Nói Về Một Cuộc Cách Mạng Hướng Thượng (P1)

16 Tháng Sáu 20219:10 CH(Xem: 799)

                      Nói Về Một Cuộc Cách Mạng Hướng Thượng (P1)

 

istockphoto-985185012-612x612                                                                       Hình iStock



Trần Công Lân



Hướng thượng ở đây không phải hướng về chúa, phật hay thượng đế. Hướng thượng chỉ là đi lên, tiến lên một bước nữa trong đời sống, trong xã hội, trong suy nghĩ của một con người để đóng góp cho nhân loại được hòa bình, hạnh phúc hơn chứ không phải làm gia tăng bản ngã, ham muốn của cá nhân.

Tại sao nước Mỹ tiến bộ? Tại sao ai cũng muốn đến nước Mỹ, nếu không là du học thì cũng là làm ăn, tìm hiểu (du lịch). Vậy nước Mỹ có gì đặc biệt?

Trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, 17-9-1787 có ghi (Article I, section 8): " Quốc hội có quyền thăng tiến sự phát triển khoa học và nghệ thuật bằng cách bảo toàn thời gian ấn định cho tác giả và người phát minh có quyền về sự khám phá của họ".

Về mặt khoa học, kỹ thuật thì quyền lợi của người sáng chế là 20 năm. Bất kỳ cá nhân hay công ty nào sử dụng sẽ phải trả một số tiền hay chia xẻ lợi tức cho người sáng chế. Sự kiện này đã xảy ra từ 1641 khi Samuel Winslow được toà án Massachusetts xác định quyền sử dụng phương pháp khai thác muối trong vòng 10 năm.

Từ đó, những người dân Mỹ đứng trước lãnh thổ rộng lớn mà thiếu nhân lực, kỹ thuật nên đã cố gắng phát minh các máy móc, dụng cụ để cải tiến đời sống con người. Mỗi năm có hàng trăm ngàn đơn xin bằng sáng chế nộp tại Mỹ.

Phát minh không hẳn là một cái gì hoàn toàn mới. Đa số là sự cải tiến những gì đã có nhưng thay vì sửa đổi chút một thì mất công mà không đáng. Bằng phát minh đòi hỏi sự nhảy vọt, vượt trội hơn những gì đã có từ trước. Chính vì thế cứ khoảng mỗi thập niên là nền kinh tế Mỹ đổi khác chính vì dụng cụ, phương pháp, kỹ thuật… đã thay đổi mau lẹ.

Để đáp ứng nhu cầu kinh tế, lợi nhuận, các nhà phát minh đã bắt tay sản xuất trước khi bằng sáng chế được chấp thuận, thường là mất hơn 5 năm cứu xét để chấp thuận nếu không bị kiện cáo sau đó. Sau 20 năm thì sáng kiến sẽ trở thành tài sản chung của xã hội (public properties) và ai cũng có thể sử dụng mà không phải trả tiền cho người phát minh.

Nhưng mọi phát minh có phải đều hướng thượng hay không?

Không hoàn toàn như vậy.

Lúc đầu là vì sự cải thiện đời sống của con người. Nhưng rồi sau là vì quyền lợi kinh tế. Và khi khoa học- kỹ thuật (đòi hỏi sự chính xác) phải phối hợp với nghệ thuật (art) là sự trừu tượng, uyển chuyển, mơ hồ, nhập nhằng… thì hỗn loạn xảy ra.

Thí dụ một nhạc sĩ A sáng tác một bản nhạc "top hit" A-1, có nhãn hiệu trái táo "tròn", bán chạy bạc triệu (dĩ nhiên có xin bản quyền). Một nhạc sĩ B, kém khả năng hơn, muốn cạnh tranh cũng nhái lại bản nhạc khác có âm điệu và lời nhạc "hơi hơi" giống như A-1 hay có nhãn hiệu trái táo "méo". Dĩ nhiên nhạc sĩ A sẽ kiện B vì làm thiệt hại thương vụ của mình.

Hoặc như Trung Cộng ăn cắp (hack) các phát minh, kiểu mẫu về phi cơ, thuốc men, điện thoại… của các nước Tây phương để… “hướng thượng”?

Tuy rằng hiện nay các nước đã phối hợp nhau để cùng thỏa thuận về quy ước cho sự phát minh theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng tại mỗi quốc gia đều có luật riêng.

Và đó là vấn đề: Thượng tôn pháp luật. Nhưng pháp luật vẫn có thể bị bẻ cong bởi miệng lưỡi của luật sư (Mỹ) hay của chế độ chuyên chính độc tài (Trung Cộng).

