Khi Lưỡng Đảng Đối Lập Không Thống Nhất (P2)

02 Tháng Sáu 202110:16 CH(Xem: 839)

                    Khi Lưỡng Đảng Đối Lập Không Thống Nhất (P2)


1_2 New york                                                                 Hình Internet



Trần Công Lân




Tự do tôn giáo

Nghe thì có lý lắm vì thuở lập quốc, các nhà sáng lập nước Mỹ cũng chưa giải quyết được vấn nạn tôn giáo (Là gì? Tại sao xuất hiện? Nhu cầu của con người, xã hội...) nên chấp nhận "in the God we trust" (vì lúc đó chỉ có Công Giáo: Christian, Evangelical) trong Hiến Pháp. Họ đã không nhìn thấy sau này các người di dân đã đem tôn giáo riêng của họ đến đất Mỹ và trong đó Hồi Giáo đã có hệ phái với mầm mống quá khích (gây chiến tranh tôn giáo để chinh phục toàn cầu) và sau thế chiến thứ hai thì hiểm hoạ Trung Đông xuất hiện với sự lập quốc của người Do Thái tại trung tâm các nước Ả Rập mà Hồi Giáo và Do Thái Giáo có lịch sử xung đột truyền kiếp. Cũng như khi lập quốc, nước Mỹ chưa có nạn kỳ thị. Sự tiêu diệt dân da đỏ coi như sự tự vệ. Nhưng sau này cuộc nội chiến vì vấn đề nô lệ Phi Châu đã để lại vết thương kỳ thị chủng tộc ăn sâu vào dân Mỹ trắng tại các tiểu bang miền Nam. Nạn kỳ thị sau 300 năm vẫn chưa chấm dứt thì biến cố 9/11 đưa đến sự kỳ thị Hồi Giáo. Khi chủ trương của lưỡng đảng không phải giải quyết tận gốc vấn đề mà để dùng như sân khấu tranh giành quyền lực: lợi dụng mọi xung đột để lôi kéo sự ủng hộ của người dân mỗi mùa bầu cử.

Khi các nhà chính trị, ông toà đặt tay lên Kinh Thánh để tuyên thệ nói thực, thực lòng phục vụ nhân dân, tổ quốc thì khi người khác đặt tay lên kinh Koran để tuyên thệ tương tự cho cùng một tổ quốc, nhân dân Mỹ thì cái gì sẽ xảy ra?

Hạn chế di dân

Nước Mỹ là quốc gia thành lập bởi những người di dân, những người nghèo, cùng khổ, hết đất sống tại Âu Châu đành phải liều lĩnh đi tìm đất mới. Khi tìm ra châu Mỹ (Bắc Mỹ) thì đất quá rộng, khai thác không xuể nên phải mua nô lệ từ Phi Châu sang. Các người di dân tiếp tục đến Mỹ qua hình tượng Nữ Thần Tự Do tại Nữu Ước. Luật hạn chế di dân có từ 1917. Nước Mỹ khai thác di dân qua 2 mặt: chất xám và sức lao động để phát triển kinh tế. Là những người nghèo khổ đến Mỹ, nếu có trí óc sẽ phát huy để xây dựng đời sống mới. Nếu là người thường thì cũng cố lao động, làm đủ mọi việc để con cháu có tương lai sau này. Giấc mơ làm giàu trên đất Mỹ (American dream) được nhét vào đầu của mọi người di dân nhưng không ai để ý "chủ nhân" của đất Mỹ (người da đỏ) bị cô lập, bạc đãi và giam lỏng tại những khu vực hẻo lánh. Tại sao nước Mỹ đấu tranh cho nhân quyền trên khắp thế giới mà ngay tại sân sau (back yard) thì lại quên dân da đỏ (Native American). Trong khi nước Úc đã phải công nhận sự hồi phục người thổ dân (Aboriginal people) như là công dân Úc và được hưởng mọi quyền lợi như dân da trắng. Vậy tại sao nước Mỹ (các chính trị gia) còn tránh né?

