc khoải chờ đợi ở Thái Lan – buồn thay không phải là hiếm hoi. Có hàng ngàn người Việt – trong đó đa số là....
Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ của ông Dũng cho biết vào ngày 10/3, bà nhận được văn bản triệu tập của toà án trong đó bà có vai trò của người làm chứng trong phiên toà sắp tới. Ông Dũng, 65 tuổi, người thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, bị bắt vào ngày 21/5/2022. Ông bị biệt giam không được gặp người thân kể từ khi bị bắt tới nay. Vào ngày 03/3, ông được gặp luật sư Ngô Anh Tuấn lần đầu tiên để chuẩn bị cho việc bào chữa trong phiên toà sắp tới. Bà Hợp chỉ được tiếp tế cho chồng hàng tháng. Đầu tháng qua, bà đi cùng luật sư đến Trại tạm giam số 1 nơi ông Dũng đang bị giam giữ nhưng bà không được gặp chồng.
Là một Con Người nghĩa là đứa trẻ phải được tôn trọng. Tôn trọng là đòi hỏi căn bản và cũng là cao nhất trong mối quan hệ này. Vì sao lại là tôn trọng? Bởi tình yêu thương con cái là một bản năng mà tạo hóa phú cho muôn loài. Con chó cũng yêu con, yêu đến liều mạng và sẵn sàng chết để bảo vệ những đứa con. Con người không cao hơn con vật ở phương diện này, chỉ có sự tôn trọng mới làm cho người thành người. Cho nên, chớ nhân danh tình yêu con cái để biện minh cho bất kỳ điều gì.
Ba tù nhân chính trị bị giam trong một phòng có kích thước 3,5 mét x 7 mét, phòng nhỏ hơn thì giam hai người. Họ chỉ được đi lại trong phòng giam này và một khoảng sân bé ở mỗi buồng giam. Chỉ những người nhận tội mới được đi ra khu vực rộng trong khu giam giữ tù chính trị, nơi họ có thể tập thể dục hay trồng rau để cải thiện cuộc sống, ông Cương cho biết. Theo quy định về giam giữ tù nhân, tù nhân được quyền cấp giấy bút để học tập, tuy nhiên thực tế Trại giam Xuân Lộc không thực hiện, ông bổ sung. Ông và nhiều anh em tù chính trị đã đấu tranh đòi trại giam cải thiện điều kiện giam giữ nhưng cho đến nay trại giam không thay đổi gì...
Trong nhiều năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một thảm kịch mới tại VN, đó là sự hao mòn của một nền tảng của đất nước, cây rừng bị chặn phá để xuất khẩu tống tháo để lấy ngoại tệ, rừng đầu nguồn chiến lược thì cho Trung Quốc thuê, bờ biển thì ô nhiểm, đất nước trở nên cằn cỗi, đất nước không những bị hủy hoại còn đem bán, rất có nhiều vùng vùng đất có giá trị kinh tế chiến lược đã bị những nhà đầu tư Trung Quốc mua mất.
Chế độ độc tài tại VN luôn làm cho xã hội bất ổn, phân biệt khoảng cách giàu nghèo quá rõ rệt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, vật giá leo thang không ngừng, những nạn trộm cắp hoành hành công khai, nghiện ngập...
Để tạo ra những bằng chứng ngụy tạo nhằm bắt giữ, thủ tiêu những người bất đồng chính kiến, đảng csVN đã từng dựng nên những tội danh mơ hồ, những cụm từ húy kỵ, những bóng ma làm cho người dân sợ hãi, từ đó né tránh chuyện chính trị dù rằng đó là chính trị của chính đất nước mình. Khi còn miền bắc XHCN đảng đã dùng những danh xưng xét lại, đấu tố, cường hào, địa chủ để vu oan và giết hại nhiều người nhằm tạo ra một xã hội lặng câm và tuân phục. Sau khi dùng vũ khí ngoại bang cưỡng chiếm được miền nam Việt Nam, đảng đã dựng nên những cụm từ Mỹ - Ngụy, CIA để giam giữ và giết chết nhiều người...
