“Mây đen phủ kín bầu trời”

Phạm Minh Vũ
Cho đến giờ phút này, ta phải thừa nhận với nhau rằng tất cả các kịch bản chống dịch đã sụp đổ. Thất bại lẫn nhục nhã nó thay cho ngạo nghễ và tự hào. Chẳng ai còn thấy sự ngạo nghễ nó treo trên những khuôn mặt của quan chức, thay vào đó, là sự lạnh lùng, của những người không có trái tim.
Ở các quốc gia dân chủ, chính sách công luôn đóng vai trò hiệu quả, đảm bảo cho những cân bằng xã hội. Chính sách công sở dĩ hiệu quả bởi có yếu tố quyền làm chủ của người Dân. Lấy dân làm trung tâm phụng sự. Nó hiệu quả khi ở trong một môi trường có thiết chế chính trị dân chủ. Bởi thế, khi ta thấy cũng là dịch bệnh trên toàn cầu, nhưng chưa có quốc gia nào lại viết nên liên tiếp các câu chuyện buồn như chúng ta chứng kiến những ngày vừa qua.
Khi đại dịch hay thảm họa xảy đến, việc đầu tiên ngoài lên một kế hoạch tổng thể nguy cơ để đối phó thì hậu quả sẽ được tính đến. Chúng ta không nói đâu xa xôi như Châu Âu hay các quốc gia Nhật Hàn, ta thấy ngay như Thái Lan họ cũng tính được hậu quả nên ngân khố mở ra ngay để ngăn chặn một cuộc thảm họa nhân đạo. Các gói hàng tỷ đô la liên tiếp tung ra, vậy nên chẳng có cuộc “tháo chạy tán loạn” như ở Saigon ta thấy.
Chính phủ Việt Nam sau hơn một năm vẫn còn đi trên mây, các lãnh đạo vẫn gặp nhau và dụi cho nhau những lời tụng ca ngạo nghễ, bởi thế khi đăng đàn ai cũng lâng lâng trên mây. Khi họ đối mặt thật sự với thảm họa thì chính phủ đã giương cờ trắng đầu hàng, mặc kệ con dân chới với giữa bão dịch. Mặc kệ doanh nghiệp lụi tàn trên sự ngạo nghễ.
Sự lúng túng và thiếu nhất quán do đầu não chỉ huy đầu hàng nên mạnh ai nấy chạy, các địa phương mỗi tỉnh làm mỗi kiểu. Khi chính phủ giương cờ trắng thì đương nhiên nhân dân là nạn nhân đầu tiên vì những cách chống dịch cực đoan loạn xì ngầu ấy. Họ- là dân nghèo lao động đâu ai giàu có gì, ở lại thì chết đói, mà đi cũng còn lắm chông gai, không còn tiền tích luỹ, nên phải tháo chạy nơi họ sống và làm việc, mà vẫn chưa yên vì tỉnh vui thì nhận, buồn thì từ chối. Dân chới với.
Có thể nói rằng, sự tháo chạy ấy chính là kết quả sự ngạo nghễ quá trớn. Khi nhân dân đã lâm vào đường cùng.
Có những câu chuyện kể ta ta không thể cầm lòng được vì xót xa và day dứt - vì ta có lương tâm.
Nhưng, điều khó hiểu rằng chính phủ, đại biểu Quốc hội cũng vừa mới họp xong, song chẳng ai dự liệu được một thảm hoạ đang xảy ra đối với toàn đất nước đó là nhân đạo lúc này, khi người dân hỏi ôtô và máy bay đâu sao không đi đón dân về mà để họ đi bộ hàng ngàn km, đạp xe đèo nhau trên xe máy? Và xa hơn là thảm họa khi tiền trong dân không còn, thất nghiệp toàn xã hội là cực kỳ nguy hiểm sẽ nãy sinh ra bao hệ lụy xấu. Câu hỏi đặt ra là Công ty bao giờ mở cửa? Nhà máy xí nghiệp bao giờ mới hoạt động lại? Tất cả các đại biểu quốc hội, quan chức từ TW tới địa phương không hề đem ra nghị trường bàn thảo.
Có một điều làm tôi căm phẫn, khi toàn nhân dân đối diện với các thảm họa ấy mà họ không lo, không nhắc, lại đi chốt một con số tiền vay 134 tỷ đô la. Ăn mày quá khứ để vay nợ tương lai, một sự vô liêm sỉ đến bất nhân.
Khi Quốc hội họp bàn đi vay, trong hội trường đầy hoa và khẩu hiệu Do Dân-Vì Dân ấy, họ lại bàn tán với nhau về quốc gia nào dễ mua quốc tịch hơn, ngân hàng nước nào gửi an toàn hơn bảo mật hơn. Và làm sao chia số tiền vay ấy cho thật đều... thì bên ngoài trời mây đen bao phủ, vây kín những mảnh đời thiêu thân suốt ngày lầm lũi còng lưng để trả nợ, họ rồng rắn nối đuôi bám theo nhau trở về quê, với một tương lai không mấy khả dĩ, mờ mịt u tối, vì mai rồi không ai dám chắc trời sẽ lại sáng.
Dân cứ thế lao suốt giữa trời tối đen như mực, và quan vẫn đang yên giữa giấc ngủ sau bữa ăn đầy kẻ hầu người hạ, phảng phất mùi rượu ngoại xa xỉ trong dinh thự uy nghi đầy đèn sáng rực một khoảng trời đêm.
Giữa trời tối đen như mực ấy, người ta cứ thế mà chạy trong sức cùng lực kiệt, trong vô vọng, chẳng ai thấy và hi vọng sẽ tìm được ánh bình minh....
Gửi ý kiến của bạn