Câu hỏi: Tại sao Mỹ (chính phủ, quốc hội) không giải quyết vấn đề di dân bất hợp pháp tại biên giới? Hãy nhìn vào quyền làm chủ (private ownership): nếu dân Mỹ làm chủ thì ai làm công? Ai lau chùi cầu tiêu, dọn dẹp cửa hàng, làm vườn, rửa chén nhà hàng, khách sạn, khuân vác, hái rau trái nơi nông trại?

Dĩ nhiên có người di dân hợp pháp. Họ được huấn luyện về đời sống xã hội Mỹ, học ngôn ngữ, tập tục, tìm việc làm, nơi cư ngụ... và dĩ nhiên họ biết quyền lợi, bổn phận của họ như một công dân Mỹ. Và như vậy họ sẽ tìm cách tiến thân chứ không bao giờ chịu làm công (lao động suốt đời). Chỉ có người di dân lậu, sợ bị bắt trả về xứ thì mới chịu sự bóc lột, hà hiếp của các chủ tiệm, công ty, nông trại.... Có như vậy, xã hội Mỹ mới có sản phẩm rẻ (rau, trái, nông phẩm) và khi giàu có thì dân Mỹ có tiền ủng hộ các sinh hoạt chính trị. Các nhà chính trị Hành Pháp và Lập Pháp biết vậy nên chẳng thật tâm giải quyết vấn nạn di dân cho đến khi có nạn khủng bố (sự đe doạ của nạn buôn lậu ma tuý không thức tỉnh giới chính trị Mỹ) và vấn đề di dân trở thành khúc xương mắc cổ cho nền kinh tế và chính trị Mỹ.

Cứ nói về hạn chế di dân (hợp pháp) thì giới thương mại, các công ty hay nông trại ai sẽ có quyền ưu tiên? Tại sao tại các Âu Châu hay Nhật khi có người thất nghiệp thì có tổ chức đưa người về nông trại (luôn luôn thiếu nhân lực) làm việc. Nhưng tại Mỹ thì người thất nghiệp luôn luôn đòi hỏi việc làm tốt hơn (vì không muốn làm công việc tạm bợ) và không muốn xuống cấp (làm việc ít quyền lợi, giá trị) cho dù không có năng khiếu (skill) chuyên môn. Khi người bản xứ (dân Mỹ) không chịu làm thì phải cho di dân đến để làm thay vì họ sẵn sàng làm bất cứ công việc gì trên đất Mỹ. Vậy thì tại sao hạn chế di dân (hợp pháp)? Nhưng lại không (quyết tâm) ngăn chặn di dân bất hợp pháp?

Cắt giảm các quy định kiểm soát trong kinh tế

Trong xã hội dân chủ nếu để các sinh hoạt kinh tế phát triển tự do (làm giàu) mà chính quyền đừng can thiệp nghe ra có lý lắm nhưng thực tế không phải vậy. Các nhà kinh tế thị trường (tư bản) hở miệng ra là nói đến "cung" và "cầu" cho có vẻ trí thức chứ thực ra chỉ là "Tham-Sân-Si" mà thôi. Kinh tế là thương mại và tài chính. Thương mại là buôn (mua) và bán lấy lời để kiếm sống. Khi chưa đủ kiếm sống thì con buôn làm đủ mọi cách để lấy lòng khách hàng qua quảng cáo. Nhưng khi đủ sống thì lại muốn giàu thêm và phát sinh các trò xảo thuật (coupons, fine print, credit, voucher, points return...); những khi có xung đột giữa công ty và khách hàng thì ai sẽ thắng? Cá nhân có đủ phương tiện (cố vấn pháp luật, luật sư, thời gian...) để tranh tụng với công ty? Khi công ty bị ăn cắp tin tức (hacker) về khách hàng thì khách hàng có thể làm gì với sự vô trách nhiệm của công ty? Hay chính công ty (ngân hàng) đem lý lịch, hồ sơ của khách hàng đem bán cho các công ty khác khai thác (tài chính, sức khoẻ, lịch sử hoạt động...) mà nếu không có chính quyền can thiệp thì ai có thể ngăn chặn giới tư bản bóc lột con người? Chúng ta đã thấy các nhà làm luật bị mua chuộc bởi sự vận động của các đại công ty và chụp mũ những ai chống đối là xã hội chủ nghĩa (socialist).

