Năm 2018, người ta tính ra năng suất lao động của người Việt kém người Singapore 13,7 lần; kém Malaysia 5,3 lần; kém Thái Lan 2,7 lần và kém Indonesia 2,2 lần. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế gia công không phải là nền kinh tế tri thức, vậy nên của cải mà người dân trong độ tuổi lao động của Việt Nam làm ra có nguy cơ không gánh nổi những người già của đất nước.
Mỗi một quốc gia chỉ có một giai đoạn ở cơ cấu dân số vàng mà thôi, sau thời kỳ dân số vàng là đến thời kỳ dân số già. Những nhà hoạch định chính sách giỏi là phải tận dùng thời kỳ dân số vàng để đẩy nền kinh tế đất nước vượt bẫy thu nhập trung bình. Khi vào được nhóm các quốc gia tiến bộ thì lúc đó dân số già, tuy dân số già nhưng năng suất lao động của người dân được nâng cao nên nhà nước vẫn đủ sức gánh vác được lớp người già của đất nước.
Đất nước có dân số già là đất nước có số người trong độ tuổi động ít nhưng số người già thì nhiều. Lẽ ra nước có dân số già phải tăng thời gian lao động thì mới đủ để gánh thành phần người già chứ? Tuy nhiên các nước giàu họ không hề tăng giờ làm mà thậm chí còn giảm giờ làm nữa. Những nước này họ tăng năng suất lao động của người dân. Tựa như đất nước Singapore vậy, họ đã xây dựng được nền kinh tế tri thức thành công để của cải làm ra được dồi dào và từ đó nhà nước có dư tiền để trợ cấp cho người ngoài độ tuổi lao động. Ví dụ Thụy Điển quy định làm việc 6 giờ/ngày, còn Phần Lan quy định làm việc 4 ngày/tuần, tuy nhiên hai quốc gia này có chế độ an sinh xã hội tốt thuộc hạng bậc nhất thế giới.
Đứng trước một thực trạng cơ cấu dân số già đi, thì hoặc là quốc gia đó quy định tăng thời gian làm việc cho người lao động hoặc đẩy năng suất lao động toàn dân lên. Đối với Thụy Điển và Phần Lan thì họ chọn cách đẩy năng suất lao động người dân lên thật cao, tuy nhiên với năng lực ĐCS thì họ không thể không thể làm nổi việc đó. Cách duy nhất mà CS có thể làm là tăng thời gian làm việc của người lao động. Năng suất lao động của người Việt thua rất xa các nước trong khu vực thì làm sao họ tăng năng suất lao động toàn dân được? Bất lực thôi.
Hiện nay có 3 cách tăng thời gian lao động: Thứ nhất là tăng giờ làm mỗi ngày, ví dụ tăng lên 9 giờ/ngày thay vì 8 giờ/ ngày; Thứ nhì là tăng số ngày làm mỗi tuần, vị dụ như quy định làm 6 ngày/ tuần thay vì làm 5,5 ngày/tuần như hiện nay; Thứ ba là tăng tuổi nghỉ hưu. Cách thứ nhất và thứ nhì không khả thi vì nó dễ bị xã hội lên án, vậy nên hiện nay ĐCS đã chọn cách thứ 3, đó là tăng tuổi hưu.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động bắt đầu được tăng lên theo lộ trình, và cuối cùng tuổi hưu của nam giới sẽ tăng thêm 2 năm vào năm 2028 và nữ giới tăng thêm 5 năm 2035. Rõ ràng ĐCS đã buộc người dân làm nhiều hơn và phải hưởng ít hơn, đây là một hình thức bóc lột toàn dân. Mà thật ra người dân Việt Nam họ hưởng những gì của họ chứ không phải của nhà nước. Để có lương hưu thì lúc còn trong độ tuổi lao động người dân Việt phải trích từ lương của họ ra đóng vào cho nhà nước chứ không phải như nhiều nước khác là nhà nước trích từ ngân sách ra trợ cấp cho dân. Tăng tuổi hưu thì nhà nước thu nhiều hơn nhưng lại chi ít hơn. Đây là một thủ đoạn trục lợi trên đầu toàn dân một cách rất tinh vi.
Ngày 7/6 trên tờ Vnneconomy có bài viết “Đề xuất tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện lên 30%”. Mục đích của việc tăng hỗ trợ này là để dụ thêm càng nhiều người dân đóng bảo hiểm xã hội càng tốt, mục đích là để tăng quỹ bảo hiểm xã hội lên thật nhiều. Đằng nào thì tuổi hưu của nam giới cũng bị cắt đi 2 năm và của nữ giới sẽ bị cắt đi 5 năm, khi đó quỹ bảo hiểm xã hội dư ra một khoản tiền rất lớn tha hồ mà đớp. Muốn nhử 100 triệu dân thì phải có “mồi thơm”, khoản tăng trợ cấp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 10% lên 30% chính là miếng mồi thơm đó.
Năng lực quản lý đất nước rất yếu, tuy nhiên thủ đoạn bóc lột toàn dân thì vô biên, đó mới chính là ĐCS. ĐCS đã xây dựng “đỉnh cao trí tuệ” của nó theo cách như thế đấy. Khốn nạn!
Gửi ý kiến của bạn