Chính phủ thực thi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt trên không gian trực tuyến. Mặc dù không làm gián đoạn kết nối hoặc chặn các máy chủ của Facebook như trước, nhưng đất nước độc đảng này vẫn tiếp tục yêu cầu các công ty xóa nội dung bất lợi cho nhà cầm quyền; đồng thời áp đặt các bản án hình sự hà khắc đối với các hành vi bày tỏ chính kiến trực tuyến. Đợt bùng phát dịch COVID-19 vào cuối năm 2021 là một cái cớ để Chính quyền Hà Nội mở rộng quyền kiểm soát đối với các nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
Ngày 09/3, Ban Tôn giáo Chính phủ lần đầu tiên công bố sách trắng "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam" với lời khẳng định “ở Việt Nam không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo; không có mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo” và “Người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng chung sống hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.” Sách trắng cũng khẳng định các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo: "Không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm.”
Tham nhũng, hối lộ, nói chung kiếm tiền bằng những phương tiện bất chính trong phạm vi, quyền hạn của mình đều là tội hình sự, không riêng gì tại VN mà cả thế giới đều cùng chung quan điểm.
Nay theo quan khỉ này thì chỉ cần nạp tiền, khắc phục hậu quả là chuyển tội danh từ hình sự sang dân sự và chỉ cần bồi thường là xong, điều này sẽ đem lại một lổ hỗng lớn cho nghành tư pháp cs. Nó sẽ là những chiếc lổ để những con lạc đà chui qua lổ kim. Không có cán bộ nào ngu đến nỗi phạm tội mà không vụ lợi cả, đó chỉ là một mệnh đề bào chữa rẻ tiền của tên Lê Minh Trí nhằm tạo ra một loại luật mới để nhận hối lộ và tha cho những tên quan tham làm nghèo đất nước.
Cộng sản Việt Nam bắt chước Nga đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh, mà viết theo kiểu Nga là… Hochiminhgrad. Trong thành phố đó bây giờ vẫn còn một con đường mang tên Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn tưởng tượng. Tác giả đẻ ra “Liệt sĩ Lê Văn Tám” là Trần Huy Liệu, trước khi chết đã thú nhận mình sáng tác ra câu chuyện liệt sĩ này chỉ cốt để tuyên truyền. Nhưng đảng Cộng sản không dám xóa bỏ tên con đường Lê Văn Tám. Họ không dám thú nhận lịch sử do họ viết đầy những chuyện gian dối như thế.
Làm cách mạng dân chủ cần có những con người dám hy sinh cho lý tưởng của mình, dám nằm gai nếm mật như Ngô Phù Sai năm xưa, dám chịu nhục như Hàn Tín lòn trôn giữa chợ để rồi sau đó đạt được mục đích cuối cùng, và nếu nói rằng mình tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam thì mình bắt buộc phải là một con người dân chủ. Con người dân chủ khi hành động bất cứ một công việc gì đều phải biết lắng nghe dù đó là ý kiến nhỏ nhất của những con người thấp nhất, phải biết bàn bạc cùng những người đồng chí hướng với mình để tìm ra một giải pháp tối ưu chứ không thể dùng cái quyền của mình để phủ quyết ý kiến của mọi người
Tại sao dư luận trong và ngoài nước lại xôn xao như vậy? Trước khi trả lời câu hỏi nêu trên, chúng ta cần duyệt lại sự kiện tổng quát liên hệ đến vụ việc. Đó là 2 nhân vật này này tố cáo trước công luận là người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi và danh dự của người kia. Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
Thay mặt Phúc gửi lời chúc Tết Nguyên Đán tới toàn dân, ông Trọng bảo đảm với gần 100 triệu đồng bào rằng, những sự kiện vừa qua đã “củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Đó là một sự khoe khoang khá liều lĩnh, bởi vì kết quả rõ ràng nhất về trọng tâm mới của Tổng Bí thư đối với văn hóa quản lý của Việt Nam là làm tê liệt quá trình ra quyết định trong toàn bộ bộ máy hành chính. Kết quả không lường trước này đã được Michael Tatarski tường thuật đặc biệt trong bản tin Vietnam Weekly của ông ấy...