Từ Saving & Loan với Junk bond thời Reagan (1983) cho đến thời Bush II (2008) khủng hoảng tài chính thì các ngân hàng được cứu trợ, các hãng máy bay được cứu trợ bạc tỷ. Dĩ nhiên các xếp lớn vẫn lãnh lương đầy đủ trong khi công ty gần sụp tiệm. Tuy được nhà nước cứu trợ nhưng các hãng, công ty vẫn sa thải nhân viên. Người còn lại phải làm gấp 2, 3 để thay thế người thất nghiệp. Như thế, cuối năm, công ty có lời và xếp lớn được thưởng hàng chục triệu. Lý do phải cứu các hãng, công ty vì đó là nơi duy trì công ăn việc làm cho người dân. Bao nhiêu người dân thất nghiệp để đổi lại sự "cứu sống" các công ty?

Cũng như sự tranh biện về giảm bớt các luật lệ kiểm soát các công ty, hãy để họ tự kiểm soát. Bằng chứng là khi các ngân hàng, công ty tín dụng (credit card), hãng máy bay, điện thoại, xăng dầu... đồng loạt lên giá, tăng lãi suất thì Quốc Hội gọi ra điều trần. Các giám đốc công ty viện cớ ABC và rồi huề tiền. Dân đen ráng chịu.

Tự do mậu dịch

Tự do mậu dịch hay tự do bóc lột? Nhớ lại thời Reagan 1983 bắt đầu với tự do mậu dịch (NAFTA). Dĩ nhiên khi thương thuyết với Canada và Mexico thì Mỹ phải đưa ra những nhân vật tài giỏi, khôn ngoan để quyết định lợi, hại. Vậy thì tại sao đến thời Trump (cũng là Cộng Hòa) thì lại huỷ bỏ, đòi làm lại? Lấy cớ là hiệp ước đã ký không công bằng cho Mỹ? Vậy hoá ra những ai đại diên Mỹ ký NAFTA là ngu xuẩn, là con nít nên để nước khác gạt hay sao? Hay là vì sau khi ký kết, các nước khác đã nỗ lực cải thiện làm ăn để kiếm lời trong khi Mỹ thụt lùi và nay đổ thừa là không công bằng (not fair)? Khi bạn không bóc lột (kiếm lời) qua mậu dịch thì đối phương sẽ thủ lợi vì thế mà Mỹ rơi vào lỗ lã (trade deficit). Nhưng vì nước Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn và có quân đội mạnh nên chẳng ai muốn gây hấn. Và đó chính là điều giới tư bản lợi dụng để lãnh đạo thế giới: làm giàu (dùng thiểu số nhà giàu như mồi nhử con người chạy theo) và mạnh (dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ kinh tế). Tất cả chuyện sản xuất (cung-cầu), môi sinh, nhân quyền ... chỉ là những mặt khác của tư bản để lũng đoạn xã hội tạo cho con người một giấc mơ hạnh phúc giả tạo vì một khi thành công thì trở thành những nhà hảo tâm (philanthropy) bỏ tiền ra làm việc từ thiện, công ích cho nhân loại. Vậy thì đích thực của giấc mơ làm giàu là gì? Vậy tự do mậu dịch để nước giàu bóc lột nước nghèo rồi cuối cùng là gì?

Khi kinh tế thất bại (qua mậu dịch) thì dân nước nghèo bỏ đi tỵ nạn kinh tế như các nước Phi Châu tràn sang Âu Châu và các nước Trung Mỹ tràn sang Mỹ. Đó là hậu quả của tự do mậu dịch hay sao? 

Thế nào là đủ? Bình sản kinh tế như Lý Đông A đã nói có giải quyết được chăng?