Khi các nhà khoa học, kỹ sư cặm cụi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để hoàn thành bản mẫu, họ đã ghi nhận lại tiến trình thực nghiệm. Tài liệu này sẽ giúp khi nộp đơn xin bằng phát minh vì xác định ngày tháng nhà phát minh đã phát kiến vấn đề cần giải quyết. Ngày khởi công sẽ đánh giá ai là người đầu tiên có ý định và sẽ được ưu tiên cấp bằng nếu thành công. Cho dù nếu A có chậm hơn B nhưng vì khởi công trước thì A vẫn được coi như tiên phong trước B mặc dù B đã thành công đưa ra thị trường.

Quy luật phát minh đòi hỏi người có sáng kiến phải trình bày rõ ràng để một kỹ thuật gia bình thường cũng có thể dựa theo đó để thực hiện sản phẩm. Vì thế sự bảo mật rất quan trọng. Các công ty, đại học, viện nghiên cứu có thể rình rập mua chuộc người, tin tức để vượt lên, qua mặt, sản xuất mặt hàng trước đối phương.

Nếu chỉ giản dị như vậy thì đã không có vấn đề. Nhưng vì con người có lòng tham. Người có thực tài thì ít mà tài lanh thì nhiều.

Khi một sản phẩm hữu dụng được phát minh thì sẽ có hàng trăm sản phẩm "nhái lại" do các nhà "phát minh" cóp nhặt chạy theo để hưởng lợi. Tuy không đầy đủ, chính xác, hữu dụng như sản phẩm chính gốc nhưng vì bán rẻ, vừa đủ xài… nên vẫn là thị trường tiêu thụ cho những người dân ít tiền nhưng tạo ra vấn đề khác là xả rác, tạo những công việc không lâu bền nên phí phạm nhân lực.

 

Hướng thượng là hướng về đâu trong đời sống thực tế?

Bạn là một nhà kinh tế thì sẽ phát triển kinh tế như thế nào?

Bạn là một nhà giáo dục thì sẽ phát triển giáo dục như thế nào?

Bạn là một nhà văn hóa thì sẽ phát triển văn hóa như thế nào?

Bạn là một nhà chính trị thì sẽ phát triển chính trị như thế nào?

Bạn là một nhà khoa học thì sẽ phát triển khoa học như thế nào?

 

Có muôn ngàn hướng để đi lên. Vậy khi nào rẽ trái, rẽ phải? Khi nào ngừng để kiểm soát?

Khi hướng thượng là sức ly tâm thì kinh tế không phù hợp với chính trị, giáo dục không thích hợp với văn hóa. Khi hướng thượng chỉ là phát minh về khoa học, kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế mà luật pháp, giáo dục không theo kịp thì sẽ xảy ra những hậu quả mà kinh tế toàn cầu cùng với trật tự thế giới mới chỉ đem lại những xáo trộn không cần thiết… và như vậy là phân hóa, không hội tụ thì còn gì là xã hội, quốc gia. Vậy thì đâu là sức hướng tâm? Hướng thượng mà không quy tụ về một mối thì đâu có thể gọi là hài hòa, hạnh phúc, cùng nhau xây đắp quê hương, dân tộc. Còn đâu là nhân loại chung sống trong một môi trường duy nhất: trái đất.

Khi làm việc trong một tổ chức, tất có ý kiến khác biệt, có sự phê bình (không phải chỉ trích) phải có lý do (so sánh, chọn lựa, đề nghị thay đổi). Khi một sinh hoạt trong tổ chức mà không có phê bình thì tổ chức đã chết rồi.

Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”.

Khi nào biết mình phải giữ vững lập trường? Khi nào phải thay đổi? Đó là công phu tu dưỡng của bạn chứ không phải lấy quyền thế để quyết định.

Nếu bạn là cấp lãnh đạo, bạn phải biết đi về đâu? Mục đích gì? Bao nhiêu điều lợi? Bao nhiêu điều hại? Nếu thay đổi thì như thế nào? Nhân sự dưới quyền có thể đảm đương được nhiệm vụ giao phó hay không? Hướng thượng không phải là ra trận thí quân để đạt mục tiêu. Đó là sự xây đắp ngôi nhà với từng viên gạch. Đặt một viên gạch sai là cả bức tường méo, sẽ làm sụp đổ cả ngôi nhà.

Nếu bạn là thuộc cấp, bạn có đủ can đảm lên tiếng phê bình cấp lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của bạn không? Nếu tổ chức của bạn không chấp nhận phê bình thì bạn sẽ phản ứng ra sao? Bỏ đi hay ở lại tiếp tục "tuân lệnh"? Đó cũng là công phu tu dưỡng của bạn.

Cũng chẳng vì muốn "hướng thượng" mà không có ý kiến, không biết làm sao, nên chắc ăn là đi hỏi "thầy" (vị lãnh đạo tôn giáo, linh mục, thượng tọa…). Nhưng gặp thời buổi mạt pháp thì tôn giáo suy đồi, còn đâu mà hướng thượng khi các vị lãnh đạo tôn giáo còn sa lầy.

 

         TCL

Tháng 12 năm 2020
 (Việt lịch 4899)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!