Lần đầu tiên trong lịch sử ban tuyên giáo CSVN lại do một tay võ biền, gốc du kích ruộng lên làm lãnh đạo. Nhớ không lầm thì ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X, ông Triết… thảy đều xuất thân du kích ruộng. Tức là không phải hễ du kích ruộng đều là “dốt”, là giáo điều. Ông Kiệt, ông Ba X… là những người tuy học vấn thấp nhưng kiến thức ở tầm cao. Những năm Việt Nam phát triển “đẹp” là những năm ông Kiệt, ông Khải, ông Ba X cầm tay lái. Theo tôi, nếu đảng CSVN không đưa một tay du kích ruộng, vừa võ biền, vừa giáo điều lên nắm tuyên giáo thì sẽ không có những vụ “tầm xàm” kiểu “cúp điện” buổi trình diễn Khánh Ly với chủ đề “Mùa thu Hà Nội”.
Họ quần quật bốc vác sắt thép, phụ hồ trộn bê tông khuân cột xi măng trên công trường. Trồng trọt trong trang trại. Tận tụy chăm sóc người già, chăm chút bữa ăn cho gia đình người khác trong khi chính con cái mình ở nhà thèm đến đứt ruột một bữa cơm mẹ nấu. Nước mắt, mồ hôi, máu, cả tủi nhục. Nhưng họ chịu đựng tất cả để có một ngày thực hiện được những gì đã ước mơ. Cho dù ước mơ đó chỉ là miếng cơm manh áo cho gia đình, nhưng ai dám cười nó không cao cả và vĩ đại?
Tao còn lạ gì chúng mày phản động, thế lực thù địch, diễn tiến hòa bình, vào nét, phây búc, mạng xã hội, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vi phạm các điều 79, 258 và 331 luật hình sự, mưu toan lật đổ chính quyền cách mạng. Tao còn đang điều tra chúng mày a dua dinh líu đến vụ án tên tiến sĩ luật dạy trường Luật và đồng bọn tại Sài Gòn phạm luật 331, mới ngày 24 tháng 2 này. Liệu hồn! Chủ tịch nước mới bầu là thạc sĩ Mác-Lê, tuyên giáo gộc, xem cừu là cừu địch.
Sứ mạng (cao cả) của ông Vượng, theo như ông nói trong “Tâm Thư” là “xây dựng bằng được một thương hiệu Việt Nam cao cấp và có đẳng cấp trên thị trường quốc tế”. Thương hiệu ông Vượng muốn nói ở đây chính là ô-tô Vinfast mà đại diện hiện nay là 2 mẫu VF8, VF9. Hai mẫu LUX A 2.0, LUX SA 2.0 đã chính thức được ông Vượng khai tử, chuyển qua xe điện VF8, VF9. Không đi sâu vào nội dung của “Tâm Thư” bởi nếu (chịu khó) đọc, sẽ thấy nó cũng chẳng khác gì hầu hết diễn văn của các lãnh đạo CSVN với những lời hoa mỹ, rổng tuếch, mị dân, khoác lác, những lời cam kết, những kế hoạch không bao giờ được thực hiện...
Nhìn quanh thế giới ngày nay còn bao nhiêu quốc gia đi theo đường lối cộng sản, chỉ có Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba và Việt Nam, trong khi hầu hết đều chọn cho mình một hướng đi khác để dẫn dắt dân tộc, thậm chí xã hội Việt Nam ngày nay còn thua cả quốc gia láng giềng CPC nếu xét theo khía cạnh tự do, dân chủ và nhân quyền, thế nhưng một tên lãnh đạo ở vị trí thứ ba quyền lực mới lên lại phát biểu là sẽ kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác – Lê, điều đó không những ngoan cố mà còn là một sự xuẩn động cố tình nhằm tiếp tục cầm quyền cai trị
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.