Cắt giảm hay loại bỏ đặc quyền, đặc lợi

Tại các quốc gia tân tiến, màng lưới an sinh xã hội được thiết lập để giúp đỡ những người không may mắn: sinh ra với tật nguyền, bệnh tâm thần hay thất bại trong đời sống có cơ hội hồi phục. Nhưng xã hội nào chẳng có kẻ lười biếng, ăn bám (nhưng đó là vấn đề giáo dục vì các nước Bắc Âu, Nhật duy trì quyền lợi cho giới nghèo mà không cần cắt giảm vì đánh thuế cao). Phải chăng sự cắt giảm các quyền này chỉ là lý do chính trị (gán cho người da màu là lười biếng, ăn bám để gây xung đột, lấy phiếu mùa bầu cử). Trong khi đặc quyền của giới ưu tú (elite) thì ai sẽ ngăn cản (như chuyện các nhà làm luật -law maker-tự động tăng lương cho mình bất cứ khi nào họ muốn)? Giả sử người dân muốn làm luật kiềm chế các dân biểu, nghị sĩ, ông toà...được đổi đảng giữa nhiệm kỳ. Hay nếu không thực hiện lời hứa khi tranh cử (phá thai, kiểm soát súng, y tế, giáo dục...) thì phải từ chức khi dân yêu cầu (petition). Nhưng chắc gì ý kiến như vậy sẽ thành luật? Vì các nhà làm luật sẽ bảo vệ nồi cơm của họ. Vậy đâu là dân chủ? Đâu là công bằng xã hội? Và như vậy Hiến Pháp 300 năm có ích gì?

Cải tổ an sinh xã hội: ai cũng biết con người muốn sung sướng, muốn làm giàu, muốn tiến bộ, muốn ăn ngon, mặc đẹp... nhưng chẳng may khi thất bại thì cần có nhà nước giúp đỡ để hồi phục. Dân nghèo thì bao giờ cũng đông hơn vì trong xã hội ít có người giỏi và khôn ngoan để làm giàu (thành công). Vậy cải tổ là giáo dục để con người có cơ hội làm lại cuộc đời, đóng góp cho xã hội chứ không phải cải tổ là cắt giảm, ép buộc kẻ sa cơ phải làm công việc không có tương lai trong khi lãnh trợ cấp xã hội. Sự nhục mạ người thất thế không giúp ích gì cho sự hồi phục của họ hay đối với những người bệnh hoạn, tâm thần. Sự cải tổ không thể thay đổi tuỳ theo đảng (Cộng Hòa hay Dân Chủ) nắm chính quyền vì đó chỉ là chiêu bài chính trị. Đó phải là vai trò tất yếu của chính quyền không phân biệt đảng phái. Trong khi giới ưu tú (elite) khi thất thế thì có bè phái, vây cánh cứu giúp, lôi kéo vào những chức vụ "ngồi chơi xơi nước" của các cơ quan công hay tư. Phải chăng đó là mục đích của làm giàu qua kinh tế và chính trị của thế giới tư bản?

Ngày nay, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Na Uy có chế độ đánh thuế nhà giàu (wealth tax) thì có ai nói là "socialist" hay không? Tại sao đặc quyền, đặc lợi của nhà giàu thì (dư xài) không cắt mà lại đi cắt đặc quyền của dân nghèo lúc nào cũng thiếu thốn mà lại không có tiếng nói. Vậy thì chính quyền hay Hiến Pháp lập ra để điều hòa sinh hoạt xã hội hay để tạo cơ hội cho "người bóc lột người"?

Trần Công Lân

Tháng 12 năm 2020 (Việt lịch 4899)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2024
Nói đến XHCN thì phải nhìn nhận VN là một quốc gia đi theo hàng chót, những quốc gia đã từng xây dựng như Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc…; người dân đã nhìn thấy những bất công, bất cấp của chế độ XHCN và họ đã mạnh dạn thay đổi, Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Tháng 10, của Lê Nin đã không còn là cộng sản mà thay vào đó là một quốc gia đi theo con đường tư bản của những tên độc tài, Đông Đức đã đập bỏ bức tường ô nhục ngăn cách hai miền để tiến đến thống nhất trong hòa bình và trở thành một quốc gia hùng mạnh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
23 Tháng Ba 2024
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
20 Tháng Ba 2024
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 2024
Việc ông Thưởng từ chức đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn chính trị mới ở Việt Nam. Kể từ Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam hồi đầu năm 2021, đã có nhiều vụ cách chức và truy tố cấp cao, trong số đó có 4 ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có Thưởng và người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc), một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo tỉnh. Việc thay thế quá nhanh hai Chủ tịch nước đặc biệt đáng chú ý, vì ông Phúc cũng bị cách chức hồi đầu năm 2023, sau khi nhậm chức chưa đầy hai năm.
16 Tháng Ba 2024
Thực tế, trái lại, cho thấy mọi cuộc cách mạng dù tiến bộ và tích cực đến đâu, đều có khuyết điểm và cần phải tu chính thêm. Hơn nữa có những cuộc cách mạng không những hoàn toàn vắng bóng những yếu tố tích cực, mà còn mang lại tại họa cho dân tộc xuyên qua nhiều thế hệ. Điển hình là các cuộc cách mạng Cộng Sản và Hồi Giáo cực đoan mà chúng ta sẽ phân tách trong bài này. Chúng ta cũng sẽ phân tách tầm mức quan trọng chiến lược của yếu tố viễn kiến trong nhận thức của những người lãnh đạo. Yếu tố viễn kiến giữ một vai trò tối quan trọng, giúp chúng ta phân biệt giữa một cuộc cách mạng có tính tiến bộ và một cuộc cách mạng mang tính phản tiến bộ, gây tai họa cho một dân tộc và đôi khi cả nhân lọai.
13 Tháng Ba 2024
Bà Đinh Thảo, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là nghiên cứu sinh ngành khoa học chính trị, hiện đang ở tại Hoa Kỳ, nói: “Tình hình dân quyền năm nay rất ảm đạm. Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần. Đến năm 2023 có thể nói là tồi tệ nhất trong suốt cả một chuỗi dài mấy năm qua.” (RFA, đài Á Châu Tự do, ngày 2023.12.22 Người dân Việt Nam cũng không được quyền ra báo, lập hội, hội họp và lập đảng chính trị đối lập như quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
12 Tháng Ba 2024
Kính mời bạn đọc xem video clip của nhà báo - bình luận gia Ngô Nhân Dụng và cô Thu Hà Nguyễn - cựu Phó Thị Trưởng TP Garden Grove về kinh tế VN cs hôm nay, những lý do nào mà ngành xuất khẩu của VN gặp phải, và lý do chính, quan trọng nhất là bởi vì lũ sâu dân, mọt nước chúng nó đều là đảng viên, phải có bôi trơn, tham nhũng thì bọn chúng nó mới chịu làm.
09 Tháng Ba 2024
Bài báo của Học viện Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng với mục đích gì và cho ai? Theo quan điểm được nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa bình”, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong nhiều năm, nhóm chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch” do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Nhưng từ giữa nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996), Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với ...
09 Tháng Ba 2024
Thật là ngây thơ khi tin rằng Trump sẽ đánh Tầu giúp Việt Nam trong khi Trump từ chối viện trợ cho Ukraine chống Nga xâm lăng. Trump chi biết có tiền và gái. Về chính trị, Trump chủ trương “Nước Mỹ Trước Hết” (America First), “Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo Da Trắng” (White Christian Nationalism), lo chuyện nội bộ, rút nước Mỹ ra khỏi Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), mang quân đội trở về Mỹ, không can thiệp vào chuyện thế giới, phục hồi chủ nghĩa không can thiệp (non-intervention) hay còn gọi là chủ nghĩa biệt lập (isolationism) vào thế kỷ XVIII và XIX và thời kỳ tiền Đệ Nhị Thế Chiến.
02 Tháng Ba 2024
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.